Lý thuyết về sự gắn kết: Bạn là kiểu người nào trong các mối quan hệ?

Gắn kết liên quan đến các hành vi và tương tác của bạn với những người khác và cách bạn hình thành mối quan hệ với họ. Lý thuyết về sự gắn kết (attachment theory), được phát triển bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby, cho rằng điều này bắt đầu được được hình thành từ thời thơ ấu qua mối quan hệ của một đứa trẻ với người chăm sóc như là bố mẹ hay ông bà. Từ đó, thiên hướng gắn kết (attachment style) là những kỳ vọng mà một người phát triển về mối quan hệ với những người khác, dựa trên mối quan hệ mà họ có khi còn nhỏ.
Mary Ainsworth và cộng sự đã có một thí nghiệm để nhận xét về thiên hướng gắn kết của trẻ em, thí nghiệm có tên Môi trường lạ (Strange Situation). Thí nghiệm diễn ra như sau:
Một đứa trẻ được đưa vào một căn phòng lạ với mẹ và được tự do khám phá môi trường đó; một người lạ bước vào phòng và dần dần tiếp cận đứa trẻ sơ sinh; người mẹ sau đó rời khỏi phòng, quay trở lại sau khi đứa trẻ ở một mình với người lạ.
Có 4 nhóm hành vi được quan sát thấy đó là:
Nhóm A – Tránh né (Avoidant): ít hoặc không có xu hướng tìm kiếm sự gần gũi với mẹ. Trẻ thường không tỏ ra lo lắng khi xa cách với mẹ, tương tác với người lạ tương tự như cách trẻ sẽ tương tác với mẹ và có dấu hiệu lảng tránh nhẹ (quay đi, tránh giao tiếp bằng mắt, v.v.) khi gặp mẹ. Điều này có thể là do cha mẹ ít khi tỏ ra thân mật gần gũi và đứa trẻ có thể tin rằng chúng không thể phụ thuộc vào mối quan hệ này hay bất kỳ mối quan hệ nào khác.
Nhóm B – An toàn (Secure): tích cực tìm kiếm và duy trì sự gần gũi với mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn đoàn tụ, trẻ có thể thân thiện hoặc không thân thiện với người lạ, nhưng luôn tỏ ra thích tương tác với mẹ hơn. Ngoài ra, trong khi trẻ sơ sinh có xu hướng hơi hoang mang khi bị tách khỏi mẹ, trẻ hiếm khi khóc.
Nhóm C – Mâu thuẫn (Ambivalent): tỏ ra khó chịu hoặc tránh né khi mới được găp lại mẹ sau đó mới tích cực muốn gần gũi mẹ. Hành vi này được cho là do nỗi sợ rằng người khác sẽ không đáp lại mong muốn thân mật của mình, xảy ra khi cha mẹ của chúng không đáng tin cậy hoặc đáp ứng lại các như cầu của trẻ một cách thất thường.
Nhóm D – Hỗn loạn (Disorganized): trẻ thực hiện các hành động khó hiểu hoặc mâu thuẫn nhau như ngây người ra. Trẻ em thuộc nhóm này thường trải qua sang chấn tâm lý như việc bố mẹ có hành vi bạo lực, dẫn đến tình trạng trẻ em nhóm D trở nên bối rối và buộc phải phụ thuộc vào một người mà chúng đồng thời cảm thấy sợ hãi.
Còn với người trưởng thành thì sao?
Các thiên hướng gắn kết của người trưởng thành cũng tương tự như vậy nhưng được rút gọn vào làm ba nhóm chính.
Nhóm 1: Vẫn là kiểu “Healthy balance”
Có những đặc điểm như có suy nghĩ tích cực về người xung quanh cũng như hiểu rõ gia trị bản than mình. Họ ít khi mộng tưởng và có cái nhìn thực tế về các mối quan hệ, sẵn sàng suy nghĩ và giải quyết khi có vấn đề phát sinh trong mối quan hệ.
Nhóm 2:Kiểu “Sexy free and single”
Họ tránh né những mối quan hệ quá than thiết và thà ở một mình còn hơn phải dựa dẫm vào người khác. Nhìn chung thì họ không tin tưởng mọi người và xem nhẹ tầm quan trọng của các mối quan hệ. Có những người tránh né bởi vì họ sợ bị tổn thương, xây cho mình một bức tường và kìm nén cảm xúc của mình sau những bức tường đó, có những người thì tránh né vì họ đề cao sự độc lập và tự thỏa mãn của bản thân hơn.
Nhóm 3: Kiểu “Thiếu thốn tình cảm”
Họ có nhu cầu cao được yêu thương và chấp nhận bởi người khác, họ cần người khác thường xuyên khẳng định tình cảm, sự quan tâm đến mình để không cảm thấy bất an và dành nhiều thời gian bận tâm bởi các mối quan hệ. Trong chuyện tình cảm họ sẽ hay có xu hướng ảo tưởng hoặc ghen tuông mù quáng. Họ nhảy cảm và sợ rằng trong mối quan hệ mình sẽ là người bị ruồng bỏ.
Điều thú vị là nhiều nghiên cứu chỉ ra trong mối quan hệ tình cảm thì những người healthy balance thường đến với nhau và có một mối quan hệ dài lâu hạnh phúc. Bạn có thể thử làm các bài test trên mạng để khám phá thêm về mình, tuy nhiên các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng chúng ta không nên chỉ dựa vào một bài đánh giá để nhận định về thiên hướng của bản thân và thiên hướng gắn kết cũng hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian.
Nếu bạn nghĩ rằng mình là kiểu người có thiên hướng gắn kết không an toàn thì tìm hiểu sâu hơn lý do tại sao bạn cảm thấy và suy nghĩ theo cách bạn vẫn thường làm, chính là chìa khóa để vượt qua điều đó. Thậm chí bạn có thể tìm kiếm một nhà trị liệu mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện để họ giúp bạn:
– Giải nén những trải nghiệm thời thơ ấu của bạn
– Xác định các vòng lặp xuất hiện trong các mối quan hệ của bạn
– Phát triển những cách mới để kết nối với những người khác và tạo ra những mối quan hệ thân thiết lành mạnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *