Sự tương đồng giữa hệ thống thiên can cổ của các vị thần Bắc Âu với 12 cung hoàng đạo?

Trong bài thơ cổ Grímnismál được trích từ sử thư Edda có đề cập tới 12 “thiên đường thần thánh” (realm) được chính tay vị thần tối cao Odin lựa chọn. 12 thiên cung/lãnh địa này thuộc về 12 vị thần Æsir (Aesir) trong “Hội đồng các vị thần” (Council of Gods).

Điều này cho thấy, 12 là một con số được ưa thích trong Thần thoại Bắc Âu.

Sự yêu thích này không có gì lạ lẫm, bởi lẽ đây là con số thường được sử dụng để chỉ sự phân chia các tháng trong năm và tính toán hướng đi của mặt trời theo quan niệm của những bộ tộc du mục phương Bắc.

Theo đó, 12 vị thần Æsir (Aesir) là chủ quản tương ứng với một tháng và biểu thị cho 12 thiên can (thiên đường thần thánh), nơi Mặt Trời đi qua hàng năm.

Sau này, thứ tự của mười hai thiên can được đem ra so sánh, đối chiếu với hệ thống cung hoàng đạo hiện đại và giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về sự liên kết giữa các Thần thoại trên thế giới với nhau.

Hệ thống bắt đầu từ thiên can đầu tiên Ýdalir, lãnh địa của thần săn bắn và cung thủ Ullr, rơi vào 23/11 hằng năm. Hiện tại, vị trí này đang tương ứng với cung Nhân Mã.

Các vị trí được sắp xếp như sau:

  1. Lãnh địa Ýdalir, cai quản bởi Ullr.
  2. Tương ứng với Nhân Mã (23/11 – 21/12)
  3. Lãnh địa Álfheimr, cai quản bởi Freyr (Frey)
  4. Tương ứng với Ma Kết (22/12 – 19/1)
  5. Lãnh địa Valaskjálf, cai quản bởi Váli/Odin
  6. Tương ứng với Bảo Bình (20/1 – 18/2)
  7. Lãnh địa Sökkvabekkr, cai quản bởi Sága.
  8. Tương ứng với Song Ngư (19/2 – 20/3)
  9. Lãnh địa Glaðsheimr, cai quản bởi Óðinn (Odin)
  10. Tương ứng với Bạch Dương (21/3 – 20/4)
  11. Lãnh địa Þrymheimr, cai quản bởi Skaði (Skadi)
  12. Tương ứng với Kim Ngưu (21/4 – 20/5)
  13. Lãnh địa Breiðablik, cai quản bởi Balðr (Balldr)
  14. Tương ứng với Song Tử (21/5 – 21/6)
  15. Lãnh địa Himinbjörg, cai quản bởi Heimdallr
  16. Tương ứng với Cự Giải (22/6 – 22/7)
  17. Lãnh địa Fólkvangr, cai quản bởi Freyja (Freya)
  18. Tương ứng với Sư Tử (23/7 – 22/8)
  19. Lãnh địa Glitnir, cai quản bởi Forseti
  20. Tương ứng với Xử Nữ (23/8 – 22/9)
  21. Lãnh địa Nóatún, cai quản bởi Njörðr (Njord)
  22. Tương ứng với Thiên Bình (23/9 – 23/10)
  23. Lãnh địa Landvidi, cai quản bởi Víðarr (Vidar)
  24. Tương ứng với Bọ Cạp (24/10 – 22/11)

Thiên can đầu tiên là thung lũng cây thủy tùng Ýdalir, thuộc về Ullr (hay Wulþuz trong tiếng đức cổ có nghĩa là “vinh quang”).

Thiên can bắt đầu vào ngày 31/11, hiện tương ứng với cung Nhân Mã.

Ullr là thần công lý, cung thủ, tiễn thuật và đấu tay đôi. Ông là con riêng của nữ thần ngô và sự phì nhiêu với mái tóc vàng Sif, vợ của thần sấm Thor (Þórr). Tuy nhiên, việc ông là con của Sif với vị nam thần nào không được đề cập rõ ràng.

Ullr rất thích trượt tuyết và là người sáng chế ra ván trượt tuyết. Bên cạnh đó, ông còn là vị thần của cung thủ, tiễng thuật với cung tên được làm bằng gỗ cây thủy tùng bách phát bách trúng.

Lãnh địa của Ullr, Ýdalir, còn được gọi là thung lũng cây thủy tùng, chất liệu chính làm nên cây cung thần thánh, gắn liền với hình tượng thần cung thủ của ông.

Ullr sau này kết hôn với nữ thần của mùa đông, săn bắn và núi tuyết Skaði, vợ cũ của thần biển và gió Njörðr.

Thiên can thứ hai là vùng đất ánh sáng, một trong chín đại thế giới nằm trên cây tần bì Yggdrasil: Álfheimr. Đây là vùng đất thuộc về Freyr (Frey)

Thiên can bắt đầu vào ngày 22/12, hiện tương ứng với cung Ma Kết.

Freyr (Frey) là vị thần của mặt trời, ánh sáng, mưa, sự màu mỡ và phì nhiêu. Ông là anh trai sinh đôi của thần tình ái Freya và là con trai của thần biển cả Njörðr.

Freyr là một trong những vị thần quan trọng nhất trong thần thoại Bắc Âu. Ông vốn là một vị thần Vanir, một nhóm thần khác có liên quan đến sự phì nhiêu và sự phì nhiêu và phồn vinh, đứng đầu là thần biển cả Njörð.

Các vị thần Vanir và Æsir (Aesir) vốn sống chung với nhau trong hòa bình, cho đến khi nữ thần của vàng Gullveig khiến cho các vị thần Aesir nổi giận vì bản tính tham lam của mình.

Gullveig yêu vàng và suốt ngày lải nhải về vàng. Để khỏi phải nghe bà nói chuyện, các vị thần Æsir đã trói Gullveig lại và dẫn nữ thần đến cung điện của Óðinn. Sau đó, họ dùng g|áo đâm nhiều nhát vào người Gullveig rồi vất lên dàn hỏa th|êu ba lần, nhưng lần nào bà cũng hồi sinh.

Nghe được tin này, các vị thần Vanir cảm thấy bị xúc phạm và đòi các thần Æsir phải bồi thường cho việc hành hạ Gullveig.

Tuy nhiên, các thần Æsir từ chối nên chiến tranh đã nổ ra giữa hai nhóm thần. Cuộc chiến kéo dài trong vòng 10 năm ròng rã, cho đến khi Odin quyết định đứng ra giảng hòa và đồng ý với yêu cầu của các vị thần Vanir.

Nghi lễ đình chiến được diễn ra tại Asgard. Tại đây, hai nhóm thần cùng nhau nhổ nước bọt vào một cái bình. Từ nước bọt trong bình, thần của sự khôn ngoan Kvasir – kết tinh của hai nhóm thần thánh tối cao được sinh ra.

Sao đó, hai bên tiếp tục trao đổi con tin như một lời hứa hòa bình. Vị thần đứng đầu nhóm thần Vanir, Njörðr cùng hai người con sinh đôi của mình là Freyr và Freyja được đưa sang nhóm thần Æsir làm con tin. Đổi lại, nhóm thần Vanir nhận được Hœnir (Vili), em trai của Óðinn và vị thần thông thái Mímir.

Freyr được coi là “vị hôn phu” và tình nhân đầu tiên của em gái mình, nữ thần tình ái Freya. Tuy nhiên, khi chuyển sang sống với các thần Aesir, hôn thú này đã bị phá bỏ do các thần Aesir không đồng ý với việc kết hôn trong họ hàng.

Việc kết hôn giữa họ hàng và các anh chị em với nhau là “phong tục” bình thường trong thị tộc thần Vanir, nhưng các thần Aesir không chấp nhận điều đó.

Giống như em gái mình, Freyr cũng là thần của sự phì nhiêu và màu mỡ. Con vật thiêng của ông là con lợn.

Freyr cũng là vị thần của mặt trời, cụ thể hơn là ánh nắng ấm áp. Vào ngày Freyr mọc chiếc răng đầu tiên của mình, ông đã được ban tặng vùng đất ánh sáng Álfheimr, một trong chín đại thế giới trên cây tần bì Yggdrasil.

Như tên gọi của mình, Álfheimr là nơi cư ngụ của loài yêu tinh ánh sáng (Ljósálfar) và là nơi đón nhận nhiều ánh sáng nhất trên thiên giới. Álfheimr còn được gọi là “quê hương của ánh sáng.

Thiên can thứ ba chính là cung điện Valaskjalf của thần tối cao Odin.

Lâu đài Valaskjalf mái bạc vốn là cung điện thuộc về thần Odin, nơi đặt chiếc ngai Hliðskjálf. Ngồi trên đó, Odin có thể quan sát khắp chín thế giới bằng sự thông thái của mình.

Nhưng các nhà thần học lại quyết định lựa chọn thần của sự báo thù Váli thay cho Odin đại diện thiên can này.

Thiên can bắt đầu vào ngày 20/1, hiện tương ứng với cung Bảo Bình.

Váli là con trai của Óðinn với người khổng lồ Rindr. Ông được sinh ra vào đúng ngày mà thần bóng tối mù lòa Höðr g|ết anh trai mình, thần sự thật và ánh sáng trong trắng Baldr.

Chưa đầy một đêm, Váli đã lớn lên thành một người đàn ông trưởng thành. Sau đó, ông g|ết Höðr để trả thù cho cái chết của Baldr. Vì vậy, Váli còn được gọi là người trả thù cho Baldr, hoặc nam thần báo thù.

Váli sống sót qua Ragnarök. Sau Ragnarök, ông và người anh em cùng cha khác mẹ Vidar sẽ cùng nhau phục hưng sự huy hoàng của các vị thần trên cánh đồng Iðavöllr, “nơi trước đây từng là thành Ásgarðr.

Thiên can thứ tư chính là Sökkvabekkr, cai quản bởi Sága.

Thiên can bắt đầu vào ngày 19/2, hiện tương ứng với cung Song Ngư.

Sökkvabekkr (hay còn gọi là “bờ trũng”) là lâu đài của nữ thần Sága. Tại đây, bà cùng với Odin thưởng rượu ngâm thơ giữa những ngọn sóng mát, say sưa đổ đầy chiếc cốc vàng.

Đó là tất cả những gì viết về Sága trong thần thoại Bắc Âu. Có rất ít tích về bà, ngoại trừ việc bà là chủ nhân của lâu đài Sökkvabekk.

Nhiều người cho rằng Sága có thể là một vị thần tiên tri hoặc là tên gọi khác của nữ thần hôn nhân và gia đình Frigg, vợ của Odin.

Nguyên do bởi vì, chỉ có bà hoàng của các vị thần, người phụ nữ đứng đầu dòng tộc Aesir mới có thể say sưa uống “suốt cả ngày” cùng với thần Odin tối cao giữa những ngọn sóng. Frigg được phép ngồi trên ngai vàng để nhìn xuống tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới như Óðinn, vì vậy Odin rất hiếm khi cho phép một vị nữ thần nào khác hầu rượu cùng mình.

Bên cạnh đó, tòa cung điện đầm lầy Fensalir của Frigg có thể là cách gọi khác của “vùng đất trũng gần biển” Sökkvabekkr.

Thiên can thứ năm chính là cung điện thần thánh nơi các vị thần tụ họp, điện Glaðsheimr

Thiên can bắt đầu vào ngày 21/3, hiện tương ứng với cung Bạch Dương.

Odin là vị thần tối cao trong thần thoại Bắc Âu. Ông là vị thần của trí tuệ, kiến thức, chữ rune, chiến tranh, pháp thuật, thi ca, tiên tri, chiến thắng, săn bắn và cái chết.

Cùng với hai người anh em của mình, Vili và Vé, Odin đã xây dựng lên thế giới và tạo ra con người.

Để làm chủ được chữ rune thần thánh, Odin đã tự treo mình trên cây tần bì Yggdrasill suốt chín ngày chín đêm cùng ngọn giáo Gungnir cắm ở một bên mạng sườn. Những tri thức mà chữ rune mang đến đã được Odin lĩnh hội và truyền lại cho các vị thần, con người.

Sau đó, Odin đã không tiếc hi sinh một bên mắt của mình để đổi lại một ngụm nước thánh tri thức tại giếng thông thái Mímir dưới rễ cây Yggdrasill. Đó là “cái giá” mà Odin phải trả để có được tri thức tối cao!

Con mắt của ông sau đó được đặt vào trong giếng và toả sáng như Mặt Trăng, ngụ ý rằng tri thức có cái giá của nó.

Điện Glaðsheimr là nơi mà Odin thiết triều và là chốn tụ họp của các thần Aesir. Điện Glaðsheimr nằm ở vùng đất Iðavöllr lộng lẫy và được làm từ vàng nguyên khối.

Đối lập với Glaðsheimr chính là Vingólf, nơi tụ họp của các nữ thần.

Thiên can thứ sáu là Þrymheimr, thuộc về nữ thần săn bắn, núi tuyết và trượt ván Skaði.

Thiên can bắt đầu vào ngày 21/4, hiện tương ứng với cung Kim Ngưu.

Skaði là nữ thần khổng lồ của săn bắn, núi tuyết và trượt tuyết. Bà là con của gã khổng lồ Thiassi, người đã bắt cóc nữ thần của thanh xuân vĩnh cữu và trông coi những quả táo vàng Idunn với sự trợ giúp của thần lừa lọc Loki.

Vì Idunn bị bắt cho nên sự bất tử của các vị thần cũng không còn. Tức giận, các vị thần Aesir đe dọa sẽ lột da Loki nếu như hắn không tìm được Idunn về.

Loki đã mượn lốt chim cắt của nữ thần Freyja và giải cứu Idunn. Thấy vậy, Thiassi liền hóa thành đại bàng đuổi theo Loki và bị g|ết ngay lập tức khi vượt qua bức tường Ásgarðr.

Thấy cha mình bị g|ết, Skadi tức giận cầm vũ khí đi tới Ásgarðr để báo thù. Các vị thần Aesir không muốn động chân động tay nên quyết định giảng hòa và hứa sẽ “kén rể” cho bà

Skadi thấy vậy liền nguôi giận. Bà ngay lập tức chọn thần đẹp trai Baldr nhưng bị Frigg phản đối. Để công bằng, thần Odin đã gọi hết tất cả các nam thần ra và che người họ lại, chỉ để lộ mỗi bàn chân. Skadi chỉ được chọn một lần duy nhất, và người có đôi bàn chân đẹp nhất được nhắm trúng sẽ là chồng của bà!

Skadi nhìn thấy một bàn chân rất đẹp. Bà tin rằng đó là chân của vị thần đẹp trai Baldr nên đã chọn nó. Nhưng hóa ra, đó lại là bàn chân của thần biển cả già cỗi Njörðr, người còn được biết đến với biệt danh “Njörðr chân đẹp”.

Không cam lòng trước kết quả này, Skadi tiếp tục đưa ra một yêu cầu nữa: phải khiến cho bà cười. Sau khi thử đủ mọi cách, các vị thần đành phải nhờ tới sự giúp đỡ của thần lừa lọc Loki.

Loki đã buộc một đầu sợi dây vào bộ râu của con dê, còn đầu kia vào “chỗ kín” của mình. Sau đó, ông kéo sợi dây làm cho cả con dê và mình đều đau khổ rống lên thống thiết.

Skadi bật cười đến rung động cả núi rừng. Hết cách, bà đành lấy Njörðr.

Để an ủi Skadi, Odin lấy đôi mắt của cha bà ném lên bầu trời và tạo ra hai vì sao mới (Auguthjaza).

Sau khi kết hôn, Skadi và Njörðr luôn bất đồng. Một bên đã quá quen thuộc với núi tuyết trắng xóa, còn một bên thì nhớ nhung tiếng sóng biển rì rầm.

Cặp đôi quyết định ở luân phiên chín đêm tại lâu đài tuyết phủ Þrymheimr của Skadi và cung điện trên bờ biển Nóatún của Njörðr.

Skadi cảm thấy ngột ngạt khi sống trong lâu đài của Njörðr, và Njörðr cũng không thích sương giá phủ kín lâu đài của Skadi nên cặp đôi đã ly hôn.

Sau đó, Skadi đã tái hôn với thần cung thủ và trượt tuyết Ullr.

Vì đã từng kết hôn với Njörðr và sau này là Ullr, nên Skadi cũng được coi là một vị nữ thần Aesir. Bà đại diện cho núi tuyết, bắn cung và trượt ván.

Thiên can thứ bảy là Breiðablik, thuộc về thần của sự trong sạch, sự thật và ánh sáng Baldr.

Thiên can bắt đầu vào ngày 21/5, hiện tương ứng với cung Song Tử.

Baldr là vị thần của sự trong sạch thật, cái đẹp, công lý và ánh sáng. Ông là vị thần đẹp trai nhất trong số các nam thần, với đôi mắt xanh thông thái và mái tóc màu vàng/đỏ rực của ánh nắng.

Ông là con trai của Odin và Frigg, và là anh em sinh đôi với thần của bóng tối mù lòa Höðr.

Baldr cùng với vợ là nữ thần của niềm vui và hòa bình Nanna sống ở trong lâu đài Breiðablik (có nghĩa “toả sáng khắp nơi”). Breiðablik là toà lâu đài có mái bạc đặt trên những cây cột vàng – nơi những điều đen tối, giả dối và không sạch sẽ không bao giờ được chào đón.

Loki là một trong số ít những người không bao giờ có thể bước chân vào lâu đài Breiðablik của Baldr.

Sự có mặt của Baldr luôn làm cho tất cả mọi người thấy thoải mái, và Baldr cũng là người được yêu quý nhất trong số các vị thần.

Thiên can thứ tám là Himinbjörg, thuộc về thần canh gác cầu vồng lửa Bifröst: Heimdallr.

Thiên can bắt đầu vào ngày 22/6, hiện tương ứng với cung Cự Giải.

Heimdallr là con trai của Odin với chín ngọn sóng, các nữ thần khổng lồ con gái của thần biển nguyên thủy Ægir. Chín người lần lượt là:

– Himinglæva: “sóng phản chiếu ánh sáng của bầu trời”
– Dúfa: “sóng nhồi”
– Blóðughadda: “mái tóc máu – màu của sóng sau một trận hải chiến”
– Hefring: “sóng tràn”
– Unnr (hoặc Uðr): “sóng”
– Hrönn: “sóng cường”
– Bylgia: “sóng cồn”
– Bára (hoặc Dröfn): “sóng lớn cuồn cuộn” hoặc “biển nổi bọt “
– Kólga: “sóng lặng”

Heimdallr được sinh ra ở nơi tận cùng thế giới. Ông được nuôi dưỡng bởi đất mẹ, nước biển và máu một con lợn lòi đực. Vì vậy, Heimdallr sở hữu thị giác và thính giác đặc biệt tinh tường, có thể nhìn xa cả trăm dặm trong bóng tối và nghe được cả tiếng lông cừu mọc.

Heimdallr là người canh giữ cầu vồng Bifröst (Bifrost hoặc Bilrost), lối ra vào Ásgarðr. Thần canh giữ ngày đêm không ngủ, với nhiệm vụ là ngăn cho lũ khổng lồ không xâm nhập Ásgarðr.

Thần còn sở hữu chiếc tù và vàng Gjallahorn. Khi Heimdallr thổi Gjallahorn, đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo các vị thần về tận thế Ragnarök. Trong trận chiến này, Heimdallr sẽ đối đầu với Loki và g|ết lẫn nhau trong cuộc chiến.

Heimdallr còn được biết đến dưới cái tên Rígr (mang nghĩa “người cai trị”). Ông được cho là vị thần đã tạo nên các giai cấp khác nhau trong xã hội con người: nô lệ Þræl (Thrall), người tự do Karl (Carl) và quý tộc Jarl (Earl).

Heimdallr sống ở lâu đài Himinbjörg (có nghĩa là “Vách đá trên đồi” hoặc “Núi thiên đường”) nằm sừng sững ở bên rìa Ásgarðr, ngự tại điểm cuối của cây cầu Bifröst. Tại đây, ông có thể quan sát khắp thế giới và cảnh báo các vị thần khi bị người khổng lồ tấn công.

Thiên can thứ chín là Folkvangr, thuộc về nữ thần tình yêu và sắc đẹp Freya.

Thiên can bắt đầu vào ngày 23/7, hiện tương ứng với cung Sư Tử.

Freya là con gái của thần gió biển Njörðr và là em gái song sinh của thần ánh sáng và sung túc Freyr. Bà là nữ thần của tình yêu, sắc đẹp với những giọt lệ vàng.

Bà thường lắng nghe những lời cầu nguyện thống thiết của tình yêu và đáp lại chúng; bảo trợ cho những dục vọng và bản năng tính dục của con người.

Giống như anh trai của mình, Freya cũng là vị thần của sự sung túc và phì nhiêu, tượng trưng cho sự phồn vinh giàu có.

Freya cũng là nữ thần của chiến tranh. Bà ưa thích chiến trận và chiến thắng. Một nửa số binh sĩ tử trận trên chiến trường sẽ thuộc về bà, trong khi số còn lại được chia đều cho Odin và tập trung về cung điện thần thánh Valhalla.

Thậm chí khi Freya mắc lỗi, Odin còn cho phép bà “đền bù” bằng cách tạo ra chiến tranh giữa con người với nhau để bổ sung binh sĩ chuẩn bị cho tận thế Ragnarök.

Freyja là người xinh đẹp nhất trong số các vị nữ thần với mái tóc vàng óng và đôi mắt xanh. Bà thường ngồi trên cỗ xe do mèo đực kéo, trùm đầu bằng một chiếc mũ lông mèo trắng, đi giày và đeo găng tay bằng da mèo.

Nói đến đây cũng đủ hiểu Freya yêu quý mèo như thế nào! Bà được coi là người bảo hộ của loài mèo.

Folkvangr (có nghĩa “bãi chiến binh”) là một cánh đồng rộng lớn nằm dưới sự quản lý của nữ thần Freyja. Odin cho phép bà chia nửa số binh sĩ tử trận trong một ngày, một nửa về với Freya trên cánh đồng Folkvangr, còn một nửa tập trung về cung điện thần thánh Valhalla của Odin.

Thiên can thứ chín là Folkvangr, thuộc về nữ thần tình yêu và sắc đẹp Freya.

Thiên can bắt đầu vào ngày 23/7, hiện tương ứng với cung Sư Tử.

Freya là con gái của thần gió biển Njörðr và là em gái song sinh của thần ánh sáng và sung túc Freyr. Bà là nữ thần của tình yêu, sắc đẹp với những giọt lệ vàng.

Bà thường lắng nghe những lời cầu nguyện thống thiết của tình yêu và đáp lại chúng; bảo trợ cho những dục vọng và bản năng tính dục của con người.

Giống như anh trai của mình, Freya cũng là vị thần của sự sung túc và phì nhiêu, tượng trưng cho sự phồn vinh giàu có.

Freya cũng là nữ thần của chiến tranh. Bà ưa thích chiến trận và chiến thắng. Một nửa số binh sĩ tử trận trên chiến trường sẽ thuộc về bà, trong khi số còn lại được chia đều cho Odin và tập trung về cung điện thần thánh Valhalla.

Thậm chí khi Freya mắc lỗi, Odin còn cho phép bà “đền bù” bằng cách tạo ra chiến tranh giữa con người với nhau để bổ sung binh sĩ chuẩn bị cho tận thế Ragnarök.

