Thu Thu! Có phải nói chuyện với một người quá nhiều sẽ dần sinh ra ngộ nhận rằng bản thân đã yêu người đó hay không?
Gần đây tôi quen một bạn nam. Ngày nào cậu ấy cũng đều đặn gửi tôi tin nhắn chào buổi sáng và chúc ngủ ngon. Chúng tôi có nhiều chủ đề thú vị mà nói mãi cũng không hết. Sau khi mối quan hệ của cả hai trở nên thân thiết hơn, tôi đã bắt đầu quan tâm đến đối phương, nảy sinh cảm giác ái muội, còn có chút chờ đợi vào tình yêu. Thế nhưng cậu ấy mãi vẫn không có biểu hiện gì rõ ràng là có thích tôi hay không. Vì quá mức chìm đắm nên tôi dường như đã hình thành cảm giác dựa dẫm vào cậu ấy mất rồi. Rốt cuộc đây có phải là yêu không?
Rep:
[+90K] Lúc mới quen thật tốt đẹp biết bao, tình cảm vừa mập mờ, mới lạ lại thật là lãng mạn.
-> Mối quan hệ càng trở nên thân mật bao nhiêu thì cũng đồng nghĩa với ngày chia tay đang đến gần bấy nhiêu.
-> Cưng đúng là người tốt. Nếu không quen biết nhau thì còn tốt hơn.
[+30K] Vài giây ám muội không rõ ràng đó cứ hệt như là tình yêu.
[+21K] Phải! Vốn dĩ chia sẻ những chuyện thường ngày cũng là một việc rất ám muội.
[+19k] Phải! Nhưng nhìn thấy mặt thật thì lại khác, người theo chủ nghĩa để ý ngoại hình như tôi đã học được cách tự tu dưỡng.
[+15K] Này các chị em, nói chuyện một chút thì vui, nói chuyện nhiều chút chưa chắc đã vui như lần đầu đâu nha.
[+11K] Rất rất rất có khả năng. Đặc biệt nếu đối phương là người cực kỳ chủ động thì mình lại càng dễ nảy sinh những tơ tưởng viển vông.
[+7k] Ai cũng biết là có con gái mới bị “ngộ nhận” thôi. Có một chân lý thế này, con gái nhất định không được nói chuyện với một đối tượng quá lâu, bằng không dần dà sẽ ỷ lại hắn, sau đó sẽ nhầm tưởng sự ỷ lại ấy là yêu.