BDSM là gì và tại sao người ta tìm đến nó?

Hi guys it’s Molly here!!!

Như đã hứa (ở một comment nào đó trong bài dịch của mình 

), bằng vốn kiến thức hạn hẹp của bản thân, mình sẽ đem các kiến thức về BDSM lại gần với các bạn độc giả của RVN hơn. Bản thân mình cũng đang là người hàng ngày cần phải tiếp thu những kiến thức giáo dục giới tính mới, mình cũng không được học qua những khóa học cơ bản và tiếc thay cũng không có nhiều tài liệu official định nghĩa đúng đắn hay làm rõ về muôn hình vạn trạng của BDSM; vì vậy mình mong rằng sẽ nhận được những đóng góp và sửa lỗi tích cực từ các bạn nếu kiến thức cá nhân của mình có gì sai sót! 

Ngoài ra, mình cũng sẽ sử dụng song ngữ Anh Việt trong bài viết này vì có những thuật ngữ đơn giản không thể giải thích hết bằng tiếng Việt.

Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đã/từng cảm thấy thích thú/hứng thú hay thậm chí hỏny khi xem/chứng kiến một hoạt động tình dục kỳ lạ (đôi khi còn cảm thấy khá sai trái và bất thường); đừng cảm thấy lo lắng quá nhé, vì bạn không phải là người duy nhất k-i-n-k-y như vậy đâu. 

 Mình không muốn lấy 50 Shades of Grey ra làm chuẩn mực để nói về BDSM, tuy nhiên tựa sách này đã bán được 100 triệu bản (chưa tính các bản dịch và các phần tiếp theo thuộc series sách này) và kể cả doanh thu mà phim dựng lên từ sách này mang về chứng tỏ một điều rằng không hiếm người trên thế giới này yêu thích/tò mò về BDSM.

Quay lại chủ đề chính hôm nay: BDSM là gì và tại sao người ta tìm đến nó?

Nếu bẻ “term” ra mà nói, thì BDSM tượng trưng cho:

  1. Bondage: sự ràng buộc.
  2. Discipline: sự trừng phạt (hoặc cũng có thể là Dominant: sự thống trị)
  3. Sadism: bạo dâm (hoặc cũng có thể là Submission: sự phục tùng)
  4. Masochism: khổ dâm

Bóc “term” ra nghe đáng sợ nhỉ? Nhưng đó hẳn là lý do vì sao người ta khá bài xích và có thành kiến khi nhắc đến BDSM. Liên tưởng đầu tiên của bạn sau khi mình bóc “term” chắc hẳn là chuyện hồi tháng 12 năm 2020 khi người ta phát hiện ra một nam thanh niên chết trong tình trạng bị cột chặt chân tay, đầu và miệng bị quấn băng keo, tử vong trong tư thế quỳ ở ban công ở Bình Thạnh TP HCM; hay tệ hơn là một cái video BDSM hardocre nào đó mà bạn vô tình bắt gặp như là anh trai nào đó bị dẫm lên quả cà hay chị gái nào đó đang tận hưởng chuyện bị…tè lên người (Golden Shower). Tuy nhiên, ít ai biết rằng 2 quy tắc quan trọng nhất và cũng là 2 quy tắc hàng đầu với BDSM chính là:

  1. Consent: Sự đồng thuận.
  2. Trust: Sự tin tưởng giữa 2 người.

Nếu không có sự đồng thuận, thì chắc chắn sẽ không có sự tin tưởng và ngược lại. Thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, thì bạn (hay bất cứ ai) không nên bắt đầu một mối quan hệ/một BDSM scene.

Trong một bài dịch gần đây, mình có nhắc đến chuyện trao đổi quyền lực trong một mối quan hệ (power exchange). Đây cũng là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi mô tả các mối quan hệ thống trị – phục tùng cũng như cộng đồng BDSM. Vậy có thể hiểu rằng, trong một power exchange relationship (mối quan hệ trao đổi quyền lực), một bên sẽ tự nguyện từ bỏ quyền kiểm soát của bản thân (trong một số tình huống nhất định, hoặc toàn thời gian) và bên còn lại tất nhiên sẽ là bên tự nguyện nắm quyền kiểm soát. Một khi bạn đã bằng lòng thiết lập power exchange trong mối quan hệ của mình, thì trong một số tình huống nhất định (đã được đồng thuận từ trước giữa 2 bên), người phục tùng (sau này mình sẽ gọi là Sub) sẽ phải đầu hàng và phục tùng người thống trị của mình (sau này mình sẽ gọi là Dom). Ngoài ra còn có các yếu tố phổ biến khác liên quan đến power exchange relationship như sự ràng buộc (bondage) và kỷ luật (discipline).

Để có được sự đồng thuận và tin tưởng giữa 2 bên trước khi bước vào một mối quan hệ trao đổi quyền lực/hoặc một scene (khá tương tự với một vở diễn, BDSM scene là một thời điểm nhất định khi 2 bên “nhập vai” để thỏa mãn sex fantasy của mình); thì giữa 2 bên thường sẽ có những buổi nói chuyện để nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau, nâng cao khả năng giao tiếp giữa 2 người, vạch rõ ranh giới của đối phương và đưa ra các từ an toàn (safe words). Ví dụ:

  • “Em cảm thấy thích khi anh tét vào mông em khi em không nghe lời.”
  • “Em không thích bị gọi là con ph*, nhưng em sẽ hứng khi bị gọi là con d*.”
  • 2 bạn có thể bàn bạc về những hình phạt từ nặng đến nhẹ như: spanking, tease and denial, cum privately in public,… dành cho các lỗi lầm (thường là Sub cố ý để bị phạt) từ thấp đến cao.
  • Hoặc cũng có thể là những phần thưởng cho nỗ lực ngoan ngoãn của Sub như: cuddle, bedtime story, eaten out,…etc.
  • Safe words là những từ khóa mà Sub sẽ nói ra khi đạt đến giới hạn và Dom BẮT BUỘC phải giải thoát Sub khỏi BDSM scene cũng như dừng tất cả hoạt động lại. Phổ biến nhất là 3 mốc red/yellow/green, hoặc cũng có thể là 1 từ gì đó khác.
  • Các ranh giới mà Dom có thể harrash, hạ nhục như kiểu: “Anh có thể gọi em là condi của anh nhưng đừng nói em là ph* đứng đường, tuột mood lắm.”

(Chi tiết về các hoạt động này, mình sẽ để dành ở số sau nhé hihi, hôm nay học đai cương thôi)

Có nhiều mức độ khác nhau của các mối quan hệ trao đổi quyền lực trong cộng đồng BDSM. Ví dụ, một số cá nhân chỉ sử dụng power exchange như một vai trò trong các hoạt động tình dục, trong khi đó có những cá nhân khác sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày của họ. Có cả lối sống TPE (Total Power Exchange) nơi mà Sub được yêu cầu từ bỏ mọi quyền kiểm soát của họ, không có giới hạn hoặc ranh giới. Điều này bao gồm việc kiểm soát cả chế độ ăn uống, nghề nghiệp và các hoạt động xã hội của Sub. Để đổi lấy sự phục tùng hoàn toàn này, Dom cần phải chịu trách nhiệm về sức khỏe, tài chính, sự an toàn và hạnh phúc của Sub. Trong các bài viết của mình trong tương lai, mình sẽ đề cập về power exchange trong khuôn khổ giường chiếu; kiến thức về TPE ở trên chỉ sử dụng cho mục đích tham khảo 

Vậy vì sao người ta lại hứng thú và tìm đến BDSM bất chấp những điều tiếng và định kiến của xã hội?

Thuật ngữ BDSM bắt nguồn từ năm 1969, mặc dù các khía cạnh của BDSM đã hiện hữu từ nhiều thế kỷ trước.

