Khi BỘ PHẬN nào đó của cơ thể CHƯA ổn lắm.
Hãy cảm ơn TRẠNG THÁI lý tưởng của bộ phận đó.
Ta không thể GIẢI QUYẾT vấn đề bằng cách tập trung vào vấn đề. Mà việc của ta là phải TÌM GIẢI PHÁP để xử lý vấn đề đó bằng các HÀNH ĐỘNG cụ thể nào đó.
Khi ta KHỞI lên các cảm xúc bất mãn, cảm xúc tiêu cực thì chỉ làm cho vấn đề tồi tệ thêm. 2 đoạn trích dẫn của thầy Nguyễn Phúc Quang Ngọc gửi đến mình qua mail. Bạn có thể đọc, suy ngẫm và cho ý kiến bên dưới nhé.
“Nếu bạn phàn nàn, thì quy luật hấp dẫn sẽ thu hút thật mạnh mẽ thêm nhiều tình huống khác đến với cuộc sống của bạn, khiến bạn phải phàn nàn thêm nữa.
Nếu bạn lắng nghe người khác phàn nàn và tập trung vào điều đó, hoặc đồng cảm với họ, hoặc đồng tình với họ, thì trong thời điểm ấy, bạn đang tự mình thu hút thêm nhiều tình huống khiến bạn phải phàn nàn nữa! “
“Trong cuộc đời mình, bạn đã làm được điều gì thật sự giúp đỡ cho cuộc sống của những người khác trên thế giới này chưa? Câu trả lời của phần lớn mọi người là: rất ít hoặc không gì cả, mặc dù ai cũng cảm thấy đau đớn vì những hoàn cảnh khó khăn của người khác.
Lý do mà tôi hỏi bạn câu này, đó là để giúp bạn nhận ra rằng việc cảm thấy đau đớn như vậy cũng không thể giúp được gì cho những người đó, và sẽ không bao giờ có thể giúp gì được cả.
Và điều chắc chắn nhất là theo quy luật hấp dẫn thì những cảm xúc đó cũng chẳng thể nào giúp được gì cho bạn. Sự thật là bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào bạn cảm thấy về người khác cũng sẽ tiếp thêm năng lượng tiếp tục kéo dài sự khó khăn của họ, vậy nên những cảm xúc ấy sẽ tạo ra điều ngược lại với thứ mà bạn mong muốn.
Đừng tập trung sự chú ý vào những khó khăn của họ nữa, và hãy chuyển hướng suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình sang những điều mà bạn mong muốn họ nhận được.”
TẬP TRUNG VÀO VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Ví dụ: Khi ta bị đau chân chẳng hạn. Việc tập trung vào chữ “đau” của mình và mong muốn người khác hỏi thăm ta về chữ “đau” đó nhiều lần. Liệu có giúp ta hết “đau” không?
Luật tập trung: Khi ta tập trung vào cái gì đó cái đó sẽ mở rộng ra.
Mặt khác não ta tư duy bằng hình ảnh nên khi nói hay nghĩ về chữ “đau” đó ta thường liên tưởng đến nhiều hình ảnh không mấy khỏe mạnh của mình, người khác, nhiều khi còn nhớ lại cả những nỗi đau mà ta đã trải qua trong quá khứ?
Điều này có giúp ta hết “đau” không?
Ta có thể nghĩ được điều gì vui vẻ không khi liên tục nghĩ về chuyện chết chóc?
Ta có thể hết sợ không khi liên tục liên tưởng đến các hình ảnh khiến ta sợ?
Tương tự như việc ai đó chửi ta ngu vậy.
+ Chửi 1 vài lần: Ok chắc chú lỡ lời, không cố ý, chưa suy nghĩ chín chắn nên anh bỏ qua, tha thứ cho chú đấy.
+ Chửi 10 lần: À thằng này được, kiểu này là mày cố ý sỉ nhục anh rồi. Nhiều khả năng ta sẽ xử đẹp, làm thịt người đó, cho họ một bài học nhớ đời chẳng hạn.
