Khi Bách Hóa Xanh trở thành thương hiệu được liệt vào danh sách loại hình kinh doanh thiết yếu trong mùa dịch:
– Xe tải vận chuyển đi qua chốt kiểm dịch được nhà nước giải quyết nhanh gọn lẹ
– Nguồn nông sản và thực phẩm mùa này các tiểu thương không tự đưa vào được Sài Gòn giá rất bình ổn
Vậy lý do gì phải tăng giá? Kê khống giá và bán sai số lượng tại các cửa hàng giữa lúc dịch bệnh khó khăn như thế này thì còn tình người hay không?
Hãy nhìn lại câu chuyện về anh Minh Râu, một chú bán rau mang trên mình hình xăm. Chúng ta luôn nhìn những người xăm hình bằng một ánh mắt kì thị, định kiến họ là những kẻ bặm trợn, thô lỗ,… Nhưng trong trường hợp này có vẻ như những kẻ bặm trợn ấy công đức vô lượng, có tình người hơn một thương hiệu quốc dân!
– “Kiếm tiền cả đời mà chứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu…”
– “Ở lâu ở dài , mình quý người ta lúc khốn khó rồi người ta sẽ giúp mình lúc khó khăn. Cho đi một xíu biết đâu sau này nhận lại quá trời thì sao?”
Đáng lẽ ra Bách Hoá Xanh lúc này cần thể hiện mình là một thương hiệu quốc dân, nhưng lại hành xử phèn không bằng một tiểu thương nhỏ. Sau dịch vốn hoá và lợi nhuận của Bách Hóa Xanh sẽ tự động tăng, việc gì mà vì vài ba đồng bạc lẻ rồi chọn cách hành xử giống H&M vậy?
Đừng múa lửa, xiếc khỉ trước mặt người tiêu dùng. Bởi chỉ cần một cái quay lưng nhẹ từ họ thì tự biết cái kết rồi đấy.
Mong người tiêu dùng nhìn nhận lại và có thái độ rõ ràng về vấn đề này, không được để truyền thông giúp Bách Hoá Xanh tẩy trắng vết nhơ thêm một lần nào nữa. Không phải cứ là thương hiệu ưu tiên thì Bách Hoá Xanh vào thế được ưu ái quá mức rồi muốn làm gì làm, muốn ép giá ai thì ép.
Một thương hiệu lớn về nông sản mà đạo đức còn thua cả tiểu thương xăm mình bán rau muống!