  • Kama Sutra, một văn bản tiếng Phạn được tôn kính về tình dục được viết ở Ấn Độ khoảng 2.000 năm trước, mô tả sáu vị trí thích hợp để đánh hạ gục ai đó một cách đầy đam mê. Nó cũng có các chương có tiêu đề “Cào cấu”, “Cắn” và “Đổi vai”.

Đọc thêm ở đây: https://www.sacred-texts.com/sex/kama/kama207.htm

  • Năm 1953, một nghiên cứu của Viện Kinsey cho thấy 55% phụ nữ và 50% nam giới bị kích thích vì bị cắn.

Đọc thêm ở đây: https://kinseyinstitute.org/research/faq.php

  • Và ngay cả trước khi Fifty Shades of Grey ra mắt, 20% người trưởng thành trên toàn thế giới cho biết đã quan hệ bằng cách đeo mặt nạ, bịt mắt hoặc các hình thức bondage, theo Khảo sát tình dục toàn cầu của Durex năm 2005.

Mình có download đc tài liệu này và upload ở đây, khá thú vị nên tham khảo khi bạn muốn nhé! https://drive.google.com/…/1t0WcR7Mc47913…/view…

Đã có những lúc, những chuyên gia về sức khỏe – tâm lý nghi ngờ rằng những cá nhân yêu thích/thực hiện những hành vi trao đổi quyền lực có liên quan đến BDSM là những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa việc có tồn tại sự đồng thuận giữa 2 bên khi thực hiện các hành vi BDSM hay không. Ví dụ rối loạn bạo dâm liên quan đến việc gây ra nỗi đau thể xác và tinh thần cho người khác với mục đích thỏa mãn tình dục một cách ÉP BUỘC. Sự khác biệt giữa BDSM và rối loạn bạo dâm/khổ dâm chính là SỰ ĐỒNG THUẬN.

Vì vậy, phần lớn những người đam mê BDSM đều khỏe mạnh về mặt tinh thần. Họ là những cá nhân nhận thấy sự thân mật truyền thống (vanilla) không thỏa mãn được họ, và họ mong muốn điều gì đó mãnh liệt hơn.

Mọi người luôn tự hỏi bản thân (và hỏi luôn chị Google) rằng: “Liệu tôi có bình thường không khi quan tâm đến BDSM?”. Nếu định nghĩa “bình thường” của bạn dựa trên số người đang thực hiện nó, thì BDSM là một thế giới nơi những người bình thường sinh hoạt tình dục theo một cách cụ thể. Họ biết rất rõ mình đang làm gì, họ biết bản thân muốn gì và biết cách thỏa mãn bạn tình của mình. Nhắc đến BDSM thì không có chuyện làm qua loa, trả bài, làm cho lấy lệ được đúng không? 

Lý do người ta tìm đến BDSM, cũng chính là lý do con người tìm đến tình dục: khoái cảm và sự thỏa mãn. Nếu tình dục truyền thống là Vanilla, thì BDSM giống như những gia vị cay nồng khiến cuộc chơi của bạn được nâng tầm. Quan điểm cá nhân của mình là không nên tách rời BDSM và Vanilla, bởi vì cả 2 bổ trợ nhau rất tốt. Giống như cách con người ta ăn uống vậy. Vì sao có những món ăn phải cay mới bật được vị? Vì sao người ta thích ăn mướp đắng? Hầu hết chúng ta đều không thích đồ ăn nhạt nhẽo, tuy nhiên mỗi cá nhân sẽ thích gia giảm lượng gia vị khác nhau. Mì cay còn có đến 7 cấp độ, thì BDSM ngại gì mà không có nhiều levels? 

Mong rằng sau bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn thoải mái hơn về BDSM cũng như bớt đi được phần nào định kiến/ấn tượng xấu về nó. Mình sẽ quay lại ở số sau với những roles và hoạt động thường thấy trong BDSM. Còn khi nào quay lại thì mình không biết ahihihi.

Have fun reading!

Nguồn: Molly Do / RVN GROUP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *