Trả lời: Eric Leow Yu Quan, từng học tại học viện Raffles.
Đây là Elizabeth Holmes, CEO của Theranos, công ty chuyên về công nghệ đột phá y khoa và được định giá 9 tỷ đô-la bởi các nhà đầu tư.
Là một sinh viên tốt nghiệp đại học Stanford, cô đã thành lập công ty này, và làm nó nổi bật sau khi phát triển công nghệ chưa từng có cho phép các nhà khoa học phát hiện những căn bệnh từ một mẫu máu nhỏ. Cô đã khoe rằng dụng cụ công nghệ của họ chỉ cần 1% đơn vị so với mẫu máu truyền thống, để đạt được hiệu quả tương tự trong kết quả. Cổ đã tiến hành giải thích các nguyên tắc khoa học đằng sau công nghệ mang tính cách mạng này, trích dẫn những thuật ngữ khoa học bí truyền và những biểu đồ hình tròn chi tiết. Mọi người đều thấy kinh ngạc, và công việc kinh doanh phát triển như diều gặp gió.
Nhưng phần quan trọng nhất của toàn bộ công nghệ này là, nó chưa bao giờ tồn tại. Cách mạng trong dụng cụ y khoa? Nó chỉ là một chiêu trò quảng cáo đơn giản được bày ra mà chẳng tạo ra kết quả nào đáng kể cả sau nhiều năm được đào tạo nghiêm ngặt bởi các nhà khoa học. Kết quả mọi thứ đều là lừa đảo, và cả công ty là một trò bịp.
Elizabeth không cần biết liệu một công nghệ như vậy có thể tồn tại hay không hoặc chi tiết của công nghệ đó là gì. Cô ấy chỉ cần biết liệu mọi người có bị thuyết phục bởi cô ấy không.
Mặc một chiếc áo cao cổ, một biểu tượng kinh điển của Steve Jobs, cô mê hoặc mọi người bằng vẻ lôi cuốn và sự tự tin, chứng tỏ rằng cô biết mình đang nói về điều gì, và chiếm lấy cảm tình của mọi người. Cô đã thành công. Doanh số công ty tăng vọt, và cô trở thành một trong những nữ tỉ phú tự thân trẻ nhất khi chỉ mới mười chín tuổi.
Họ, đặc biệt là những doanh nhân vô đạo đức, biết rằng cần có thời gian để những thứ dối trá có thể bị phanh phui. Nhiều khi, mọi người không sẵn lòng cân nhắc đủ lâu để đưa ra một quyết định, vì những ấn tượng đầu tiên có sức ảnh hưởng lớn hơn trong ngắn hạn. Bằng cách thể hiện rằng bạn biết những gì bạn đang làm với một phong thái tự tin, bạn có thể thuyết phục được nhiều người hơn về những kỹ năng và kiến thức phong phù của mình, ngay cả khi chúng đầy thiếu xót.
Trong cuốn “Fragile Things” của Neil Gaiman, có đề cập tình huống về một người đàn ông vô gia cư mạo danh một nhà khoa học bằng cách sử dụng những ghi chú của ông, vận bộ com-lê của ông và phát biểu tại một hội nghị. Bằng cách xử lý các câu hỏi được ném cho “nhà khoa học” với một loạt các thuật ngữ kĩ thuật, ngôn từ hoa mỹ và một chút chém gió về đạo đức, anh ta đã có thể thuyết phục mọi người về những điều mà anh ta hoàn toàn không thể hiểu hoặc tin vào.
Như một nhà lãnh đạo, người ta thích theo dõi ai đó với ý thức và mục đích rõ ràng hơn, thay vì một ai đó có hiểu biết hơn nhưng do dự trong việc đưa ra các quyết định. Chừng nào hầu hết mọi người đều thích trấn an nhau rằng mọi thứ trước sau gì cũng sẽ trở nên ổn thỏa, chừng đó vẫn sẽ có người tận dụng sở thích này bằng cách giả vờ biết tất cả mọi thứ và rao giảng phần kiến thức hạn chế mà họ biết.
Tôi không nói rằng bạn nên lấy Elizabeth Holmes là một ví dụ. Sau cùng, về lâu dài, bạn không thể giấu mãi sự dốt nát thực sự của bản thân trước mọi người. Nhưng nhiều lúc, ấn tượng đầu tiên về một người có thể hằn sâu vào người khác trong một thời gian dài đến đáng sợ, để lại một ấn tượng lâu dài rằng người đó thực sự thành thạo và hiểu biết về những gì họ làm. Như tôi thường đề cập, “bạn không cần phải biết bạn đang làm gì. Bạn chỉ cần tỏ vẻ như là bạn biết những gì bạn đang làm.”
Đôi khi, trong một chế độ trọng nhân tài, đây có lẽ là những gì chúng ta cần. Một sự ảo tưởng về năng lực.