Freyja là người xinh đẹp nhất trong số các vị nữ thần với mái tóc vàng óng và đôi mắt xanh. Bà thường ngồi trên cỗ xe do mèo đực kéo, trùm đầu bằng một chiếc mũ lông mèo trắng, đi giày và đeo găng tay bằng da mèo.

Nói đến đây cũng đủ hiểu Freya yêu quý mèo như thế nào! Bà được coi là người bảo hộ của loài mèo.

Folkvangr (có nghĩa “bãi chiến binh”) là một cánh đồng rộng lớn nằm dưới sự quản lý của nữ thần Freyja. Odin cho phép bà chia nửa số binh sĩ tử trận trong một ngày, một nửa về với Freya trên cánh đồng Folkvangr, còn một nửa tập trung về cung điện thần thánh Valhalla của Odin.

Thiên can thứ mười một là lâu đài Noatún của thần biển cả Njörðr.

Thiên can bắt đầu vào ngày 23/9, hiện tương ứng với cung Thiên Bình.

Njörðr là thần biển cả, gió, đánh cá, giàu có và phì nhiêu. Ông là vị thần đứng đầu nhóm thần Vanir, trước khi sang làm “con tin” và gia nhập hàng ngũ các thần Aesir cùng hai người con sinh đôi Freyr và Freya.

Ông có đôi chân đẹp nhất trong số các nam thần, dù sở hữu vẻ ngoài giã cỗi của biển khơi. Chính vì đôi chân nên Njörðr mới có thể “lừa” được nữ thần của băng tuyết và trượt ván Skadi đồng ý gả cho mình.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của hai người không được lâu vì Njörðr chỉ muốn sống trong lâu đài Nóatún ở cạnh biển, trong khi Skaði lại muốn sống trên núi ở lâu đài Þrymheimr. Cuối cùng, cả hai li hôn và Skadi tái giá với thần cung thủ Ullr.

Giữa các thần Vanir, kết hôn với người thân là chuyện bình thường. Freyr và Freya là con của Njörðr với một người em gái vô danh của ông. Thậm chí, Freyr và Freya đã từng có hôn thú với nhau. Tuy nhiên, các thần Aesir không chấp nhận mối quan hệ này và buộc Njörðr phải từ vợ/em gái của mình.

Njörðr còn là vị thần của may mắn và sự giàu có. Ông giàu có đến mức kẻ có thể ban tặng sự giàu có cho bất cứ ai khiến ông vui lòng.

Lâu đài của Njörðr là Nóatún tọa lạc ở gần biển. Tên của nó có nghĩa là “bến cảng”, ngụ ý cho vai trò thần biển của ông.

Thiên can thứ mười hai và cuối cùng là thảo nguyên Landvidi, thuộc về thần của sự câm lặng và báo thù Vidar.

Thiên can bắt đầu vào ngày 24/10, hiện tương ứng với cung Bọ Cạp.

Vidar là con trai của Odin và người khổng lồ Gridr. Ông rất ít khi nói nên được gọi là vị thần của sự câm lặng.

Khi tận thế Ragnarök đến, ông sẽ là người báo thù cho cái ch|t của cha Odin bằng cách xẻ x|c con sói khổng lồ Fenrir. Ông được mẹ mình trao cho đôi giày sắt đặc biệt được từ tất cả những miếng da thừa mà loài người cắt từ mũi và gót giầy của chính mình, được các vị thần góp nhặt trong nhiều năm – nhờ đó mà Vidar mới không bị con ác thú ăn thịt.

Vidar là vị thần Æsir mạnh thứ nhì, chỉ đứng sau thần sấm sét và tia chớp Thor (Þórr).

Vidar sống sót qua Ragnarök. Sau Ragnarök, ông và người anh em cùng cha khác mẹ Váli sẽ cùng nhau phục hưng sự huy hoàng của các vị thần trên cánh đồng Iðavöllr, “nơi trước đây từng là thành Ásgarðr.

Vidar sống ở thảo nguyên Landvidi, có nghĩa là “bụi cây”. Nơi đây là một rừng cây xanh thẳm với những cánh đồng rộng lớn trồng đầy cỏ cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *