“TRẢ LƯƠNG GẤP ĐÔI VÀ CUỘC ĐỜI NGẮN ĐI MỘT NỬA” – KHẨU PHÁO CHỐNG TĂNG HUYỀN THOẠI L…

“TRẢ LƯƠNG GẤP ĐÔI VÀ CUỘC ĐỜI NGẮN ĐI MỘT NỬA” – KHẨU PHÁO CHỐNG TĂNG HUYỀN THOẠI LÀ ÁC MỘNG VỚI CHÍNH NHỮNG PHÁO THỦ SỬ DỤNG NÓ

Đây là súng chống tăng chính của Hồng quân trong thời kỳ đầu phát xít Đức xâm nhập Liên Xô. Mẫu súng chống tăng 45 mm kiểu năm 1937 thường được gọi là 'Sorokopyatka'

Hơn 16.000 khẩu súng này đã đối mặt với Wehrmacht vào tháng 6 năm 1941. Sorokopyatkas đủ khả năng hạ được xe tăng hạng nhẹ của Đức như Panzer I, Panzer II, Panzer III…và cả một số phiên bản của Panzer IV

Theo sách hướng dẫn của Liên Xô dành cho các chỉ huy Pháo binh, pháo chống tăng 45 mm phải nổ súng vào kẻ thù ở khoảng cách 800 mét. Tuy nhiên, khoảng cách hiệu quả nhất để tiêu diệt xe tăng Đức bằng vũ khí trên thực tế chỉ là 500 mét.

Để đối phương đến quá gần sẽ khiến khẩu đội pháo gặp nguy hiểm. Nếu không bắn trúng xe tăng Đức khẩu súng được bảo vệ kém này với độ dày lớp giáp bảo vệ chỉ 4,5 mm sẽ bị phá hủy ngay lập tức, cùng với toàn bộ khẩu đội.

Do đó, không có nhiều người muốn tham gia khẩu đội pháo Sorokopyatka. Mọi người tin rằng nếu bạn làm điều này – bạn chắc chắn sẽ chết. Đó là lý do tại sao khẩu súng có một biệt danh phổ biến: 'Vĩnh biệt, Tổ quốc!'

Bộ chỉ huy Liên Xô đã làm nhiều việc để khuyến khích các binh sĩ tham gia khẩu đội pháo 45 mm kiểu 1937. Pháo binh được tăng thù lao và nhận được tiền thưởng cho mỗi xe tăng địch bị phá hủy. Lương cao gấp đôi và cuộc sống ngắn hơn gấp đôi, người lính hay đùa về những pháo thủ như vậy.

Vào năm 1942, xe tăng hạng nhẹ Panzer I và II gần như bị loại bỏ, và các xe mới của Đức được bảo vệ tốt hơn đã khiến Sorokopyatkas không còn hiệu quả. Chúng dần được thay thế bằng súng M-42 và ZiS-2 mạnh hơn và chỉ còn sử dụng trong các đội quân du kích. Việc sản xuất pháo 45 mm kiểu 1937 đã hoàn toàn dừng lại vào năm 1943. Tổng số lượng pháo được xuất xưởng là 37.354 khẩu.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *