Bà nội đã qua đời, khiến tôi nhìn rõ tâm địa của họ.

Nhà tôi ở trong một thôn trang nhỏ của HB, mỗi nhà đều xây nhà ngói cả, cũng không còn nhà tranh bùn đất nữa, người trẻ tuổi đều đến nơi khác làm việc, chỉ còn lại người già sống trong thôn, bà tôi 82 tuổi cũng là một trong số đó, tự nấu cơm, tự làm những món ăn nhỏ, dựa vào mấy chục tệ mua một chút gạo giá rẻ để ăn hàng tháng. Ngày tháng cứ thế trôi qua, dù có chút nghèo khổ, nhưng cũng thật an nhàn, sau khi cơm nước xong thì đến nhà bà nội gần nhà ngồi chơi một chút, cũng là một bà lão tự mình nuôi dạy cháu.

Năm nay vào một ngày tháng 7, đột nhiên tôi nhận được điện thoại của bố mẹ, nói bà bệnh nặng, phải về nhà gấp, lúc tôi về đến nhà, bà đã nói không thành lời rồi, chỉ có thể dùng cách nháy mắt trả lời tôi. Tình hình của bà rất nghiêm trọng, nhưng không một đứa con nào của bà tình nguyện mang bà đến bệnh viện, chỉ mời một bác sĩ đến nhà tiêm cho bà.

Tôi lén gọi 120, nửa giờ sau xe cứu thương tới. Bởi vì không ai đồng ý mang bà đến bệnh viện chữa trị, bọn họ đều nói không cứu được…Cả gia đình ngăn tôi lại, không cho tôi mang bà đến viện, cô tôi nói thẳng: 'Mày đem mẹ đến viện, thì sau đó bọn tao không thèm quản nữa, cũng không ói ra dù chỉ một cắc.'

Tôi thề với họ, cũng năn nỉ họ, nói chi phí nằm viện một mình tôi chịu, không bắt họ phải trả bất kỳ khoản phí nào. Hơn nữa bà có bảo hiểm y tế, dù tôi mới tốt nghiệp vài năm, tôi cũng có thể chịu trách nhiệm với bà được.

Một nhóm người lớn vẫn không ai đồng ý, tôi là vãn bối đứng trước họ không hề có tiếng nói.

Giằng co thật lâu, cuối cùng một người ngoài cuộc nói: 'Đời này bà cụ chưa từng đến viện, cho dù mất rồi cũng không biết mình mang bệnh gì, vậy bây giờ đến viện làm kiểm tra một lượt cũng là tôn kính con cái dành cho cha mẹ.'

Những người lớn nghe xong có lẽ cảm thấy có lý, liền để bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, nói ra những lời ấy thuyết phục được họ có hiếu. miễn cưỡng đồng ý để xe cứu thương mang bà tôi đến bệnh viện, không có người trong thôn này, tôi cũng không biết làm cách nào để thuyết phục họ nữa.

Lúc về nhà tôi từng hỏi những người trong nhà về bệnh tình của bà nội, họ đều nói không cần điều trị, trị không hết đâu, tôi không tin, tự đi hỏi bà:' Nếu bà muốn đến bệnh viện thì nắm chặt tay con' , bà nắm chặt tay tôi để thay cho câu trả lời.

Thật ra bệnh của bà tôi chỉ là do té ngã, nằm trên giường một tuần liền mà không ai chăm sóc. Một tuần trước, bà té trước cổng nhà, người trong thôn đi ngang qua thấy vậy liền ôm bà vào nhà, hơn nữa còn đi báo cho đứa con của bà, cũng chính là bác cả của tôi, nhưng người bác sống cách đó 10 phút đi bộ cũng không cho bà nỗi một chén cơm hay một ly nước, một tuần liền bà phải tự mình đứng dậy uống nước, và lại té ngã 3 lần trước giường, đại tiện tiểu tiện chỉ có thể làm ngay trên giường, cho đến cuối cùng khi không cách nào dậy nổi nữa, cứ vậy không ăn không uống kéo dài, lần trước tôi về nhà, bà vẫn có thể nói chuyện như bình thường, lần này tôi về nhà, bà đã không cách nào nói thành lời, những lời này đều là bà kể lại cho bác tôi.

Tới bệnh viện huyện, trước tiên phải làm kiểm tra toàn diện. Kết quả kiểm tra cho thấy một loạt các vấn đề như nhồi máu não và già rồi xuong cốt gãy, quá nhiều vấn đề,tôi thật sự không hiểu những kết quả này, chỉ có thể tra Baidu . Cảm thấy bệnh tình rất nghiêm trọng, nhưng lời nói của bác sĩ quá mơ hồ, có thể được chữa khỏi nhưng cũng không thể được chữa khỏi.Bác sĩ nói ông đã gặp rất nhiều tình trạng thế này, một số người thân của bệnh nhân muốn họ được điều trị, một số khác thì không. Các ý kiến ​​về chẩn đoán và điều trị rất linh hoạt, nói rằng có thể cân nhắc việc ở lại bệnh viện để quan sát, nhưng khi bạn già đi, mọi thứ thật khó nói.

Những người lớn trong nhà nghe bác sĩ nói xong thái độ càng không muốn để bà ở lại viện. Mỗi người đều tỏ vẻ nhà có việc bận, nhà xa không có thời gian đến bệnh viện chăm sóc. Có kết quả rồi vẫn bắt buộc bà phải về nhà, tôi chỉ có thể cam đoan với họ tôi sẽ tự chăm sóc bà, nhưng vẫn không có tác dụng gì, họ nói rất có lý, tôi thực sự chỉ được nghỉ 1 tuần. Tôi không thể nghỉ việc ngay lúc này.

Chỉ trách tôi không có kinh nghiệm xã hội, nhưng tôi vẫn cảm thấy tình người quan trọng hơn tiền bạc, dù có tốn bao nhiêu tiền thế nào chăng nữa thì cũng phải thử một lần, chỉ cần để bà được thoải mái một chút.

Cứ như vậy, ở bệnh viện truyền xong một bình nước biển, bà nội tôi được mang về nhà, trên đường về nhà những người lớn nói về bệnh viện của thôn tiêm thuốc, quá trình không hề rườm rà.

Chờ chết, chờ chết, tôi thực sự muốn nói điều đó, nhưng bà tôi thực sự đã ở trong tình trạng như vậy một tuần trước khi bà qua đời. Tôi đã nghĩ ra vô số cách, chẳng hạn như đưa bà đến một bệnh viện lớn hơn. Nhưng khi tôi cố gắng tự di chuyển, bà lại rên rỉ đau đớn. Lúc đó, tôi ghét sự bất lực của mình.

Mỗi ngày chỉ có thể ở bên cạnh chăm sóc bà, cho bà uống nước và sữa, làm một chút thức ăn loãng cho bà, cách một tiếng lại giúp bà xoay người, giúp bà bôi thuốc để khỏi bị hoại tử vì nằm quá nhiều, tôi đạp xe đến trấn trên mua tất cả những loại thuốc hữu hiệu giúp bà có thể giảm đau, hận mình không hiểu biết, cái gì cũng không hiểu.

Vào lúc này, con trai của bà lại hy vọng bà mất sớm một chút để làm tiệc thu tiền lễ nghĩa, thảo luận lễ tang nên làm thế nào, tiền cúng điếu nên chia thế nào để công bằng, mãi đến khi bà đã qua đời, họ vẫn cãi nhau về tiền tang lễ.

Tôi không biết từ đầu chí cuối, bà nội nhìn cách cư xử của những đứa trẻ của bà, trong lòng sẽ có bao nhiêu bi thương. Mỗi khi có người thân đến thăm, những người lớn này sẽ đưa kết quả xét nghiệm ra và nói với cả thế giới: 'đi bệnh viện kiểm tra rồi, bác sĩ nói chữa không khỏi, não tắc nghẽn, không cứu được, trên người có hơn 10 loại bệnh.' Những lời này đều được nói trước giường của bà tôi, người tới thăm đều sẽ nói: 'Cũng may con của bà có hiếu, bà thật có phúc nha.'

Đôi khi tôi giận quá, sẽ đem tất cả đuổi cả ra ngoài.

Một tuần trước khi bà qua đời, đối với tôi mà nói là một quá trình hy vọng – đấu tranh – tuyệt vọng – từ bỏ.

Vào ngày 7 tháng 8, bà mất, có một loại cảm giác rằng tôi đã buông tay bà rồi….

cr:知乎 / 一只小海淘 er
#DưaHấudịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *