Làm thế nào mà Toyota đã xâm nhập vào được thị trường Mỹ sâu như vậy?

Làm thế nào mà Toyota đã xâm nhập vào được thị trường Mỹ sâu như vậy?
A: Edrick Lawrence Ong,
=============
TRONG QUÁ KHỨ
Quay trở về thời xa xưa, của đầu những năm 1960, thuở mà xăng vẫn còn giá $0.35/gallon. Hầu như mọi chiếc xe chạy trên đường đều của Mỹ sản xuất, chúng rất lớn, với động cơ khổng lồ và uống xăng như nước lã.
(Gallon: đơn vị đo lường chất lỏng. Bằng 4, 54 lít ở Anh, 3, 78 lít ở Mỹ)
Hình 1: Chevrolet Bel-Air 1960
TRONG KHI ĐÓ
Nhật Bản chỉ vừa chân ướt chân ráo bước ra khỏi cuộc tái xây dựng đất nước hậu thế chiến, và lần đầu tiên quay trở lại sản xuất xe hơi kể từ thời điểm chiến tranh bắt đầu. Trong suốt thời gian đó, người Nhật eo hẹp về mặt tài chính và cũng chẳng có nhiều tài nguyên để sản xuất. Và kết quả là, những công ty Nhật, một trong số đó trở thành ông lớn mà chúng ta đều biết hiện nay – Toyota, hãng xe chuyên tập trung vào sản xuất những chiếc xe hơi nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí mà những người nghèo Nhật vẫn có thể chi trả và sử dụng. Những chiếc xe hơi này khá mảnh khảnh so với xe Nhật, nhưng chúng lại rẻ một cách nực cười.
Đây là chiếc Toyopet Crown (hình 2), một trong những chiếc xe đầu tiên mà Nhật xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nó rất bé nhỏ khi so sánh với những chiếc xe Mỹ khác, nhưng nó lại rẻ, tiết kiệm và chi phí vận hành gần như bằng không. Ấy thế mà, CHẲNG MỘT AI MUA CẢ.
Xe Nhật cũng thu được phản ứng tương tự vào những năm 50, 60. Trong khi xe Hàn là cuối những năm 90, đầu những năm 2000. Mọi người chế nhạo chúng, và để công bằng thì không hẳn chúng không đáng bị chế nhạo. Xe Nhật có động cơ 40 mã lực, chạy ổn ở những con đường chậm, hẹp của Nhật Bản, nơi tốc độ hiếm khi vượt quá 30 dặm / giờ. Nhưng trên những con đường cao tốc mới được xây dựng tại các bang của Mỹ, nơi các tài xế sẽ dẫm ga lên tới tốc độ 70-80 dặm/giờ trong nhiều giờ liền, thì loại xe này sẽ trở nên quá nhiệt và hỏng ngay.
SAU ĐÓ CUỘC KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ 1973 DIỄN RA VÀ TIÊU CHUẨN PHÁT THẢI ĐƯỢC BAN HÀNH
Đột nhiên xăng không còn miễn phí nữa và mọi người chợt phát hiện ra mình chẳng đủ khả năng để chi trả tiền uống xăng cho con xe Buick LeSabres, thứ tiêu đi được 6 dặm đã tiêu hết 1 gallon xăng và cũng chỉ chạy nổi tối đa có 100,000 dặm. Điều này cũng chẳng giúp ích được gì khi mà cùng thời điểm đó, một cuộc suy thoái khác cũng diễn ra. Điều đó có nghĩa rằng số lượng người có thể mua và chi trả cho các chi phí vận hành một con xe khổng lồ Mỹ ngày càng ít đi.
CÙNG LÚC ĐÓ Ở NHẬT BẢN
Toyota nhận ra rằng nếu họ muốn chiếm lấy được sự quan tâm từ khách hàng Mỹ, thì họ cần phải làm rất nhiều công việc, trong suốt khoảng thời gian đó Toyota đã bắt đầu lập nên các chính sách nơi mà họ sẽ:
  • Tất cả các quyết định quản lý của họ sẽ dựa trên các tác động về lâu dài, thậm chí là tiêu tốn lợi nhuận ngắn hạn
  • Chỉ sử dụng công nghệ đã được thử nghiệm và kiểm tra rất nhiều lần
  • Khuyến khích cải tiến liên tục ở tất cả các cấp và khuyến khích nhân viênngay cả cấp thấp nhất ngừng sản xuất nếu họ nghi ngờ có khiếm khuyết ở những chi tiết dù là nhỏ nhất để đảm bảo chất lượng: Điều này được biết đến như Kaizen, một thứ mà tất cả các nhà sản xuất xe hơi trên toàn thế giới và các doanh nghiệp nghiên cứu và hy vọng có thể mô phỏng lại được.
Tất cả các cải tiến cả về bên trong lẫn bên ngoài đã trở thành nền tảng cho cái ngày nay được biết đến như là “Phương thức Toyota” – điều cho phép Toyota sản xuất ra vài huyền thoại trong làng ô tô thế giới.
Những chiếc xe giống như: Celica, Corolla, Land Cruiser, Corona (cuối cùng được thay thế bởi cái tên Camry),.. (Hình mình sẽ chú thích lần lượt bên dưới, ai thích có thể ngắm nhé)
TRONG KHI ĐÓ Ở DETROIT
Đạo luật cắt giảm xăng dầu và đạo luật không khí sạch đã phá hủy hoàn toàn các hãng sản xuất xe hơi ở Mỹ, đột nhiên những chiếc xe V8 8L trở nên bất hợp pháp để sản xuất và bán ra thị trường. Và thay vì phát triển động cơ với hiệu suất cao hơn từ đầu, thì Detroit lại quyết định rằng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi chỉ cần thắt động cơ của xe lại để chúng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn mới, dẫn đến tỉ số công suất/dung tích động cơ tụt thảm hại.
Cùng lúc đó 3 ông lớn, đặc biệt là GM (tên một hãng xe hơi) rằng sẽ đầu tư ít vào những bộ phận quan trọng chỉ để tiết kiệm vài đồng đô. Ở thời đại khi đó, xe hơi Mỹ đã đánh mất hết bản sắc của mình trong thiết kế chất lượng cao, sự kiểm soát, và vướng vào những vấn đề tồi tệ hơn về độ bền kém, tất cả lên tới đỉnh điểm khi họ sản xuất ra những chiếc xe như thế này trong những năm cuối thập niên 80 (Hình 3).
Đột nhiên người Mỹ bắt đầu để ý rằng, chiếc xe Toyota Camry và Corolla của hàng xóm nhà họ vẫn chạy băng băng như mới trên đường sau 200.000 dặm, trong khi những chiếc GM/Ford/Chrysler chỉ chạy được kịch nhất 100 nghìn dặm là hỏng nặng.
Dần dần, doanh số bán của Toyota dần đuổi kịp với các nhà sản xuất xe hơi Hoa Kỳ. Danh tiếng có được nhờ vào việc chú trọng vào chất lượng và nhận thức dài hạn hơn là lợi nhuận quý giúp Toyota tăng trưởng doanh thu.
Và đó là cách Toyota trở thành xe Mỹ, họ đã làm điều đó bởi:
  • Xây dựng các cam kết lâu dài để duy trì danh tiếng về về chất lượng và độ tin cậy trong một thời gian dài.
  • Hy sinh lợi ích ngắn hạn để duy trì nhận thức cốt lõi cho thương hiệu của họ, đó là chất lượng cao.
  • Tạo ra một hệ thống quản lý cực kỳ hiệu quả, đặt kiểm soát chất lượng lên hàng đầu.
  • Và gặp may nhờ vào các chiến lược tồi tệ của GM / Ford / Chrysler, hy sinh chất lượng dài hạn để kiếm lợi nhuận hàng quý, dẫn đến sự suy giảm không thể tránh khỏi về nhận thức thương hiệu của họ.
————–
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNyHpa





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *