NHỮNG NGƯỜI THƯỜNG KHIẾN CHÚNG TA KHÓ CHỊU, LIỆU HỌ CÓ ĐÁNG GHÉT ĐẾN THẾ KHÔNG?

Tôi thường gặp hai kiểu người ở phòng tham vấn. Những người không thuộc về bất cứ nơi đâu, sống không có cội nguồn và những người lựa chọn nhầm người bạn đời, thường xuyên đau khổ vì cuộc sống hôn nhân bất hạnh. Nhưng giữa họ đều có một điểm chung quan trọng – họ là những đứa trẻ không được chào đón từ khi còn nhỏ.  

Theo Hans Joachim Maaz, những người có những hành động “phản cảm” khiến mọi người xung quanh phải cau mày thường “có quá khứ bị từ chối, không được chào đón”. Những người gây phẫn nộ, cư xử đáng ghét và bị mọi người xung quanh tránh né thực tế là những đứa trẻ bị bố mẹ từ chối từ khi sinh ra. Nguyên nhân nền tảng khiến tâm lý của họ méo mó là do tổn thương bị từ chối.

Một điều thực sự bất hạnh là trẻ nghĩ “Mình đáng như vậy”, nhận trách nhiệm bị bỏ rơi và luôn hoài nghi về giá trị của sự tồn tại của bản thân. Rất nhiều trẻ không được bố mẹ chào đón vật lộn với cảm giác tội lỗi cực độ. Trẻ tự trách bản thân: “Sự ra đời của mình là một sai lầm do sơ suất.”

Một đặc điểm khác của những người như thế này là họ lớn lên với suy nghĩ bản thân có trách nhiệm với cảm xúc của bố mẹ. Những người có đứa trẻ bên trong bị tổn thương thường khó quan sát bản thân một cách cân bằng do có lòng tự trọng thấp và sự tự nhận thức tiêu cực về bản thân. Sự ra đời của một cá thể có hại – có hành động phá hủy tầm xã hội – bắt nguồn từ sự phớt lờ và xa lánh bản thân từ sâu bên trong nội tâm.

Nỗi đau lớn nhất cuộc đời không đến từ bố mẹ hay ai khác, mà đến từ việc chính chúng ta cho rằng bản thân không có giá trị. Bị thế giới từ chối không đau đớn bằng tự từ chối chính mình. Dù thế giới có bỏ rơi chúng ta, nhưng chỉ cần chúng ta không từ bỏ chính mình, hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *