Nhiều bạn hay khịa 2 ông Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng là thành viên NATO mà cắn nhau liên tọi. Thực chất thì cho đến năm 1946, ý đồ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh với châu Âu vẫn còn khá mơ hồ nếu không muốn nói là không tưởng. Còn Hy Lạp ngay từ cuối Thế chiến, Anh-Mỹ đã xác định phải giữ Hy Lạp trong châu Âu bằng cách đổ quân giúp chính phủ nước này thắng nội chiến với quân Cộng sản Hy Lạp.
Còn Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ thành công vị thế trung lập của mình trong gần 30 năm qua – điều giúp nước này sống sót qua Đại chiến Thế giới 2. Nhưng đến năm 1946, với thắng lợi của Liên Xô trong Đại chiến, ảnh hưởng của nước này mở rộng tứ phía và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không nằm ngoài. Chính phủ Thổ lúc này phải xem xét lại chính sách trung lập vì lúc này, Liên Xô liên tục đưa ra những yêu sách lãnh thổ mạnh mẽ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ.
Những tranh chấp eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đã được các cường quốc, trong đó có cả Liên Xô giải quyết ổn thỏa năm 1936. Theo đó toàn quyền kiểm soát 2 eo biển Gallipoli và Bosphorus được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng sau Thế chiến 2, Liên Xô ra yêu sách: 2 eo biển do Liên Xô và Thổ Nhĩ Kỳ cùng kiểm soát, tàu Liên Xô tự do đi qua kể cả tàu chiến,….
Chưa hết, Liên Xô còn đòi yêu sách với cả lãnh thổ trên bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, Liên Xô cho rằng một bộ phận lãnh thổ lớn của Gruzia và Armenia đã bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm mất. Do vậy họ đòi Thổ Nhĩ Kỳ trả lại các tỉnh cũ này (Kars, Batum, Surmali,…).
Vì vậy trong năm 1946, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị tâm lý để ngả sang Phương Tây trong trường hợp quan hệ với Liên Xô xấu đi, mà người Thổ cho rằng họ sẽ không có cửa chống lại Liên Xô trong một cuộc chiến tranh. Quả nhiên, tháng 8/1946, Liên Xô trình công hàm lên Thổ Nhĩ Kỳ đòi viết lại Hiệp ước eo biển 1936.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý, trong suốt mùa hè và mùa thu năm đó Liên Xô liên tục cho lực lượng Hải quân hùng hậu đi qua đi lại gần eo biển diễu võ dương oai. Cùng lúc đó, họ triển khai lực lượng trên bộ mạnh mẽ trên bán đảo Bankal thuộc Bulgaria, tập trận rầm rộ.
Thổ Nhĩ Kỳ đến đây không do dự nữa, gọi thẳng điện thoại cho Tổng thống Mỹ Truman nói rõ: Bọn tôi hết trung lập rồi, giờ thì qua giúp tôi đi. Điều này tạo ra một cuộc tranh luận ở Hoa Kỳ vào thời đó xem có chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào các chính sách của Hoa Kỳ với châu Âu hay không. Và với Chủ thuyết Ngăn chặn của Truman đang le lói hình thành, phía Mỹ cuối cùng đã đồng ý coi Thổ Nhĩ Kỳ là một chốt chặn ngăn Chủ nghĩa Cộng sản, ngang hàng với Hy Lạp trước đó. Vậy là đến năm 1947, 100 triệu USD viện trợ của Mỹ được trao cho Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình “tái thiết” dù Thổ Nhĩ Kỳ không bị thiệt hại gì. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ bỏ hẳn chính sách Trung Lập và ngả hẳn sang châu Âu. Đến năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đồng loạt gia nhập NATO tới tận nay.