Bạn vẫn thường hay cãi nhau với người khác vì điều gì? Vì chút chuyện vặt hay vài lời nói không lọt tai. Cãi xong, bạn nghĩ sao lúc đấy mình lại dại dột thế nhỉ?
Cãi thua thì cảm thấy ấm ức không phục, trong khi cãi thắng thì cũng sứt mẻ tình cảm đôi bên. Người thông minh vốn không thích cãi vã hay xích mích với người khác.
Giải tỏa tâm trạng
Tranh cãi làm ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Xung đột với người khác không chỉ khiến tâm trạng trở nên tồi tệ, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn.
Khi còn trẻ, vốn tính ngựa non háu đá, Tăng Quốc Phiên thường xuyên xảy ra xích mích với người khác. Ông cho rằng đã là con người thì phải biết tranh đấu. Nếu như đến chuyện nhỏ còn không được thì làm sao tránh được chuyện lớn?
Dần dần, ông bị mọi người xa lánh. Điều đó khiến cho cuộc sống của ông trong những ngày tháng ở kinh thành trở nên u ám và không mấy vui vẻ. Sau này, ông hiểu vì mình quá ham tranh giành mà phải nhận lấy nhiều điều xui xẻo. Từ đó, ông tự kiểm điểm bản thân và quyết chí tu tâm dưỡng tính.
“Khi con người bị cảm xúc chi phối, những tham sân si có dịp trỗi dậy. Và nó sẽ khiến con người không còn làm chủ được tâm trí mình nữa.”
Cãi vã không còn là để phân định đúng sai, mà chỉ để giải tỏa tâm trạng.
Con người thì cứ bị cuốn theo những cuộc cãi vã không hồi kết như vậy. Những trận xung đột vốn là để đấu tranh với người khác, nay lại biến thành cuộc chiến giữa bản thân và nội tâm.
Năng lượng tiêu cực xuất hiện trong lúc bạn chỉ trích khuyết điểm của người khác, lên án sự bất công của xã hội. Đợi cho đến khi bạn giải tỏa hết bức xúc trong lòng, năng lượng tích cực sẽ xuất hiện để tiếp thêm động lực cho bạn. Nó sẽ nhắn nhủ bạn rằng cho dù cuộc sống còn vất vả, những hãy cứ mãi không ngừng nỗ lực vì ước mơ.
Những cuộc tranh cãi vô bổ với người khác luôn tiêu tốn một lượng lớn thời gian của chúng ta. Do đó, để tiết kiệm thời gian, thiết nghĩ chúng ta nên chuyển hướng tập trung vào cuộc sống của mình.
Hãy sống một đời giản đơn mà giàu ý nghĩa. Hãy mỉm cười mà bao dung cho con người. Khi ấy, những cảm xúc tiêu cực sẽ không còn bất cứ cơ hội nào để làm đảo lộn cuộc đời của chúng ta nữa.
Tranh cãi là thất bại
Chuyện nào ta cũng to tiếng để phân rõ đúng sai thắng thua. Kết quả là hai bên đều phải nhận lấy tổn thương sâu sắc. Chúng ta nên dùng thiện chí để giải quyết mâu thuẫn thì mới hàn gắn được các mối quan hệ đã đổ vỡ.
Cho dù bạn cãi thắng, bạn vẫn cứ là kẻ thất bại trong cuộc đời. Những phiền não vẫn cứ không ngừng quấn lấy khiến bạn ngạt thở. Chỉ có sự khoan dung và khiêm nhường mới giải thoát cho bạn khỏi xiềng xích mà thôi.
Khi gieo mạ non, người nông dân chỉ đi lùi chứ không đi tiến. Họ sẽ lùi cho đến chỗ không thể lùi thêm được nữa. Đó cũng chính là lúc họ đã gieo xong. Mối quan hệ giữa người với người cũng giống như việc gieo mạ. Bạn chỉ muốn tiến mà không chịu lùi, thì không chỉ phá hủy quan hệ của đôi bên mà còn bỏ lỡ cơ hội để hàn gắn tổn thương.
Lâu nay, ta vẫn tưởng người nền nã vì muốn giữ hòa khí mà hay phải chịu thiệt thòi. Nhưng nào đâu biết: họ đã dùng sự khiêm nhường của mình để đổi lấy chân tình, niềm tin và sự tôn trọng của bao người khác. Cuộc sống của họ vì thế mà trở nên đẹp đẽ muôn phần.
Thái độ sống nhã nhặn ắt sẽ ít đi những thị phi. Người vui vẻ hay nói hay cười, ắt sẽ kết bạn được với nhiều người. Người mà tính khí nóng nảy thì động cái gì cũng chỉ trực to tiếng cãi nhau. Thần may mắn của họ cũng bị sự nóng nảy ấy dọa cho chạy mất. Đừng tranh giành chuyện đời, hãy để mọi thứ tùy duyên.
Thông minh, không to tiếng
Bạn đúng thì bạn chẳng cần phải tức giận. Bạn sai thì bạn chẳng có quyền để tức giận. Tức giận là dùng sai lầm của người khác để hành hạ bản thân. Suốt ngày tức giận và cãi vã không chỉ tổn hại sức khỏe mà còn làm rối loạn tấm trí.
Cuộc đời này rất ngắn. Chúng ta cứ như vậy thì chỉ chuốc lấy cho mình biết bao phiền phức và ưu tư? Không tranh chuyện đời, tất sẽ tránh được rắc rối. Không tranh với người, tất sẽ tránh được bất hòa.
Khoan dung chính là liều thuốc chữa lành mọi vết thương. Chúng ta dùng sự nhã nhặn để đổi đãi với những kẻ tiểu nhân. Chúng ta mỉm cười mà bỏ ngoài tai những chuyện thị phi ngoài xã hội.
Con người trưởng thành sẽ lĩnh ngộ được bài học: người biết khiêm tốn và có lòng khoan dung mới chính là người thông minh.
Ca dao có câu:
“Chim khôn kiểu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
Người thông minh hiểu nếu vì chuyện nhỏ mà tổn thương hòa khí thì chính là tự tay vứt bỏ đi cơ hội và may mắn của bản thân.
Theo Tri thức trẻ