Đừng Tranh Luận!

Đừng Tranh Luận!

Đã bao giờ bạn tranh luận với ai đó (đặc biệt trên mạng) và kinh ngạc không hiểu tại sao một người sai đến như vậy lại không nhận ra rằng mình sai?

Hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế. Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn, xuất phát từ việc mọi người không thể nhận ra sự thiếu khả năng của họ.

Hiểu nom na là người kém hiểu biết không biết là họ còn nhiều điều không biết, nên nghĩ họ giỏi, còn người giỏi thật thì lại nghĩ ai cũng biết những thứ họ biết, nên nghĩ họ bình thường.

Hiện tượng này được miêu tả năm 1999 bởi hai giáo sư tâm học của Mỹ, David Dunning và Justin Kruger, trong bài báo: “Unskilled and Unaware of It: How Difficulties in Recognizing One's Own Incompetence Lead to Inflated Self-Assessments” (Tạm dịch: Thiếu năng lực và thiếu nhận thức về nó: Khó khăn trong việc nhận thức về sự bất tài của chính mình dẫn đến ảo tưởng sức mạnh bản thân).

Theo Dunning: “Nếu bạn dốt, bạn không
biết là mình dốt bởi kỹ năng cần thiết để đưa ra câu trả lời đúng chính là kỹ năng cần thiết để nhận diện câu trả lời đúng.”

Lần tới, khi bạn tranh luận với ai màkinh ngạc về cái sự sai của họ, rất có thể họ hoặc bạn, hoặc cả hai, là nạn nhân của hiệu ứng Dunning-Kruger.
Còn riêng tôi, tôi sẽ không bao giờ tranh luận với ai mọt cách vô ích, don gian, tôi chẵng muón khẩu chiến với bất kỳ ai, vi co the tôi lại trở thành nạn nhân của hiêu ứng Dunning-Kruger lúc nào kg biết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *