''Cao su máu'' – câu chuyện về sự tàn bạo của chế độ thực dân ở Congo.
Người ta hay nhìn nhận những câu nói kiểu này dưới góc độ ẩn dụ, nghĩa là một tài nguyên gì đó được khai thác bởi sự bóc lột nhân công: blood Diamond, blood Gold, blood Coal,… Với một tài nguyên phổ biến dưới thời thuộc địa như cao su (rubber) thì nó cũng không ngoại lệ. Nhưng nếu chỉ đơn thuần là ẩn dụ như ở những nơi khác thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói ở Congo, là nó đúng với cả nghĩa đen.
Điều khác biệt giữa cao su ở Congo và các thuộc địa còn lại, là cây cao su ở Congo có loài thuộc thân leo, gọi là ''Landolphia owariensis''. Loại cây này thường chỉ nhìn thấy ở vùng nhiệt đới châu Phi, đa phần trên lãnh thổ Congo. Người Bỉ khám phá vùng đất này đã vô tình nhận ra chất mà thân cây tiết ra có thể dùng để sản xuất cao su tự nhiên, và thậm chí cả trái cây của nó cũng có thể ăn được.
Chính vì khác với cây cao su thân đứng ở Đông Nam Á hay Brazil, mà cách thức khai thác cao su ở Congo cũng khác, và mang một màu sắc rùng rợn. Do cây thân leo thường cao hàng chục mét , cũng không thể cạo mủ để hứng như cây thân thẳng, người Bỉ chọn cách cho cao su chảy thẳng vào người các công nhân Congo chờ nó đông đặc lại. Sau đó, họ sẽ bóc từng mảng cao su khỏi cơ thể người công nhân. Hoặc nếu khó khăn quá, họ sẽ … chặt luôn cơ thể người hứng cao su. Quá trình này thường sẽ gây rất nhiều đau đớn, máu và da thịt người thường bị dính theo cao su, khiến cho cao su sản xuất ở Congo thời đó có pha màu hồng nhạt. Người ta nhìn thấy điều này và gọi cao su ở Congo thời đó là ''cao su Đỏ'' (Red Rubber), nhưng không hẳn đã biết câu chuyện kinh dị đằng sau số cao su đó.
P/s: có nhiều bạn bảo phương pháp để mủ chảy lên người là vô lý. Thực ra có lẽ đây là phương pháp truyền thống của thổ dân Congo để lấy mủ và cũng để bẫy chim. Người Bỉ thấy phương pháp này nên làm theo, sau này mới dùng phương pháp khác. Chứ không hẳn là lúc nào cũng dùng cách này.
Một bài báo khoa học trên tạp chí ''Journal of Chemical Technology & Biotechnology'' miêu tả việc sản xuất cao su ở Congo năm 1905
Cao su màu đỏ ở Kasai và Congo được lấy từ các loại dây leo, cụ thể là Landolphia, Owariensis, L. Gentilii và Droogmansiana. Sự khác biệt về màu sắc là điểm khác biệt chính, có lẽ do điều kiện khí hậu khác nhau ở hai khu vực, hoặc các cách thức thu hoạch và đông đặc khác nhau, không phải do bất kỳ đặc tính vốn có nào của mủ cây.
Cây họ Landolphia cũng cho một loại cao su màu đỏ khi được trồng trong cùng điều kiện với các loài đã đề cập ở trên. Màu đỏ của cao su dường như càng rõ ràng hơn khi được trồng cách xa khu vực Rừng xích đạo. Ví dụ, ở phía nam lãnh thổ Congo, vĩ độ 7 độ Nam và 8 độ Nam, cao su Ấn Độ được thu thập gần như màu đỏ. Ở Thượng Congo, mủ từ các giống này rất nhiều nước, trong khi ở huyện Kasai thì đặc […]
Trong bài báo này, ngoài việc cho rằng cây họ Landolphia có thể tiết ra mủ có màu đỏ tự nhiên, thì cũng nghi ngờ màu đỏ trong cao su sản xuất ở Congo là do tác động nhân tạo, nhưng không rõ tác động đó là gì.
Những cách thức khai thác tàn bạo này chỉ được phát hiện và đưa ra quốc tế sau năm 1908, khi các đoàn điều tra quốc tế được phép đến Congo để xem xét tình hình thực tế tại thuộc địa này. Tại đây họ phát hiện ra những sự thật ghê rợn. Dân số Congo đã giảm từ 20 triệu xuống còn 10 triệu người, tức là tương đương một nửa dân số. Các vùng xa xôi Congo bị bệnh tật tàn phá. Nửa triệu người chết vì ''bệnh ngủ châu Phi'', 5% dân số chết vì cúm lợn,… Nhưng nhà sử học người Anh thuộc đoàn điều tra, Roger Anstey viết rằng “chính sách khai thác cao su là nguyên nhân gây tử vong và suy giảm dân số nhiều hơn so với bất kỳ tai họa nào của bệnh ngủ hoặc sự tàn phá của bệnh đậu mùa hàng năm”.
Với những tội ác bị phơi bày, Vua Leopord của Bỉ bị buộc phải giải thể ''Nhà nước Congo tự do'' vào năm 1908 và chuyển Congo sang chế độ thuộc địa, giống như các thuộc địa của các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, câu chuyện về những tội ác kinh hoàng của ''Nhà nước Congo tự do'' đến nay vẫn còn là một trong những điều ám ảnh người dân Congo mà vẫn chưa được điều tra hết. Một trong số đó, là những bí ẩn về ''Cao su máu'' khai thác ở Congo.
Tham khảo:
-Congo: Vua da Trắng, Cao su Đỏ, Cái chết Đen (phim tài liệu 2003)
(Post hộ mod khác)