Lúc nhỏ
Mẹ hỏi: “Muốn uống sữa hay nước trái cây?”
Tôi nói: “Nước trái cây.” Tôi thích mùi vị ngọt.
Mẹ nói: “Thôi uống sữa đi. Tốt cho cơ thể. Nước trái cây không tốt cho sức khỏe.”
Nghe lời mẹ vì nó tốt cho tôi nên tôi đã uống sữa.
Ngày mẹ được phát lương, mẹ hỏi tôi: “Đi quán ăn món Trung hay đi nhà hàng Tây ăn?”
Tôi chưa bao giờ được ăn món Tây, tôi đã trả lời: “Nhà hàng Tây.”
“Nhà hàng Tây mắc lắm, con thông cảm cho mẹ nha, được không?”
Cuối cùng, tôi đi quán ăn món Trung.
“Con thích món đồ nào?” Khi đi dạo cửa hàng, mẹ hỏi tôi.
“Con thích cái váy màu trắng.” Màu nhìn rất đơn thuần, đơn giản.
Mẹ tôi lại nhờ nhân viên cửa hàng mang tới một chiếc váy màu hồng, “Con nít mà, mặc đơn thuần làm gì, màu hồng nhìn rất đẹp.”
Tôi không muốn lần nữa bị khuất phục, tôi phản đối, nói rằng: “Con không muốn, con cứ muốn nó.”
Mẹ tôi dùng mọi cách để nói nhưng tôi vẫn cứ kiên quyết.
Vậy là mẹ tôi tức giận, “Nay con bị làm sao vậy, nhất định không chịu hiểu cho mẹ.”
Quần áo không mua nữa, mẹ cứ thế mà dắt tôi về.
Sau khi trưởng thành
Trước khi ăn cơm, mẹ hỏi tôi: “Con muốn ăn canh gì?”
Tôi nói: “Gì cũng được ạ.”
Khi đi siêu thị, mẹ nói: “Con muốn gì thì cứ lấy đi.”
Cuối cùng, trừ những món mẹ mua cho, tôi không lấy thêm món mà cả.
Mẹ hỏi, tôi trả lời: “Con không có gì muốn lấy.”
Khi mua quần áo, “Con muốn mua đầm hay là quần bò?” Mẹ cầm hai món đồ hỏi tôi.
“Gì cũng được ạ” Tôi cũng trả lời như trước.
Mẹ tôi rất tức giận, nói: “Tại sao một chút ý kiến cá nhân con cũng không có vậy?”
Cuối cùng mẹ tôi đã chọn mua cái đầm mà mẹ cho rằng con gái nên mặc.
“Điều con không thích không phải là quyết định cương quyết của mẹ, mà là mẹ đã quyết định rồi lại còn để con lựa chọn. “
Đi mua quần áo, rõ ràng là kêu mình lựa, mua theo ý mình. Ở cửa hàng khi lựa xong đưa bà coi thì bà lại mặt nặng mày nhẹ. Dù ko nói vì đang ở cửa hàng nhưng t cũng biết là bà đang ko thích món t vừa lựa chọn. Sau khi về nhà thì mới bộc phát chê lên chê xuống. Còn nói chả hiểu gu thẩm mỹ của t như nào. Có khi còn chê đồ t chọn thấy gớm. Từ đó về sau khi lớn lên một chút t ko còn đi lựa đồ vs bà nữa, t tự để dành tiền mua đồ mình thích. Thế là bà hỏi tại sao mua đồ ko bao giờ hỏi ý kiến bà :)) rõ ràng là hỏi có bao giờ đồng ý ko? Có bao giờ mà khen đồ mình lựa là đẹp ko? Thậm chí còn nói bộ đồ đó ng khác mặc đẹp tới t mặc thì thấy gớm :)) những món đồ mua trên mạng về ko có cái nào bà vừa lòng. Chê từ lúc t mới biết tự để dành tiền mua cho tới lúc bây giờ t trưởng thành r vẫn còn chê :)) trong khi đó chỉ là một chiếc áo, chiếc quần thun bth. Thật sự ko hiểu nổi
Gia đình mình cũng vậy. Ba mình luôn nghĩ ổng khác biệt so với các thành viên trong gia đình. Luôn mang tư tưởng là mình không được tôn trọng, là người thừa trong nhà. Luôn tự hạ thấp bản thân. Đến mức mà ổng nghĩ chị em tôi dù cho có học hành nhiều, cố gắng nhiều như thế nào sau này cũng chỉ đi làm thuê như bố nó thôi. Thế nên ổng thường xuyên tỏ ra như thể là chúng tôi làm điều gì đó khiến cả cái nhà này không thể ngước mặt lên nhìn người ta. Mẹ tôi thì mang tư tưởng của người phụ nữ thời trước, chồng nói gì nghe nấy. Kể cả ông ấy có đánh tôi thì cũng là do tôi sai. Tôi tự thấy là chị em tôi mặc dù chỉ số IQ không bằng ai. Nhưng sự nỗ lực thì rất nhiều. Em trai tôi cũng đi thi HSG Anh và đạt giải, thi điểm rất cao. Tôi cũng người đạt giải nhất huyện trong sáng tạo KHKT, hcb võ thuật và nhiều môn khác. Mặc dù giải của chúng tôi không được cao lắm. Nhưng đó là thành quả của sự nỗ lực. Nhưng ông ta chẳng bao h nhìn vào điều đó. Thậm chí, có khi ngồi ăn cơm, ông ấy còn nói thẳng ra với 2 đứa con đang tuổi lớn, đang tràn đầy nhiệt huyết để học tập và thi đấu rằng: chúng tôi sẽ chẳng làm được việc gì lớn đâu. Học nhiều rồi cũng phải đi làm mướn như ai thôiVà cho đến khi tôi ko nhịn được và cãi lại. Tôi và em trai tôi cãi đến mức mà không ai có thể phản bác lại câu nào. Đến mức mà ông ấy chỉ dám nói có 1 câu: chúng m học nhiều nhưng ko biết tôn trọng người lớn. T học ít, t cãi không lại chúng m. Từ sau bữa đó thì 2 chị em trưởng thành hẳn, dần nói lên chính kiến của mình cho mẹ và giúp mẹ thay đổi. Đổi lại thì mqh giữa ba tôi và 2 chị em xấu đi, không còn nói chuyện với nhau nữa. Nhưng tôi chấp nhận sự thay đổi… tôi cũng ko cần nói với một người lúc nào cũng hạ thấp chúng tôi và không có chút xíu tôn trọng nào đối với con cái…
“Mẹ không bắt con phải vô đh mẹ muốn đâu… “Mẹ t nói thế nhưng ngày nào có cơ hội toàn kêu t là bác sĩ tương lai của nhà, mẹ kì vọng vào t lắm, vì cả họ hàng chưa ai làm bác sĩ nên mẹ t rất muốn t làm bác sĩ để rạng danh dòng họ và mẹ đc hàng xóm khen ngợi. Anh t làm lập trình, chị t làm kĩ sư, nhà còn t chưa thi đh nên mẹ chỉ kì vọng mỗi t. T được kì vọng như thế hồi nhỏ, vì vậy nên lớn lên cũng ko có ước mơ gì, 1 tuần chắc mẹ t cũng nhồi nhép cái bác sĩ tương lai vô đầu t hàng chục lần. T với mẹ chưa bao giờ ngồi nói chuyện tâm sự đc 1 lần, hầu như lúc nào t muốn tâm sự mẹ đều lôi cái vụ bác sĩ làm t mất hứng. Có lần t hỏi mẹ lí do mẹ định hướng cho t, mẹ t nói “rạng danh dòng họ, có nhiều tiền, đó là ước mơ hồi còn nhỏ của mẹ, tốt cho con,…”. Thế có nghĩa là mẹ t ít kỉ đúng ko nhỉ? Vì cái kì vọng đó mẹ t cũng rất nghiêm khắc về chuyện học, chỉ cần tụt hạng ở lớp thì mẹ sẽ đánh t, mẹ còn yêu cầu t đỗ cấp 3 phải thủ khoa, đại học phải á khoa, thủ khoa. Khi ai hỏi ước mơ tương lai của t là gì thì t cũng cười cho qua chuyện. Giờ có khi t hỏi mẹ có biết sở thích của t ko chắc mẹ cũng ko quan tâm :)))
Hoá ra không phải mỗi mình stress vì bố mẹ, từ bé đến giờ bố mẹ mình chắc cũng chẳng biết đến tâm lý con cái là gì họ nghỉ học sớm do điều kiện gia đình và phải làm việc mệt mỏi từ hai bàn tay trắng có lẽ vậy nên cách dạy con của họ luôn tiêu cực tôi là con cả nên lúc họ sinh tôi còn rất trẻ chẳng có kiến thức làm bố mẹ nên tức lên là đánh là chửi học hành 10 điểm thì k nói nhưng 5 điểm là chửi ngu chửi dốt cấp 2 tôi không dám nghĩ mình là một đứa có năng khiếu học tập mặc dù giờ nhìn lại kết quả thực sự rất tốt mà 2 đứa em tôi bây giờ chỉ toàn điểm 0 và nặng hơn là chẳng biết gì điều đó khiến tôi bây giờ là sinh viên đại học cũng đang nghĩ mình là đứa ngu dốt, sự gắn mác quá nặng nề. Là sinh viên nên tôi đã được xa nhà và tiếp xúc nhiều người hơn đôi khi thấy rất nhớ nhà nhưng mà lần đầu xa nhà tôi không hề khóc chỉ thấy thỉnh thoảng mệt mỏi thì muốn về nhà chứ không hề muốn ở lâu, hơi quá đáng thật nhưng hiện tại tôi nghỉ dịch gần 2 tháng rồi và thấy mình gần như đang vô cảm và bị chửi là như người dưng nhưng bố mẹ k biết là tôi vui vẻ được một chút thì họ lại kiếm ra chuyện khiến niềm vui trong tôi biến mất. Nấu ăn thì luôn soi ra một lỗi nào đó để có thể chê bai, bố thì chửi tục mẹ thì quát to nói lại thì bảo cãi vậy là con cái k có quyền lên tiếng. Thử hỏi đứa trẻ nào lớn lên được nhân cách tốt đẹp ở trong gia đình như vậy
Mình có đọc cuốn sách tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ của Đặng Hoàng Giang do bạn mình tặng. Bạn nào có những tổn thương trong quá khứ để rồi bâyh cứ có ý nghĩ muốn xa lánh gia đình nhưng vẫn cứ cảm thấy mình thật tệ thì nên đọc nha. Đọc để hiểu mình hơn, và những phản ứng của mình thực ra không sai, là định kiến của bố mẹ mình sai thôi. Đọc để mình biết mình giữ trong lòng thôi mọi người nhé.Mình không trách bố mẹ đã không hiểu mình, mình không trách bố mẹ đã không nuôi dưỡng tinh thần mình, ngược lại còn khủng bố tinh thần mình 20 năm và mình thoát khỏi nó tầm 1 năm nay thôi, mà cũng chưa hoàn toàn nhưng mà bâyh trong lòng mình đã ổn định hơn nhiều rồi. Suy cho cùng thì bố mẹ không nhận thức đc việc làm tổn thương mình đó, và đúng là bố mẹ có thương mình thật, nhưng không may thay là tình thương đó không đúng cách, làm tổn thương tinh thần mình rất nhiều, cũng làm sự gắn bó của mình với bố mẹ vơi đi rất nhiều. Nhưng mình chấp nhận điều đó, chỉ khi các bạn chấp nhận được vết thương của mình, và rồi một là bước qua hai là chọn cách đối diện và sửa chữa nó thì khi đó lòng bạn sẽ tĩnh hơn rất nhiều.À thêm cả chương trình “Cha mẹ thay đổi” của VTV nữa, mình xem liền tù tì 7 tập luôn, tại trong đó người ta phân tích khoa học về những nỗi đau hay lý giải các hành động của trẻ nữa, chứ không phải đứa trẻ nào cũng vô tâm vô cảm đâu, mà những tổn thương tinh thần khiến chúng nó vậy đấy. Và tổn thương tinh thần cũng đau đớn tương đương bỏng cấp độ nặng chứ không phải vừa, chỉ vì nó không đc nhìn thấy bằng mắt nên mọi người không xem trọng nó thôi. Comment này chỉ muốn nói với các bạn trẻ có tâm trạng giống như mình là không muốn về nhà như mọi người, không háo hức về nhà như mọi người là: thực ra phản ứng của các bạn là rất bình thường, nó không đi trái đạo đức gì cả, nó không khiến bạn trở nên xấu đi gì cả, chỉ là không may môi trường đó không phù hợp với bạn thôi. Đến tận bâyh mình cũng vẫn chán ghét việc phải về nhà, và nhà là nơi khiến mình khiếp sợ nhất, trong khi đó nhà phải là nơi bão dừng sau cánh cửa. Nhưng mà không sao, đời cũng đã bù đắp cho mình một cánh cửa nhà khác, cùng với gia đình khác, cùng với người mà yêu thương mình, tôn trọng mình, và không tổn thương mình nữa, cũng không xem thường cảm xúc mình nữa, cùng người ấy tạo dựng nên cánh cửa nhà bão dừng sau nó luôn.Mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người thôi. Cố lên các bạn trẻ, cố lên mọi người
Nhiều lúc buồn thật đấy mọi người. Mẹ khóc mẹ nói mẹ buồn, mẹ bảo con cái phải thông cảm phải hiểu cho mẹ, nhưng mẹ chưa bao giờ để ý đến cảm nhận của con cái dù một chút cũng đc. Mẹ nói mẹ hông dám cãi bà ngoại, thông cảm và hiểu cho cái khó của bà ngoại nhưng mẹ cũng nhận ra cái tính ương bướng, ngang ngạnh của bà nội. Xin lỗi, con khác mẹ, thế giới mà con cảm nhận được khác mẹ cảm nhận, không phải con khinh miệt mẹ vì trình độ mẹ thấp, khả năng của mẹ, con rất tôn trọng mẹ, luôn lấy cái điều tốt của mẹ để mà sống để mà đối xử, nhưng con không dung túng cái sai. Mẹ bảo con không hiểu chuyện, nhưng trước giờ có bao giờ con làm mất mặt mẹ trước người ngoài chưa, cuộc sống của chính con nếu con không tranh giành thù con sẽ không có, anh con hay em con không tranh giành thì auto đều có còn con nếu không vì bản thân thì sẽ thiệt thòi thôi, nhưng những điều con tranh đều là những thứ đáng lẽ của con, con không ăn cướp của người khác. Mẹ bảo dì giúp đỡ gia đình ta nhiều, cho con nhiều thứ, nên con phải nhường nhịn em, em nó muốn cái gì của con thì con cho nó đi, thiếu thốn cái gì thì mẹ mua lại, vâng, con rất biết ơn sự giúp đỡ của dì đối vs gia đình ta và hứa sẽ báo đáp khi có thể, nhưng những món đồ dì cho con chưa từng xin sỏ, dì thấy con không có, dì cho thì con rất cảm kích, nhưng mẹ đừng quên rằng những bộ quần áo dì cho toàn là quần áo của dì nhưng dì không mặc nữa, dù những bộ đấy có trẻ với dì nhưng không hợp với lứa tuổi của con, nhưng con không nhận thì sợ dì buồn, nhận mà không dùng thì dì buồn hơn, mẹ bảo những bộ đồ đấy đắt tiền, có mặc là may rồi, nhưng thưa mẹ à, quần áo con mặt dù có rẻ thù con cũng chưa từng oán trách cả, những bộ đồ đã quá dãn hay rách thì con cũng chưa bỏ đi. Nên mẹ đừng áp đặt vô thế con xin sỏ người khác như thế. Em họ con, nó muốn cái này của con, nó muốn cái kia của con, những thứ có thể cho, con đều cho hết, còn những thứ con dành dụm cố gắng có đc thì con không muốn cho, mẹ nói muốn thì mẹ cho tiền mua, nhưng lúc nào mẹ cũng than hết tiền và cuộc sống khó khăn vs con thì con dám xin mua đâu, đến mức shopee sale con mua áo có 35k con cũng chẳng dám nói mẹ vì sợ mẹ bảo tiêu hoang, vì vậy những món đồ ấy con rất quý, nhưng em nó cứ muốn, con không cho thì bảo con ích kỷ này nọ, mẹ muốn dì vui lòng nhưng chưa bao giờ để ý cảm nhận con, con biết mẹ khó khăn khi đứng giữa cả hai, con rất thông cảm nên vì thế con chưa bao giờ chất vấn mẹ cả, con cũng yêu mẹ, nhưng con cũng hi vọng mẹ để ý cảm nhận của con một chút, con cũng biết buồn, cũng biết tủi thân, có thể con ích kỷ, con cũng hi vọng mình không ích kỷ để không buồn với những hành động và lời nói thiên vị của mẹ.