𝘉𝘢̀𝘪 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘵𝘩𝘢𝘮 𝘬𝘩𝘢̉𝘰 𝘵𝘶̛̀: Startup Vietnam Frontier – Australia
Scaling hay scale-up thường được hiểu là hoạt động mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng số lượng người dùng nhằm thúc đẩy gia tăng doanh thu khi có sự bổ sung thêm nguồn lực cần thiết như tài chính, con người, công nghệ… Scaling có thể dẫn đến sự tăng trưởng theo cấp số nhân cho công ty khởi nghiệp, nhưng cũng có thể kéo theo hậu quả khôn lường khi chiến lược không hợp lý.
Một minh chứng rõ nét cho sự thất bại trong mở rộng quy mô là việc đóng cửa hàng loạt của chuỗi cửa hàng 𝗦𝗼𝘆𝗮 𝗚𝗮𝗿𝗱𝗲𝗻 thời gian gần đây. Từng được đánh giá là cái tên vô cùng triển vọng, Soya Garden được Egroup đầu tư hơn 100 tỷ đồng sau màn gọi vốn trong Shark Tank mùa 1. Từ 11 cửa hàng, giai đoạn 2 năm (2017-2019) chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của startup này với 50 cửa hàng trên toàn quốc. Tuy vậy, chỉ 2 năm sau, Soya Garden đã đóng cửa hàng loạt 40 chi nhánh do ghi nhận mức lỗ siêu khủng, lên đến 170 triệu đồng/ngày (năm 2019). Hiện tại, Soya Garden chỉ còn lại 8 cửa hàng ở Hà Nội (dựa trên website chính thức của hãng).
Tất nhiên, không thể chỉ đổ lỗi cho việc mở rộng quy mô khi startup “rơi vào ngõ cụt”. Nhưng việc đưa ra một chiến lược tăng trưởng hiệu quả sẽ làm giảm nguy cơ thất bại của công ty khởi nghiệp trong quá trình mở rộng quy mô, đồng thời giúp đạt được những lợi ích mà quá trình này mang lại như: xây dựng được mô hình phát triển doanh nghiệp bền vững, gia tăng lợi nhuận, quảng bá được sản phẩm đến đông đảo khách hàng.
Vậy tại sao nên scale và scale như thế nào?
1. 𝙏𝙖̣𝙞 𝙨𝙖𝙤 𝙣𝙚̂𝙣 𝙢𝙤̛̉ 𝙧𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙦𝙪𝙮 𝙢𝙤̂?
Lợi ích rõ ràng và hấp dẫn nhất là scaling mang lại cho startup là lợi nhuận.
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí sản xuất hoặc mua sản phẩm sẽ giảm đi khi quy mô (tính theo số lượng sản phẩm) tăng lên. Nói tóm lại, càng nhiều sản phẩm được sản xuất/mua thì chi phí mà doanh nghiệp chịu sẽ càng giảm. Nếu việc mở rộng quy mô được tính toán hợp lý sao cho đạt đến đúng “điểm rơi” mà ở đó chi phí biên (Marginal Cost) đạt mức nhỏ nhất, startup sẽ được lợi nhờ chi phí bình quân trên 1 sản phẩm giảm mạnh.
Tuy nhiên, scaling không chỉ gói gọn trong việc phát triển số lượng sản phẩm mà còn tập trung vào việc phát triển các chiến lược thu hút khách hàng bằng cách hợp tác phân phối, marketing,… để mở rộng thị trường.
Bên cạnh vấn đề lợi nhuận, sự bền vững của việc tăng trưởng còn phụ thuộc vào khả năng lặp lại (Repeatability) của mô hình kinh doanh và chiến lược của startup.
Ở giai đoạn này, startup không còn chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm mà mục tiêu đặt ra là hoàn thiện đội ngũ nhân lực, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, mở rộng dây chuyền sản xuất, tiếp cận nhà đầu tư để gọi vốn. Tất cả những yếu tố này góp phần giúp cho startup được hoàn thiện về mọi mặt.
2. 𝙇𝙖̀𝙢 𝙨𝙖𝙤 đ𝙚̂̉ 𝙨𝙘𝙖𝙡𝙚 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙪 𝙦𝙪𝙖̉?
Sau đây là một số tiêu chí cần được đảm bảo để việc scaling đạt được hiệu quả và bền vững:
𝘟𝘢́𝘤 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪 đ𝘪𝘦̂̉𝘮 “𝘤𝘩𝘪́𝘯” đ𝘦̂̉ 𝘴𝘤𝘢𝘭𝘦
Theo tổ chức Startup Genome(3), việc các dự khởi nghiệp quá “vội vã” trong việc scale-up chính là nhân tố chiếm đến gần 90% sự thất bại của các startup trong năm 2018.
Startup chỉ thực sự nên mở rộng quy mô khi đảm bảo được các yếu tố sau:
Tìm được điểm hòa hợp giữa sản phẩm và thị trường (Product/Market Fit).
Đội ngũ nhân sự đã sẵn sàng.
Chiến lược trong và sau khi scale rõ ràng.
𝘓𝘢̣̂𝘱 𝘬𝘦̂́ 𝘩𝘰𝘢̣𝘤𝘩
Kế hoạch tốt nhất bắt đầu với dự báo tăng trưởng doanh số chi tiết được chia nhỏ theo số lượng khách hàng mới, đơn đặt hàng và doanh thu ước tính. Chi phí trong quá trình mở rộng cũng cần làm tương tự và phải được chia nhỏ theo từng giai đoạn.
𝘛𝘪̀𝘮 𝘯𝘨𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘯
Tham dự các cuộc thi dành cho startup trẻ để dành tiền thưởng và tìm cơ hội gọi vốn từ các nhà đầu tư.
Đăng ký vay lãi suất thấp từ ngân hàng với các gói hỗ trợ vay vốn kinh doanh lãi suất thấp.
Đ𝘢̂̀𝘶 𝘵𝘶̛ 𝘷𝘢̀𝘰 𝘤𝘢́𝘤 𝘯𝘨𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘭𝘶̛̣𝘤 𝘤𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘵
Việc đầu tư cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo các nguồn lực phát triển một cách cân bằng. Startup cũng cần lập kế hoạch đầu tư và chi tiêu hợp lý cho từng giai đoạn tăng trưởng.
Đ𝘢́𝘯𝘩 𝘨𝘪𝘢́ 𝘷𝘢̀ đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘤𝘩𝘪̉𝘯𝘩 𝘮𝘰̂ 𝘩𝘪̀𝘯𝘩 𝘬𝘪𝘯𝘩 𝘥𝘰𝘢𝘯𝘩
Để startup có thể phát triển một cách liên tục và ổn định cần một mô hình kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng. Mô hình kinh doanh càng có khả năng lặp lại (repeatability) ở nhiều thị trường, tiềm năng tăng trưởng càng cao.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho mọi người!
