Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ông Bùi (Lê)Công Hành , Thượng Thư Thái Bảo, Lương Quận Công (quan lại thời Hậu Lê). Ông cũng là ông tổ nghề thêu tại Việt Nam.
Năm Bính Tuất (1646), Lê Công Hành được cử đi sứ sang Trung Quốc; không biết vì ông đã đối đáp điều gì ngang ngược hay là vì muốn thử trí thông minh của sứ thần Việt Nam, người ta nhốt ông lên trên một cái lầu cao và rút đi tất cả cầu thang. Ở trên lầu suốt một ngày trời, ông chẳng thấy một ai đem cơm nước đến. Họ định giam mình đến chết đói chắc? Làm thế nào mà xuống lầu được? Nhìn quanh quẩn ở trên lầu, chỉ thấy có một cái bàn thờ. Trước bàn thờ, dựng hai cái lọng có ngù xanh, ngù đỏ trông rất đẹp. Trên cao, treo một bức nghi môn diềm màn thêu rồng phượng. Giữa bệ bàn thờ, bày một ông Phật Di lặc, bụng to, sơn đen. Trước mặt Phật là một cái bát hương, một đĩa trầu, một bát nước. Dưới chân bệ, có một cái choé to đựng nước cúng. Tịnh không có thức gì ăn. Để quên cơn đói, ông uống tạm mấy bát nước. Chả lẽ uống nước lã mà sống được ư? Ông ngắm nhìn Phật Di lặc. Ông phật bụng to vui đời cũng như đang nhìn ông và cười với ông. Ông tò mò đến gần xem ông Phạt làm bằng gì? Bằng gỗ sơn đen chăng? Bằng đồng đen chăng? Ông lấy móng tay cậy vào lưng Phật thì thấy bật ra một mảng con, lấy tay bóp vụn ra được như bột. Ông thử nhấm nhấm một tí bột. Ô hay! Sao nó lại ngòn ngọt như bột bánh khảo! Ông liền cậy một miếng to hơn, ăn vào miệng thì thấy thơm ngon như bánh. Ông reo thầm:
- Lương thực của ta đây!
Thế là cứ ngày ba bữa, ông bẻ tay Phật, chân Phật, ra ăn và khát nước cũng múc ở trong vò. Ở trên lầu, buồn quá, chẳng có việc gì làm, ông tháo chiếc nghi môn xuống. Ông thấy chỉ màu, đường thêu rất khéo. Ông cẩn thận gỡ từng sợi chỉ ra xem cách thêu: Thêu con rồng thì mắt rồng, vẩy rồng, móng rồng, chân rồng… như thế nào? Thêu con phượng, thì mắt phượng, mỏ phượng, cánh phượng, lông phượng… như thế nào? Ông càng xem càng say mê như được đọc một quyển sách hay. Ông nghĩ bụng: Ta phải tìm hiểu cách thêu này để về truyền dạy cho bà con. Ông xem xét tỉ mỉ mọi đường thêu.
Tìm hiểu đầy đủ cách thêu chiếc nghi môn rồi, ông lại tháo cái lọng ra xem xét…
Ông ăn ông Phật đã gần hết. Vò nước uống đã gần cạn. Nhìn ra ngoài trời thấy đàn chim bay lượn, ông thèm cuộc sống tự do của chúng quá. Giá ông có hai cái cánh. Như sực nhớ ra điều gì, ông chạy vào xem hai cái lọng (lọng). Ông giương lọng và đứng trên bàn thờ cao nhảy xuống sàn lầu. Lọng cản không khí đỡ ông rơi từ từ xuống sàn. Ông sung sướng nói với mình: - Thế là đã có cách xuống lầu!
Ông gì chặt hai cán lọng vào người và nhảy từ lầu cao xuống đất. Hai cái lọng như hai cái ô to giương ra và đỡ ông rơi nhẹ nhàng xuống đất. Bọn lính gác ở cổng reo hò: “Sứ thần nước Nam biết bay!”.
Đội quân nhảy dù đầu tiên người Việt Nam gồm những ai ???
Đó là những người tù Cộng Sản bị lưu đày ở hải ngoại ,được quân đội Đồng minh (Anh -Ấn) tuyển mộ và huấn luyện, sau đó tháng 10/1944, họ được nhảy xuống miền Bắc Việt Nam, và liên lạc với các tổ chức cách mạng VN, tham gia chống Phát xít Nhật. Đội này gồm 7 người: Hoàng Đình Giong, Lê Giản, Trần Hiệu, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Công Hoạt, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Hữu Nam. Các vị này, sau này đều là những cán bộ trung kiên và cao cấp của Quân đội, Công an, và Chính quyền cách mạng Việt Nam.