Bạn có kỷ niệm nào về buổi học cuối cùng trước kỳ thi tuyển sinh đại học không?

Ở bên Zhihu, tôi có thấy một câu trả lời, đó là lớp học cuối cùng của một giáo viên dạy môn Văn. Cô ấy nói: “Cô hi vọng các em sẽ đạt được điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Nhưng cô càng hi vọng rằng các em sẽ không để cho cuộc sống ngày càng nhiều sức ép ở phía trước mà đánh mất đi niềm vui và hạnh phúc.”
Kỳ lạ thay, khi tôi nhìn thấy câu hỏi này, tôi đã nghĩ đến lớp học môn Văn cuối cùng của tôi trước kỳ thi tuyển sinh đại học.
Lúc đó đã là đầu hè, làn gió ấm áp, có rất nhiều môn cần làm kiểm tra. Các lớp ôn tập đều đổi cách ôn thành hỏi đáp, tôi không thèm nghe giảng, còn mượn điện thoại di động của bạn cùng lớp để chơi Boom. Hầu hết mọi người đều không chăm chú nghe giảng, ngoài việc chơi game, cũng có người ngủ nướng, tán gẫu hoặc là kiểm điểm bản thân. Giáo viên cũng không quan tâm đến chúng tôi, cứ tự mình dạy, ai học thì học.
Trong lớp học môn Văn ấy, tôi thỉnh thoảng ngẩng đầu lên nhìn và thấy một tia nắng chiếu vào tựa như chia đôi lớp học, dưới tia nắng ấy có một chút bụi, và cô giáo đang đứng sau lớp bụi ấy. Cô ấy không vội vã, hùng hồn, từng hạt bụi bay lóa mắt, tạo thành bức tranh kỷ niệm cuối cùng trong quãng đời cấp ba của tôi.
Cô giáo đang phân tích một bài văn học hiện đại. Đây thực sự là một bài văn kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy khi còn là học sinh. Nó mở đầu như sau:
“Tôi đã lên một chuyến tàu lửa lộ thiên, nó không phải là một chiếc ô tô, bởi vì nó không đi trên mặt đất; nó trông giống như một chiếc bè, nhưng nó không di chuyển trên mặt nước; nó trông giống như một chiếc máy bay, nhưng nó không có khoang hành khách. Nó là một đoàn tàu dài; nó trông giống như là một băng chuyền tự động, rất dài, rất dài, có lan can ở cả hai bên, có rất nhiều hành khách trên tàu, nó lao nhanh trong biển mây.”
Mỗi câu là một ẩn dụ, giống như một giấc mơ, để đọc hiểu được cũng khiến người ta phát điên. Cô giáo hỏi: “Có bạn nào hiểu bài này không?”
Có rất ít người trả lời. Khi ánh mắt cô giáo lướt qua tôi, tôi vội lắc đầu, cô giáo mỉm cười: “Cô cũng nghĩ các em sẽ không hiểu, nhưng cô rất thích bài này.”
Vì vậy, trong lớp học môn Văn cuối cùng của tôi trước kỳ thi tuyển sinh đại học, giáo viên của tôi đã đứng trên bục giảng, bắt đầu với bài “Chén trà Mạnh Bà” của Dương Giáng, giảng cho chúng tôi nghe về sự sống và cái c.h.ế.t. Cô giáo nói rằng, đó là chuyến tàu t.ử t.h.ầ.n, và cuối cùng ai ai trong chúng ta đều sẽ phải lên nó.
Cô giảng rằng, Tiền Chung Thư và Tiền Viện lần lượt ra đi, “Đừng sợ c.h.ế.t, khi chúng ta sống lâu thì sự sống và cái c.h.ế.t sẽ đổi chỗ cho nhau, c.h.ế.t sẽ thấy nhẹ hơn, vì khi đó nếu còn sống là chính là chuyện nặng nhất.”
Trước khi tiếng chuông cuối cùng vang lên, cô giáo nói: “Cô hi vọng các em sẽ đạt được điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Nhưng cô càng hi vọng rằng các em sẽ không để cho cuộc sống ngày càng nhiều sức ép ở phía trước mà đánh mất đi niềm vui và hạnh phúc.”
Nhiều năm sau, tôi cố nhớ lại cảm giác của mình khi nghe những lời này. Trong suốt thời trung học, tôi cảm thấy giáo viên dạy môn Văn này là một người quá tinh tế, luôn giảng về sinh lão bệnh t.ử, sống c.h.ế.t mặc bay, điều này khiến tôi rất sốt ruột. Năm đó, tôi chỉ mới 18 tuổi, tính tình bướng bỉnh, đầy nghị lực và tự cao, cái c.h.ế.t là một điều không tưởng đối với tôi. Nhưng làm thế nào nó lại có thể trở thành một thứ thật nặng nề để tồn tại?
Nửa tháng sau, kỳ thi tuyển sinh đại học của tôi cuối cùng đã kết thúc. Khi ra khỏi phòng thi, tôi thấy cô và các giáo viên khác đang đứng ở cửa để thu bài thi. Lúc đó rất đông, chúng tôi phải vội vàng di chuyển, thấy tôi tươi cười rạng rỡ, cô giáo hỏi: “Con thi tốt không?”
Lúc đó tôi mới gật đầu, trong lòng thầm nghĩ, ngày này cuối cùng cũng đã đến, cuối cùng cũng có thể gác lại quá khứ, gác lại đống bài vở nhàm chán, hàng ngày lặp đi lặp lại và nặng nhọc đầu óc. Tôi tự cao trả lời cô: “Từ hôm nay, con sẽ sống một cách vui vẻ theo lý tưởng của mình.”
Thật kỳ lạ, đã nhiều năm trôi qua, khi nhớ lại kỳ thi tuyển sinh đại học, ấn tượng của tôi về phòng thi thật mờ nhạt, tôi chỉ nghĩ đến những lời cô giáo nói trong tiết học môn Văn cuối cùng. Sau nhiều năm, tôi bắt đầu hiểu được ý nghĩa lời giảng của cô: cuộc sống của tôi trước khi thi đại học mỏng như tờ giấy, càng về sau cuộc sống càng phức tạp và nặng nề, nếu một ngày tôi được gặp lại cô, tôi rất muốn hỏi cô rằng: “Làm thế nào để con có thế không đánh mất đi niềm vui và hạnh phúc ạ?”
Thật đáng tiếc là sẽ không có cơ hội tâm sự với cô giáo nữa. Đầu năm 2012, cô giáo của tôi đã q.u.a đ.ờ.i vì bạo bệnh.
Trước cái đêm làm lễ tưởng niệm cô giáo, tôi mơ thấy mình quay lại trường cấp 3, đi ngang qua khuôn viên to lớn, những cánh hoa tím đọng lại trên vai tôi như cánh bướm, rồi lại vụt bay đi. Tôi thấy cô giáo xuất hiện trong đám đông, tươi cười, nhiều học sinh bước tới ôm chầm lấy cô, cứ thế cùng tản bộ với nhau một lúc rồi chia tay. Tôi đứng nhìn chằm chằm không xa, thỉnh thoảng khi cô giáo nhìn tôi, tôi vẫy tay với cô nhưng cô không đáp lại, sau đó rồi biến mất trong làn gió nhẹ nhàng đầy sắc màu.
Ngày hôm sau, tôi đến tiễn cô, tất cả học sinh đã đi đến xem bức thư cuối cùng trong cuộc đời của cô giáo, trong đó viết:
“Từ khi biết mình mắc bệnh, cô thấy mình rất thản nhiên và bình tĩnh. Cô luôn nghĩ rằng, con người không thể chỉ cho phép bản thân luôn gặp được điều tốt và không cho phép mình gặp điều xấu. Khi những rắc rối, khó khăn đó tìm đến mình, cô sẽ tự hỏi bản thân rằng: “Tại sao không thể là mình?” Lúc đó, cô sẽ có thể bình tĩnh mà đối mặt với nó.”
Hôm đó, khi tôi đọc 2 câu cuối của cô viết, hai hàng lệ của tôi tuôn liên tục, không thể nào kiềm nén được.
Bây giờ, đã nhiều năm trôi qua kể từ khi cô q.u.a đ.ờ.i. Mỗi khi đêm về khuya, khi nhớ tới những lời này của cô giáo, nước mắt tôi vẫn trào ra. Cô ơi, khi con và cô gặp lại nhau, chắc lúc đó là con đã ở trên chuyến tàu “lao trong biển mây” ấy, con đã không phụ lòng kỳ vọng đầu tiên của cô, “đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học”. Sau này, con cũng sẽ không phụ lòng kỳ vọng thứ hai của cô, đó chính là: “Sẽ không để cho cuộc sống ngày càng nhiều sức ép ở phía trước mà đánh mất đi niềm vui và hạnh phúc.”
Giáo viên được đề cập trong bài viết này là cô Trương Văn Dĩnh đến từ trường mẫu trung học Nam Dương ở thành phố Thượng Hải. Cô là giáo viên môn Văn cấp ba của tôi và đã q.u.a đ.ờ.i vào năm 2012.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *