Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng liên quan đến thể chất và tâm trạng, thay đổi hành vi xảy ra mỗi khi chúng ta sắp đến kì kinh.
Nếu liệt kê đầy đủ thì sẽ có hơn 200 triệu chứng trong hội chứng tiền kinh nguyệt, không ai giống ai. Tuy nhiên, có thể kể ra các triệu chứng chính như sau:
• Đau vùng bụng dưới rốn
• Chướng bụng, mệt mỏi
• Ngực căng tức
• Đau đầu
• Mụn
• Rối loạn tiêu hóa
• Chóng mặt
• Nhạy cảm với các kích thích bên ngoài
• Nóng bừng
• Mất ngủ
• Các rối loạn cảm xúc có thể gặp: cáu gắt, trầm cảm, lo lắng, hành vi gây hấn, dễ khóc, cảm giác bị mọi người xa lánh, tăng cảm giác thèm ăn, khó tập trung, …
Các triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng 1-2 tuần trước kì kinh nguyệt kế tiếp, và biến mất khi ra máu kinh.
Có 1 số cách để giúp bạn làm giảm các triệu chứng này như:
1. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, giúp tăng cường nhịp tim và nhịp thở, giảm mệt mỏi, khó chịu
2. Thư giãn bằng các bài yoga, thiền, massage
3. Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần giảm sự khó chịu của các triệu chứng trên:
– Ăn chế độ ăn giàu carbohydrat phức hơp (tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, …)
– Tăng cường các thực phẩm giàu calci như sữa chua, rau lá xanh
– Hạn chế muối, đường, chất béo
– Tránh caffein và đồ uống có cồn
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để duy trì lượng glucose trong máu
– Không nên ăn nhiều thịt đỏ
4. Sử dụng thực phẩm chức năng: dùng calci liều 1200mg/ ngày có thể giúp giảm triệu chứng về thể chất cũng như tâm trạng; bổ sung magie giúp giảm đầy bụng, căng tức ngực
Tuy nhiên, dù sao các cách kể trên cũng là những biện pháp thay thế. Nếu các triệu chứng trên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của bạn, đừng ngại đến gặp bác sĩ để được điều trị nhé.
Ảnh: Chuyện vặt của Múc