Cùng một chữ “ngu” nói 1 lần thì người ta dễ dàng, tha thứ bỏ qua. Nhưng việc lặp đi lặp lại 10 lần có thể để lại những hậu quả khủng khiếp như gây xác thương cho nhau…vv
Vậy chữ “ngu” đã tăng giá trị của chính nó bằng việc ta “lặp đi lặp lại” nhiều lần. Liệu chữ “đau” khi ta lặp đi lặp lại nhiều lần có làm tăng giá trị của chính nó. Hay nói cách khác điều đó có làm ta cảm thấy “đau” hơn không?
Ta thường thích ĐÓNG VAI nạn nhân khi gặp các tình huống tiêu cực hay cơn đau nào đó. Đây chính là mong muốn của “cái tôi” của ta để nó to lớn hơn, quan trọng hơn…Và cũng chính điều này là ta vô cùng đau khổ.
Khi ta đóng vai nạn nhân ta thường có những câu đại loại như “sao lại là tôi mà không phải ai khác?” ,”tôi đáng thương, tôi tội nghiệp mà sao chuyện này lại xảy ra với tôi”, “tôi đau mà quan tâm tôi đi”…
Việc đóng vai nạn nhân ngụ ý rằng ta là người bị hại mà, ai đó đã gây ra chuyện này mà, mắc mớ gì tôi phải chịu trách nhiệm, ai đó phải chịu trách nhiệm chứ.
Biểu hiện của việc đóng vai nạn nhận: than vãn, đổ lỗi, oán trách…vv
ĐỪNG ĐÓNG VAI NẠN NHÂN. HÃY LÀM CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO CUỘC ĐỜI CỦA MÌNH.
Khi BỘ PHẬN nào đó của cơ thể CHƯA ổn lắm.
Hãy cảm ơn TRẠNG THÁI lý tưởng của bộ phận đó.
Làm việc này có ích gì không?
Ví dụ: Khi ta đau chân. Ta hãy nói, nghĩ “cảm ơn đôi chân tuyệt vời của mình”
+ Thứ nhất: ta không còn tập trung vào cơn đau nữa.
+ Thứ hai: Ta nói biết ơn để ta trân trọng đôi chân của mình nên ta sẽ giữ gìn nó tốt hơn.
+ Thứ 3: Khi ta nói “đôi chân tuyệt vời của mình” ta thường liên tưởng đến các hình ảnh, kỷ niệm khi đôi chân ta còn khỏe mạnh như ta đá bóng cùng đám bạn, ta vui đùa cùng người yêu, ta đi leo núi cùng gia đình…
Nhờ vậy ta chuyển hướng được suy nghĩ của mình sang những hình ảnh tốt đẹp nên cảm xúc của ta sẽ tốt hơn. Khi ta hướng tâm trí đến những điều tốt đẹp thì những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Thật ra đây là phương pháp nhiệm màu số 16 trong cuốn sách “The Magic-Phép Màu”. Mua sách về đọc rồi thực hành bạn nhé.
+ Nhớ lại 3 thời điểm bạn cảm thấy tuyệt vời, rồi nói từ nhiệm màu “cảm ơn” và cảm nhận lòng biết ơn chân thành đối với những thời điểm đó.
+ Hãy chọn năm bộ phận trong cơ thể đang hoạt động tốt, và lần lượt nói từ nhiệm màu “cảm ơn” trong tâm trí cho từng bộ phận.
+ Chọn một điều về cơ thể mà bạn muốn cải thiện. Dành một phút để hình dung ra bản thân đang có được trạng thái sức khỏe lý tưởng và cảm ơn trạng thái lý tưởng này.
Hãy thực hành và cảm nhận kết quả nhé.
P/s: Khi có sự nhận thức ta có thể hạn chế ĐƯỢC PHẦN NÀO ĐỠ PHẦN ĐÓ. Đừng mong một bước lên trời. Ngay lập tức bỏ ngay được. Cái gì cần cũng phải có thời gian để luyện tập thì mới thành thói quen được.
Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy góp ý. cảm nhận bên dưới nhé. CHIA SẺ tự nhiên ạ.
Tác giả: Tung Le.