BÁC SĨ TIẾP NHẬN ĐIỀU TRỊ CHO BÁC SĨ LÀ LOẠI TRẢI NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO?

Khám cho người cùng ngành là chuyện thường gặp, dù sao thì đều là người cùng một đơn vị. Có điều, có một vị bệnh nhân cùng ngành đã làm thay đổi quỹ đạo của cuộc đời tôi.

Nói một cách chính xác hơn thì, vị bác sĩ này là bậc Trưởng bối, Lãnh đạo lâu năm trong ngành, ông ấy đã chứng kiến cả quá trình phát triển của trường chúng tôi từ thuở còn là Học viện Đại học Lĩnh Nam cho tới khi trở thành Học viện Y Hoa Nam, Học viện Y Quảng Châu, Học viện Y Trung Sơn, Đại học Y khoa Trung Sơn. Ngoài ra, ông ấy cũng là một trong số những người đặt nền móng trong lĩnh vực Y khoa của Nước nhà.

Lúc đó, tôi đang luân phiên ở khoa Nội tim mạch, vừa đúng lúc ông ấy suy tim phải nhập viện điều trị thì chỉ có một giường bệnh tôi đang quản lý là còn trống, lại còn là phòng đôi, thế là, trọng trách cao cả này đành để tôi gánh vậy.

Tại bệnh viện Trung Sơn, việc tiếp nhận các vị Quan chức quyền quý cũng là chuyện thường ngày, có điều, vị tiền bối này khác với những bệnh nhân VIP khác, bởi vì ông ấy là người đặt nền móng cho nền Y học, phần lớn học trò của ông ấy cũng là những nhân tài kiệt xuất trong ngành, vì thế, là mội vị Bác sĩ Chủ nhiệm, tôi phải đọc nhuần nhuyễn hết tất cả những tài liệu có liên quan tới bệnh sử, bệnh án của ông ấy, bởi vì sẽ có một vài vị “đại thần” nào đó trong lĩnh vực Y khoa hoặc trong ngành bất chợt đến hỏi về tình hình vị ân sư của bọn họ.

À? Tại sao người ta lại không hỏi Giáo sư Chủ nhiệm? Bởi vì người trong ngành đều hiểu rõ, trong phân công công việc tại bệnh viện lớn, thì Bác sĩ Chủ nhiệm trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân sẽ nắm rõ tình hình của bệnh nhân hơn là Giáo sư.

Trong quá trình giao lưu, nói chuyện với vị bệnh nhân VIP này liệu có thấy áp lực không?

Đương nhiên là có! Kiến thức cơ bản của vị Lão nhân bệnh viện Trung Sơn vô cùng vững, lúc bạn báo cáo kết quả kiểm tra của ngày hôm đó với ông ấy, ông ấy sẽ hỏi một mạch từ Giải phẫu, Mô học, Sinh lý học và Hóa sinh học cho tới Bệnh lý, Sinh lý bệnh, Dược lý. Tôi bỗng cảm thấy vui mừng vì năm đó học môn Y học Cơ sở cũng được coi là hẳn hoi, vì thế, mặc dù không được gọi là trả lời một cách lưu lóat thì ít nhất cũng coi là hỏi đâu đáp đấy. Khi đưa ra được đáp án chính xác thì Lão tiên sinh sẽ khẽ gật gật đầu một cách hài lòng, sau đó mới bằng lòng cho bạn kiểm tra.

Ừm, vị Lão tiền bối này rất có cá tính, không hài lòng với đáp án của bạn sẽ không đồng ý cho bạn chạm vào người, yêu cầu bạn quay về đọc sách, đọc hết rồi hẵng quay lại.

Trong số rất nhiều các Môn học Cơ cở thì Giải phẫu học vẫn luôn là yếu điểm của tôi, có một lần ông ấy thật sự đã hỏi tôi về Hệ thống động mạch vành, tôi trả lời không được đầy đủ cho lắm. Có thể thấy Lão tiền bối rất thất vọng, thế là tôi vội vàng giải thích —- Tư duy lô-gíc của tôi khá ổn, có điều hệ thống kiến thức về Giải phẫu học không được tốt cho lắm, chủ yếu là dựa vào khả năng ghi nhớ. Cũng may là lúc trước Lão tiên sinh hỏi tôi phần lớn là các môn Cơ sở như là Sinh lý, Bệnh lý, Chẩn đoán. Nhờ thế mà lời ngụy biện của tôi được chấp nhận rồi, ngay sau đó, tôi thật may mắn khi được nghe một bài giảng vô cùng sinh động về Giải phẫu học.

Mặc dù Lão tiền bối là nhân vật thuộc thế hệ Trưởng bối (Giáo sư Chủ nhiệm đều là học trò của ông ấy kìa), nhưng trước giờ không hề can thiệp vào kế hoạch điều trị, tuyệt đối tin tưởng Đội ngũ Điều trị.

Ông ấy có rất nhiều bệnh tật (người già mà, biết làm sao), phương án điều trị bệnh A có khả năng gât bất lợi cho bệnh B. Vì thế, tổ chức Hội chẩn là điều thường thấy. Bởi vì sự mâu thuẫn trong việc trị liệu là vấn đề khách quan còn tồn tại, ý kiến Hội chẩn cũng khá là chung chung (đừng cho rằng Bác sĩ đưa ra ý kiến có phần mơ hồ nghĩa là chối từ trách nhiệm, thực ra trong rất nhiều trường hợp thì đó chỉ là một phản ứng thực tế khách quan mà thôi), sau cùng vẫn là do Đội ngũ Điều trị đưa ra quyết định. Vào lúc này thì bạn sẽ thấy được mức độ quan trọng của việc tín nhiệm rồi — quyết định được đưa ra một cách quyết đoán thì mới nắm chắc được thời cơ.

Đương nhiên, nguy hiểm trong việc trị liệu sẽ không vì sự tín nhiệm của bạn mà không xảy ra, tuy nhiên, Lão tiên sinh hoàn toàn có thể tiếp nhận điều đó, không hề vì xảy ra tác dụng phụ mà có ý kiến gì. Từ điểm này có thể thấy, ông ấy thật sự tin tưởng chúng tôi chứ không phải chỉ là nói cho có.

Sau này, đợt luân phiên của tôi tại Khoa Nội tim mạch kết thúc rồi, lúc tôi bàn giao lại công việc cho đồng nghiệp, tình hình sức khỏe của ông ấy cũng khá là ổn định, Giáo sư Chủ nhiệm cũng cảm thấy ông ấy có thể chuẩn bị xuất viện được rồi. Thật không ngờ, ý trời khó đoán, giao ban chưa được một tuần, thì bệnh tình của ông ấy đột nhiên chuyển biến xấu.

Lễ truy điệu hôm ấy là ngày tôi trực ban, sau khi tan làm tôi nhận được điện thoại, nói rằng trong lúc người nhà kiểm kê lại di vật thì thấy trong nhật ký của ông ấy có viết một đoạn dài khen ngợi tôi, liền đặc biệt kể lại chuyện này cho Lãnh đạo nghe.

Từ đó, bất kể là tôi luân phiên đến Khoa nào trong bệnh viện, thì bệnh nhân trọng điểm của khoa đó đều được được phân cho tôi phụ trách.

Từ đó, tôi có thể nói chuyện với phần lớn trong số học sinh của ông ấy.

Từ đó, chặng đường Y khoa của tôi cũng thay đổi rồi…

Yếu điểm và điểm yếu là 2 từ khác nhau nhé bạn dịch. “Yếu điểm” là “điểm trọng yếu”, còn “điểm yếu” là “nhược điểm” đấy. Đoạn 2 bạn dùng sai từ rồi ạ!

Mẹ t và chồng t đều là bs tâm thần (chuyên trị đau đầu mất ngủ trầm cảm rối loạn cảm xúc các thứ…). Lúc đi theo chuyên ngành này, hồi đó ở VN vẫn còn kì thị lắm, bạn cùng lớp coi thường ra mặt, chính t đi học các bạn với thầy cô cũng lôi nghề nghiệp của mẹ ra trêu… Vâng và bây giờ những bạn học ấy của mẹ t có mấy người tới nhờ mẹ t chữa cho, nào tiền đình, nào trầm cảm, nào mất ngủ, toàn các bác sĩ ở bv lớn như sản, đa khoa tỉnh 🥲 Chồng t cũng thế mà đỡ hơn chút vì bây giờ ngta cũng thay đổi tư duy rồi, đỡ “kì thị” chuyên ngành tâm thần hơn rồi. Cơ mà đến khám vẫn lén lút và xin giữ bí mật 🥲

Chủ yếu anh này cũng giỏi và ham học hỏi, mấy khi được cơ hội tiếp xúc với những người đầu ngành xuất sắc như ông lão bệnh nhân đâu nên ảnh cũng tận dụng hết cơ hội để học tập trao đổi từ ông lão 😌😌😊

Anh bs này có căn bản tốt đấy. Nhưng có bn như thế này áp lực lắm. Mỗi ngày khám bệnh như này áp lực hơn cả thi lâm sàng

Chuyện về 1 cô gái tôi quen làm bác sĩ, mới ra trường 1 năm nhưng vinh dự được tiêm cho chủ nhiệm cũ của mình, tiêm xong chủ nhiệm bảo Biết thế ngày xưa tôi không cho cô ra trường ༎ຶ‿༎ຶ

Sinh viên y đi khám bệnh ở bv trường gặp cô giáo dạy nội khoa, cô bảo em tự nêu triệu chứng rồi biện luận hướng chẩn đoán cô xem, rồi cô hỏi giờ làm xét nghiệm gì, xn ra cô hỏi thế chẩn đoán chính xác là gì, giờ điều trị như nào, thuốc gì, liều bao nhiêu….. đang đau bụng mà gặp cô xỉu up xỉu down luôn á

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *