Hãy đi thẳng vào vấn đề. Không có lý do chính đáng nào để việc học đại học trở nên đắt đỏ như ở Hoa Kỳ. Thực tế đáng buồn là do sự kết hợp của các chính sách tồi tệ đã khiến học phí tăng cao. Một số chính sách được đặt ra bởi các chính trị gia, một số chính sách là sản phẩm của chính các trường đại học.
Vậy thì giá cả của việc học đại học có liên quan gì đến bức ảnh dưới đây (ảnh 1: Công viên nước). Câu trả lời sẽ được tìm thấy ở phía cuối.
Vấn đề đã trở nên tồi tệ đến mức nào?
Chi phí học đại học đã tăng phi mã từ những năm 1970, theo tạp chí Forbes, học phí đại học đã tăng nhanh gấp gần 8 lần so với lương. (ảnh 2: Biều đồ cho thấy thu nhập của người Mỹ không theo kịp tốc độ tăng của học phí.)
Học phí tăng nhanh gấp ha lần so với tốc độ lạm phát (ảnh 3: Biểu đồ cho thấy học phí thực tế tăng nhanh hơn so với học phí đã loại bỏ yếu tố lạm phát)
Cùng thời điểm, khi giá năng lượng tăng với tỉ lệ phần trăm thấp hơn, giám đốc điều hành của các công ty dầu mỏ bị lôi đến trước quốc hội để điều trần và chỉ trích.
Cho đến nay, hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng vẫn không được đối xử như vậy, thật là đáng tiếc.
Thực tế là không có lý do chính đáng nào cho việc học đại học lại trở nên đắt đỏ nhanh chóng như vậy. Trái ngược với những quan niệm sai lầm phổ biến, vấn đề không phải là thiếu chi tiêu của khu vực công. Như Giáo sư Luật Paul F. Campos đã chỉ ra…
“Trên thực tế, đầu tư công vào giáo dục đại học ở Mỹ ngày nay lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ hoàng kim của chi tiêu công vào những năm 1960, , tính bằng đô la được điều chỉnh theo lạm phát. Mức chi tiêu như vậy đã tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với chi tiêu bình quân của chính phủ. Ví dụ, ngân sách của quân đội ngày nay cao hơn khoảng 1,8 lần so với năm 1960, trong khi ngân sách lập pháp cho giáo dục đại học cao hơn 10 lần ”.
Số tiền chi cho giáo dục đại học đã tăng nhanh hơn 5 lần so với số tiền chi cho quốc phòng. Các yếu tố góp phần làm tăng học phí hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của những cơ sở đào tạo, và họ đưa ra quyết định sai lầm ở mỗi bước.
Vậy điều gì đang khiến việc học đại học trở nên đắt đỏ như vậy.
1. Bộ máy quản lý cồng kềnh
Đã có một sự mở rộng đáng kinh ngạc về số lượng quản trị viên trong các khuôn viên trường đại học. Sự mở rộng đó đã tạo ra một nhu cầu giả tạo, làm tăng lương trong lĩnh vực quản trị. Một lần nữa, Giáo sư. Campos đã viết:
“Một yếu tố chính khiến học phí gia tăng là sự mở rộng liên tục của bộ máy quản trị. Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, các vị trí hành chính tại các trường cao đẳng và đại học gia tăng 60% trong quãng thời gian từ năm 1993 đến năm 2009, mà theo báo cáo của Bloomberg là tăng gấp 10 lần so với tỷ lệ tăng trưởng của các vị trí giảng viên thường xuyên.
Đáng chú ý hơn nữa, một phân tích của một giáo sư tại Đại học Bách khoa California, Pomona, cho thấy rằng, trong khi tổng số giảng viên toàn thời gian của hệ thống Đại học bang California tăng từ 11.614 lên 12.019 trong giai đoạn 1975-2008, tổng số quản trị viên tăng từ 3.800 lên 12.183 – tăng 221%. ”
Không chỉ số lượng quản trị viên tăng lên, tổng quỹ lương cho quản trị viên cũng tăng chóng mặt.
“Mặt khác, không có lập luận xác đáng nào ủng hộ xu hướng gần đây đối với mức lương bảy con số cho các quản trị viên đại học cấp cao, trừ khi người ta coi những khẳng định không có bằng chứng về“ thị trường ”là khắt khe về mặt trí tuệ.”
Bằng nhiều cách, các quản trị viên đã giúp tạo ra bầu không khí cần thiết cho họ. Nếu bạn định thực hiện quy tắc phát biểu dành cho sinh viên, nhằm giúp cho sinh viên trở nên tốt đẹp, bạn sẽ cần một người mà sinh viên có thể phàn nàn nếu ai đó sử dụng cụm từ “handyman” thay vì “handyperson” và nhân sự đó cũng có thể có một gói bồi thường lớn hơn sáu con số.
Theo Ivy Kaplan trên tờ The Globe Post, “từ năm 2003 đến 2013, nhiều cơ sở đào tạo 4 năm đã chi nhiều hơn cho việc quản lý, dịch vụ sinh viên và hỗ trợ học tập so với việc giảng dạy, theo Dự án Chi phí Delta.”
2. Không có mức học phí thực sự
Cơ quan quản lý cồng kềnh cho chúng tôi biết tất cả số tiền tăng thêm sẽ đi đâu, nhưng nó không giải thích cơ chế được sử dụng để moi tiền của học sinh và phụ huynh. Trong phần này, tôi sẽ cố gắng giải thích các chính sách hợp pháp đang được ứng dụng, nhưng không nên được áp dụng.
Giả sử trường cao đẳng có quá nhiều học sinh gốc Á và quá nhiều sinh viên nữ ra trắng, và thực sự muốn có thêm sinh viên để đáp ứng mục tiêu về chủng tộc nhất định. Trường sẽ tính mức giá khác với các sinh viên “được mong muốn hơn”. Tức là mức học phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào việc bạn đến từ đâu hoặc tổ tiên bạn đến từ đâu. Theo Adam Davidson, đây có thể là lý do ‘quan trọng nhất’ khiến học phí đại học tăng vọt.
Về bản chất, học phí càng cao, các trường đại học càng dễ dàng tuyển được chính xác loại sinh viên họ muốn bằng cách giảm giá học phí cho họ, theo Kevin Crockett, một nhà tư vấn của Ruffalo Noel Levitz, một công ty chuyên giúp các trường cao đẳng và đại học thiết lập giá cả.
Crockett nói với The Times Magazine: “Tôi phải có đủ chỗ với giá thấp hơn mức niêm yết cao nhất. Davidson giải thích: “Một trường học thu phí 50.000 đô la có thể đưa ra một loạt các chiêu dụ cho các nhóm sinh viên khác nhau: một số có thể trả 10.000 đô la, những người khác 30.000 hoặc 40.000 đô la. Và một số ít có thể trả toàn bộ.”
“Giá khởi điểm” của Toyota 86 phiên bản GT là $ 28,000.
Nếu người bán xe điều hành theo cách các trường đại học thực hiện, giá cơ sở của chiếc xe đó sẽ là $60,000. Nếu có quá nhiều người châu Á lái Toyota 86, thì ông Nguyễn sẽ phải trả toàn bộ $60,000. Nhưng giả sử Toyota quyết định rằng không đủ người Samoans lái Toyota 86, ông Leota sẽ chỉ phải mua với mức giá $20,000, chỉ bằng một phần nhỏ của khoản $60,000 mà ông Nguyễn hay bà Anderson phải trả. Có thể Toyota muốn có nhiều vận động viên lái Toyota 86 hơn, thế nên giá sẽ giảm còn $15,000 cho những ai từng tham gia giải chạy Boston Marathon. Có thể Toyota không bán đủ xe 86 ở các bang phía Nam, nên sẽ giảm giá ở Virginia Minnesota và Helena Montana xuống $18,000. Mức giá $60,000 do các tài xế trả ở California và New York sẽ bù cho cá tài xế ở Montana và Minnesota. Có lẽ Toyota nhận ra rằng một người thông thương không thể mua một chiếc Toyota 86 với mức giá $60,000, nên họ sẽ tạo ra mức giá đặc biệt để khá nhiều người có thể mua xe với mức giá rẻ hơn nửa so với giá niêm yết. Những người có thể trả toàn bộ, sẽ phải trả $60,000 cho một chiếc xe trị giá $28,000.
Nghe có vẻ là một hệ thống điên rồ. Nhưng đó chính xác là cách hoạt động của học phí. Về cơ bản hệ thống kinh doanh này đã được áp dụng trong vài thập niên gần đây, đặc biệt là ở các trường cao đẳng giáo dục khai phóng tư nhân, dù cho hình thức kinh doanh này có thể là bất hợp pháp ở phần còn lại của thế giới.
3) Hỗ trợ tài chính làm tăng học phí
Hãy quay lại với thí dụ về giá ô tô. Nhiều năm trước, tôi đã mua một chiếc Jeep Wrangler với giá khoảng $14,000 bằng cách nói với người bán xe 14k là tổng số tiền tôi có, và tôi sẽ không trả thêm trong bất kỳ trường hợp nào
Người bán xe đã chốt bán với giá $14,000. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một chương trình hỗ trợ của chính phủ sẽ trả thêm $10,000 vào bất kỳ khoản chi nào của tôi? Bạn có nghĩ rằng người bán xe sẽ để tôi lái chiếc Jeep ra khỏi bãi đỗ mà chỉ phải móc ví $4000? Ồ không! Nếu phủ đang vung tiền, anh ta sẽ bán cho tôi với giá $24,000.
Đăng trên Forbes, Preston Cooper giải thích Cách các khoản vay không giới hạn dành cho sinh viên thúc đẩy tăng học phí thông qua một quá trình tương tự.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy một đô la giảm đi (không phải là tăng thêm) do các khoản vay trợ cấp cho sinh viên làm tăng học phí được công bố thêm 58 xu tại một trường đại học điển hình, với tác động lớn hơn khi việc cắt giảm hỗ trợ tài chính của tổ chức được tính đến. Một nghiên cứu được NBER công bố vào năm ngoái đã kết luận rằng những thay đổi đối với các khoản vay của liên bang dành cho sinh viên là lý do đầy đủ để giải thích việc tăng học phí ở các trường cao đẳng phi lợi nhuận. Và một phân tích năm 2014 cho thấy rằng các trường cao đẳng vì lợi nhuận đủ điều kiện nhận khoản vay hỗ trợ sinh viên từ liên bang tính học phí cao hơn 78% so với các trường tương tự nhưng không đủ điều kiện hỗ trợ.
(4) Chương trình giảng dạy của Đại học Hoa Kỳ hướng đến những sinh viên chưa được chuẩn bị.
Bạn tôi ở Soren – Đan Mạch mất ba năm để có bằng kinh doanh. Một cặp đôi người Anh tôi gặp ở một trang trại ở Montana là luật sư. Thời gian học đại học của họ ít hơn nhiều so với mức yêu cầu 7 năm ở Hoa Kỳ, vì Luật là khoá học đại học. Một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng mà tôi gặp vài lần được đào tạo ở Đức, quá trình học y của ông ấy kéo dài 6 năm, đó là do ông ấy đã chuẩn bị đầy đủ cho kỳ thực tập của mình 6 năm sau khi tốt nghiệp trung học. Phật thuật viên đó có trình độ tay nghề đáng chú ý, nhưng thời gian học của ông ấy không quá dài.
Khóa học kinh tế ở Đại học Oxford (anh) kéo dài 3 năm. Bạn có thể lấy bằng cử nhân kinh tế tại Oxford chỉ với ¾ thời gian để có bằng đại học ở Mỹ.
Sinh viên Hoa kỳ thường mất 4 năm học đại học, dành nhiều thời gian để học lại các môn đã được dạy ở trường trung học. Tôi đã mất một năm học lịch sử Mỹ ở trung học, và phải mất thêm một năm nữa cho cùng nội dung ở trường đại học. Tôi đã học về chính phủ ở trường trung học, và sau đó học Khoa học Chính trị ở trường đại học, với cùng nội dung học. (Hình 4: 120 tín chỉ để lấy bằng. Chia ra làm môn giáo dục phổ thông,môn chuyên ngành, và các môn tự chọn.)
Khi một Dược sĩ tương lai 18 tuổi ở Bath (Anh) đang nghiên cứu về chuyên môn của mình, một người Mỹ 18 tuổi đang tham gia các môn học “giáo dục phổ thông” tương tự như đã học ở trường trung học với một loạt các môn tự chọn nhằm giúp họ tìm ra chính mình. Và trường thì quá hạnh phúc với việc thu $500+ mỗi tín chỉ với các môn mà sinh viên có thể học với giá $100 tại trung tâm giáo dục cộng đồng.
Trải nghiệm giáo dục trung học kéo dài đắt đỏ này là sản phẩm của hai sự phẫu thuật trong 12 năm giáo dục phổ thông.
Phần lớn bố mẹ muốn con cái đi học đại học
Phần lớn học sinh trung học không muốn nỗ lực quá nhiều
Điều đó có nghĩa là, rất nhiều sinh viên, những người không biết mình muốn làm gì khi trường thành, chỉ cần vào đại học và tham gia một loạt các môn học ngẫu nhiên để thoát khỏi các yêu cầu về môn giáo dục phổ thông. Thường có nhu cầu lớn đối với các môn học không yêu cầu nhiều nỗ lực mà vẫn có thể cải thiện điểm trung bình. Những môn phổ biến nhất được được giảng theo kiểu thảo luận không chính thức, ít chấm điểm bài tập và dễ kiếm điểm A.
Những môn này không đem lại nhiều giá trị cho trí tuệ của sinh viên, nhưng giúp sinh viên lại gần hơn với con số 120 thần kì nhằm tốt nghiệp. Nhưng hãy nhờ, sinh viên phải trả cho từng tính chỉ, và cũng phải trả tiền thuê nhà, tiền ăn và giải trí trong lúc tích luỹ đủ 120 tín chỉ.
Ngoài ra cũng có vấn đề với các khoá học phụ đạo
(Hình 5: Lượng sinh viên đăng ký học các môn phụ đạo kiến thức trung học tăng nhanh trong thập kỷ vừa rồi, và cũng tăng tỷ lệ chi tiêu trong khoản vay hỗ trợ học phí trước khi bắt đầu học tín chỉ đại học – Wall Street Journal )
Trong nhiều trường hợp, sinh viên nhập học cao đẳng hoặc đại học chuẩn bị kém đến mức phải học cùng các môn Đại số mà học sinh lớp 8 học, hoặc các lớp tiếng Anh nhằm chuẩn bị cho môn English Compositon trình độ trung học, nằm trong phần giáo dục đại cương mà họ phải tham gia. Josh Mitchell đã viết trên Wall Street Journal.
“Sinh viên đại học ngày càng chi nhiều tiền hỗ trợ tài liên bang và các khoản vay vào các khóa học cấp trung học không được tính vào bằng cấp, mặc dù đã có bằng chứng cho thấy các khóa học không hiệu quả và có thể góp phần làm tăng tỷ lệ bỏ học.
Số lượng sinh viên đại học tham gia ít nhất một khóa học phụ đạo đã tăng đến 2,7 triệu trong năm học 2011-2012 từ mức 1,04 triệu trong năm 1999-2000, theo dữ liệu liên bang. Trong cùng khoảng thời gian đó, số tiền trợ cấp liên bang dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp đăng ký ít nhất một khóa học phụ đạo đã tăng 380%, tính cả lạm phát, số liệu của Bộ Giáo dục cho thấy. Cũng có một sự gia tăng mạnh mẽ các khoản vay sinh viên trong số học sinh phụ đạo. ”
Vì vậy, trong khi một sinh viên tại Đại học Bath (UK) có thể đang tiến bộ để đạt được năng lực như một Kỹ sư Robot, thì người đồng cấp của anh ta ở Hoa Kỳ đang học những môn đương với một lớp cấp thấp hơn.
Ở Châu u và hầu hết các nước còn lại trên thế giới, học sinh phải thi vào một trường đại học. Nếu bạn không vượt qua kỳ thi, bạn sẽ không vào đại học. Thực tế đơn giản này đảm bảo rằng dược sĩ hoặc nhà kinh tế sắp tới tại một trường đại học ở Lithuania hoặc Ấn Độ đã có một nền giáo dục phổ thông tốt hơn so với người đồng cấp Mỹ của mình, anh chàng Mỹ đó cũng cần hoàn thành các yêu cầu giáo dục phổ thông của mình tại một trường cao đẳng.
Điều chỉnh chương trình đại học phù hợp với những học sinh tốt nghiệp trung học, những người thích chơi trò chơi điện tử hoặc nhìn chằm chằm vào điện thoại của họ hơn là đọc một cuốn sách không hề rẻ. Và điều đó đang làm tăng chi phí giáo dục.
(5) Sự gia tăng của các khoá học, chuyên ngành và khoa mơ hồ
Khi các trường cao đẳng có số lượng chuyên ngành ít hơn và những chuyên ngành đó có lộ trình hoàn thành được quy định nhiều hơn, thì quy mô kinh tế nhất định sẽ xuất hiện.
Nếu bạn đang trả cho một giáo sư người Anh $100,000 / năm và ông ấy dạy một khóa học bắt buộc về Shakespeare cho 100 sinh viên, thì đó là giá trị khá tốt so với số tiền bỏ ra. Nếu một giáo sư khác trả số tiền tương tự khi dạy về các khoản lợi nhuận bất thường của giảng viên cho 20 sinh viên, thì về cơ bản chi phí tương đương với như với 100 sinh viên.
Có một sự thật được thừa nhận, là, nên có một số chỗ cho sự quan tâm cá nhân trong một chuyên ngành, nhưng sinh viên đã có thể đáp ứng các yêu cầu tốt nghiệp tại các trường khác nhau với những môn như:
Giải mã Buffy the Vampire Slayer (Đại học Emerson)
Leo cây (Cornell)
Triết học của gia đình Simpsons (UC Berkeley)
Calvin và Hobbes (Oberlin) (nhân vật hoạt hình)
Vị trí xếp hàng (Oberlin)
Hình xăm trong văn hóa đại chúng Mỹ (Scripps)
Cách phối đồ (Princeton)
Hội thảo về Nghiên cứu chuyển giới (CSULA)
Lady Gaga và Xã hội học về Danh vọng (U. Nam Carolina)
Cách xem TV (Montclaire State U)
Makin ’Whoopi: Goldberg’s Canon (Cao đẳng Bates)
Lịch sử lướt sóng (UCSB)
Làm sáng tỏ Hipster (Tufts)
Thơ của người chuyển giới (Cao đẳng Hunter)
Sống sót sau Ngày tận thế thây ma sắp tới (bang Michigan)
OK, tôi thực sự thích ví dụ cuối
Người ta có thể tranh luận về giá trị của bất kỳ khóa học cụ thể nào, nhưng thực tế là việc cung cấp một món ăn quý hiếm tuyệt vời sẽ ít hiệu quả hơn về chi phí so với việc có một con đường xác định rõ ràng cho một tấm bằng. Sẽ có ý nghĩa hơn nhiều và tiết kiệm chi phí hơn nếu có ít sự lựa chọn hơn và khắt khe hơn về mặt học thuật. Và tôi có thể sống mà không có khóa học về Ngày tận thế thây ma nếu bạn có thể sống mà không có khóa học về Lady Gaga của mình. Và việc không ai trong chúng ta đạt được điều mình muốn có thể làm cho việc học đại học trở nên hợp lý hơn.
Nhưng không chỉ đơn giản là những môn học ít gặp đơn lẻ. Đại học California, Santa Cruz còn có chương trình cấp bằng Lịch sử về Ý Thức, nơi sinh viên có được cái nhìn sâu sắc về niềm tin chính trị của bản thân mình.
Bạn có thể lấy bằng chuyên ngành giới tính ở Đại Học bang San Francisco. Bạn có thể lấy bằng Nghiên cứu về Canada ở một số trường đại học như Duke, John Hopkins, SUNY and Đại học Vermont.
Có chuyên ngành cụ thể như Canada hoặc bất kỳ nghiên cứu nào khác là một ví dụ về sự thiếu hiệu quả hơn so với các chuyên ngành trong quá khứ. Không có lý do gì một học giả quan tâm đến Canada không học về Lịch sử, Văn học hoặc Chính trị và thực hiện các dự án nghiên cứu cá nhân hoặc luận án cấp cao của họ về Canada.
7. Các trường cao đẳng đã áp dụng một mô hình sang trọng để thu hút sinh viên.
Theo một số nghiên cứu, một tỷ lệ lớn sinh viên các trường đại học Mỹ chỉ dành 5 giờ mỗi tuần để lên lớp. Nếu bạn đang chi $50,000 cho một năm đại học và chỉ học 5 giờ một tuần, bạn sẽ cần phải làm gì đó. Đó là lúc các cơ sở và hoạt động bên lề phát huy tác dụng.
Khi tôi học đại học của mình tại một khuôn viên U.C vào cuối những năm 80, phòng tập gym của ký túc trông giống như ảnh 6.
Khi tôi đang làm một số công việc sau đại học tại U.C vào đầu những năm 2000, sinh viên có quyền truy cập vào một trung tâm tập luyện hiện đại (Hình 7)
Nhiều trường học còn có cả tường leo núi trong nhà. Có cả một ngành công nghiệp chế tạo tường leo núi trong nhà cho các trường đại học (hình 8)
Và nếu tường leo núi trong nhà có vẻ không đủ độ lố lăng, một số trường đại học thậm chí còn lắp đặt các công viên nước để thu hút sinh viên, chẳng hạn như công viên nước này tại Đại học công nghệ Texas (hình 9)
ABC News đã đưa tin về sự gia tăng của các phòng ở sang trọng và sự gia tăng cơ sở vật chất của các trường cao đẳng ở Mỹ.
Giá học phí đại học đã tăng vọt bởi vì các trường đại học đang chi tiền cho quá nhiều thứ không liên quan đến việc thực sự áp dụng chương trình đào tạo trình độ cao hơn cho sinh viên đã chuẩn bị sẵn sàng. Từ ban quản trị cồng kềnh đến leo núi trong nhà, rất nhiều tiền đang bị lãng phí. Thật không may, học sinh và phụ huynh đang được khuyến khích gánh thêm mức nợ ngày càng tăng để trả cho “dòng sông lười biếng” hoặc gói đền bù sáu con số cho quản trị viên đa dạng và hòa nhập.
Nguồn: Vĩnh Linh / QRVN – X