Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đã từng và rất thích chơi trò dân gian này. Có thể là chơi vui nhưng đâu đó cũng là kiếm chút “chát”. Mà phải nói, đây là trò nhìn thì vui nhưng chơi lại rất thích, và tuy giản đơn nhưng lại đầy hấp dẫn.
📌Lắc bầu cua, bầu cua tôm cá hay bầu cua cá cọp đều là một. Có thể nói đây là một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến hoặc cũng có thể xem đây là trò chơi dân gian được rất nhiều thế hệ yêu thích ở Việt Nam. Người Việt Nam thường chơi trò này vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Trò chơi có cách chơi ngẫu nhiên, tương tự trò Roulette của phương Tây hay trò Chuck-a-lucky ở Mỹ. Và đặc biệt, Nai, Bầu, Gà, Tôm, Cua, Cá, mỗi linh vật đều có một bí ẩn đầy hấp dẫn xoay quanh nguồn gốc xuất hiện của nó trên bàn cờ Bầu Cua mà ít ai biết được.
Trò chơi bầu cua cá tôm khá thông dụng ở miền Nam. Vì đây là trò may rủi nên thường được chơi vào những ngày Tết để người chân thử vận may của mình.
VỀ NGUỒN GỐC:
📍Bầu Cua Cá Cọp là trò chơi bắt nguồn từ bên Trung Quốc được người Hoa gọi là Hoo Hey How (魚 蝦 蟹, Hán Việt: Ngư hà giải) (Cá (Hoo), Tôm (Hey), Cua (How).
Ở các nước phương Tây trò chơi tương tự gọi là “Crown and Anchor”, rất phổ biến ở Anh, Bỉ, Hòa Lan, Pháp, … Trò chơi cũng có cái bàn có hình 6 món vật và 3 cục súc sắc có in hình 6 món vật đó: Vương Miện, Mỏ neo và các hình Cơ, Rô, Chuồn, Bích trong bộ bài cào. Trò chơi này có từ Thế Kỷ thứ 18, đầu tiên do những thủy thủ trên tàu Hải Quân Hoàng Gia Anh chơi, có lẽ vì vậy mà có cái vương miệng tượng trưng cho Hoàng Gia và cái mỏ neo tượng trưng cho thủy thủ hay Hải Quân.
Còn ở Thái Lan thì đúng là bầu cua cá cọp vì trên bàn bài có hình con cọp.
VỀ TÊN GỌI:
📍Còn nhiều tranh cãi về tên gọi: Bầu cua cá cọp vì trên bàn bầu cua thường chơi tại Việt Nam không có con cọp. Có ba hướng giải thích được nhiều người đồng ý:
Bầu cua cá cọp đọc thuận miệng hơn, nghe theo âm, theo vẫn xuôi tai hơn.
Do đọc trại chữ “cọc” (ám chỉ con nai = sừng nai biểu tượng cho linga) thành “cọp”.
Nhiều người nhầm lẫn giữa bầu cua Việt Nam với Thái Lan (vì ở Thái Lan họ có con cọp thay cho con nai).
TẠI SAO TÊN GỌI “BẦU CUA CÁ CỌP” VẪN CÒN NHƯNG HÌNH VẼ CON CỌP TRÊN BÀN BẦU CUA LẠI BIẾN MẤT?
🍀Theo phỏng đoán:
“Con cọp trong tâm thức người Việt là con vật tượng trưng cho sự mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thành đạt. Không ít người sinh năm Dần được cha mẹ đặt tên theo con giáp một cách tự hào. Trong những người nổi tiếng, có thể kể: học giả Phan Văn Hùm (sinh năm 1902 – Nhâm Dần), nhà thơ Trần Dần (1926 – Bính Dần), nhà thơ Phạm Hổ (1926 – Bính Dần).
Đặc biệt ở miền Nam, suốt chiều dài lịch sử khẩn hoang con người phải thường xuyên đối đầu và đánh nhau với cọp, nhưng trước sức mạnh siêu hạng của loài thú này, con người vẫn e dè, thoạt đầu là kinh sợ, sau đến kính sợ. Nhiều miếu thờ thần hổ ra đời. Vô số tranh cọp được vẽ ở các đình làng. Người ta “kỵ húy” cọp, gọi cọp bằng “Sơn quân chi thần”, “Sơn lâm đại tướng quân”… , dân dã thì gọi là “ông Ba Mươi”, “ông Mãnh”, “ông Cả”…
Kiêng kỵ cọp như vậy cho nên không ai dám để “ông cọp” ngồi vào bàn bầu cua, đành quyết định thay ông mãnh dữ tợn đó bằng chú nai hiền lành”.
VỀ Ý NGHĨA:
✨Cái tên bầu cua cá cọp được lấy cảm hứng từ năm loài linh vật có trong trò chơi. Linh vật này đại diện cho trời, đất, nước. Ba hàng trên là những con vật hay đồ vật trên cạn, ba con hàng dưới là những loài vật quen thuộc đã được đánh bắt làm thức ăn, đại diện cho những loài vật sống dưới nước, sông biển, ao hồ,…
Cá đại diện cho động vật có xương sống, tôm và cua đại diện cho động vật không xương sống
Còn cua vừa sống dưới nước, vừa lên trên cạn được, nên được sắp ở giữa.
Con nai ở trong rừng, một loài thú hoang dã, đại diện cho muông thú.
Con gà đại diện loài chim bay trên trời, tuy gà không biết bay, nhưng vì chim không được thuần hóa, gà được nuôi coi như đại diện cho loài chim và ngành chăn nuôi.
Bầu chứa rượu quý, tượng trưng cho bữa ăn đầu năm mới thịnh soạn và sung túc, mang lại nhiều điều tốt đẹp trong năm.
Vì lẽ đó, vào dịp Tết người dân thường chơi trò này để thử vận may và mong một năm làm ăn thuận hòa, may mắn, tài lộc.
VỀ BỐ CỤC VÀ CÁCH CHƠI:
🍀Trò chơi bao gồm một bàn bầu cua gồm 6 ô vẽ hình 6 linh vật theo thứ tự từ phải sang trái, trên xuống dưới là: Nai, Bầu, Gà, Cá, Cua, Tôm. Ngoài ra, cần 3 viên xúc xắc in hình 6 linh vật này và một bộ dùng để lắc (dĩa, chén, tô…)
Trò chơi chia thành nhiều lượt và không giới hạn số lượng người chơi. Bắt đầu lượt chơi, ba viên xúc xắc được nhà cái lắc đồng thời và kết quả của chúng được giữ kín. Người chơi đặt tiền vào một hoặc nhiều linh vật mà mình muốn, có thể đặt nhiều linh vật trong một lượt chơi và không giới hạn tiền đặt.
Khi việc đặt tiền đã xong, nhà cái công bố kết quả xúc xắc. Nếu trong ba viên xúc xắc xuất hiện linh vật mà người chơi đã đặt cược tiền, họ sẽ lấy lại tiền cược và nhà cái phải trả số tiền bằng với số lần linh vật đó xuất hiện nhân với số tiền cược.