Trải qua khoảng thời gian nghèo khó-
Karl Friedrich Michael Vaillant (hay Karl Friedrich Benz / Carl Friedrich Benz) sinh ngày 25 tháng 11 năm 1844 tại Karlsruhe, Baden-Württemberg, Đức. Bố ông là Johann Georg Benz, khi ấy làm nghề lái tàu hỏa.
Nhưng thật không may, cậu bé Karl Benz đã mất cha khi mới 2 tuổi vì căn bệnh viêm phổi.
Sau cái chết của bố Johann Georg Benz, gia đình Karl Benz liền lâm vào nghịch cảnh. Tuy nhiên, điều này cũng không thể ngăn cản việc bà Josephine Vaillant, tức mẹ của Karl Benz, giúp ông có được một nền giáo dục tốt.
Ban đầu, ông chọn học nghề rèn, nhưng sau đó, giống như cha của mình, ông đã bị thu hút bởi ngành kỹ thuật đầu máy (locomotive engineering). Ngày 9 tháng 7 năm 1864, ở tuổi 19, ông đã tốt nghiệp Học viện Công nghệ Karlsruhe.
Sau đó, ông đã từng đảm nhận một số công việc như hoạ viên kiến trúc (Draftsman), chuyên viên thiết kế trong một nhà máy sản xuất; và ngoài ra, ông cũng làm việc tại một công ty xây dựng sắt.
Thế nhưng, do không có được sự hứng thú, Karl Benz không thể ổn định cuộc sống với bất kỳ công việc nào mà ông đã từng làm. Karl Benz yêu thích việc đi xe đạp, và đồng thời, ông cũng mơ ước về việc sản xuất những chiếc xe ô tô.
Đấu tranh trong nhiều năm liền
Sau bảy năm dài làm một số công việc, Karl Benz đã nhận ra rằng bản thân không phù hợp với tư cách là một nhân viên, ông muốn trở thành một doanh nhân.
Năm 21 tuổi, Karl Benz đã thành lập công ty đầu tiên của mình.
Năm 1871, Karl Benz và August Ritter đồng sáng lập Xưởng Cơ khí và Đúc Sắt (Nhà máy chuyên về máy móc và gia công kim loại tấm) ở Mannheim.
Nhưng may mắn một lần nữa không mỉm cười với ông, và ông đã chọn nhầm đối tác kinh doanh, và hậu quả là, tất cả tài sản và máy móc của công ty ông đã bị chiếm đoạt.
May mắn thay, vị hôn thê Bertha Benz đã cứu cánh kịp thời bằng cách mua lại cổ phần của August Ritter bằng số tiền hồi môn của mình.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1872, Karl Benz và Bertha Benz kết hôn.
Cặp vợ chồng này sau đó đã may mắn có được 5 người con là Eugen, Richard, Clara, Thilde và Ellen.
Sự thất bại của một doanh nhân
Những ngày sau đó, họ phải đối mặt với những vấn đề mới do chi phí sản xuất cao tại Xưởng đúc sắt và Xưởng cơ khí. Và chính vì điều này, các ngân hàng ở Mannheim buộc họ phải hợp nhất 2 xưởng lại.
Benzes đã hợp tác với Emil Bühler và anh trai của ông. Emil Bühler là một nhiếp ảnh gia, trong khi anh trai của ông là một nhà buôn pho mát.
Thật không may, Karl Benz đã bị mất quyền kiểm soát công ty sau khi có sự hợp tác của những người chủ sở hữu mới, là Emil Bühler và anh trai của ông.
Có thời điểm, cổ phần của ông trong công ty đó giảm mạnh xuống chỉ còn 5%.
Các đối tác mới của Karl Benz thường tự đưa ra quyết định mà không cần hỏi ý kiến ông và họ bắt đầu hoàn toàn phớt lờ ông.
Vì vậy, vào năm 1883, ông rời công ty chỉ sau một năm thành lập.
Vào thời điểm này của cuộc đời, Karl Benz đã không thể thành công với tư cách là một doanh nhân và trước đó, ông thậm chí đã thất bại với tư cách là một nhân viên.
Tuy vậy, ông vẫn không hề bỏ cuộc ngay cả khi đã thất bại nhiều lần.
Làm việc theo đam mê của mình
Cuối cùng, Karl Benz đã đi đến quyết định thành lập một công ty sản xuất xe hơi. Ông luôn bị mê hoặc bởi những chiếc xe đạp và việc sản xuất xe ô tô.
Karl Benz đã đến một cửa hàng sửa chữa xe đạp gần đó và với sự giúp đỡ của những người sáng lập, Max Rose và Friedrich Wilhelm Eßlinger, ông đã thành lập một công ty mới.
Năm 1883, cả ba người cùng chung tay thành lập Benz & Companie Rheinische Gasmotoren-Fabrik (còn được gọi là Benz & Cie).
Ban đầu, họ sản xuất máy công nghiệp và động cơ khí tĩnh, liên doanh này đã gặt hái được rất nhiều thành công.
Ông đã làm việc chăm chỉ trong hai năm để chế tạo ra Benz Patent-Motorwagen, phiên bản đầu tiên của xe hơi.
Karl Benz đã rất vui mừng khi nhìn thấy được thành quả sau công việc đầy khó khăn của mình.
Đến năm 1885, công việc chế tạo chiếc ô tô này hoàn thành, và nó được đặt tên là Benz Patent-Motorwagen.
Năm 1885, Karl Benz đã tổ chức một cuộc triển lãm để có thể đưa phát minh mới của mình đến với công chúng. Tuy nhiên, buổi ra mắt này đã không diễn ra tốt đẹp, và chiếc xe rất khó để điều khiển, nó đã đụng trúng bờ tường.
Karl Benz đã hy vọng rằng ngày này sẽ là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông nhưng thật đáng tiếc, ước mơ của ông đã tan tành vì thất bại ấy.
Ông vô cùng đau đớn vì hai năm nghiên cứu và phát triển của mình đã không mang lại kết quả như mong đợi.
Vào ngày 29 tháng 1 năm 1886, ông nhận được bằng sáng chế cho chiếc xe này.
Năm 1888, Karl Benz được nhận bằng lái xe cơ giới đầu tiên trên thế giới.
Tin tưởng vào chính mình
Ngay cả khi Karl Benz đã thất bại trong nỗ lực trước đó của mình, ông vẫn duy trì và bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn nữa cho ước mơ của mình.
Và trong hai năm tiếp theo, ông đã làm việc liên tục, nghiên cứu về các lỗi của chiếc xe để cải tiến nó. Năm 1887, ông một lần nữa trình diễn nó tại hội chợ triển lãm Paris.
Và ở lần này, may mắn đã mỉm cười với ông, buổi trình diễn hôm đó đã diễn ra thành công rực rỡ. Đến năm 1888, các đơn đặt hàng xe của ông bắt đầu đến tới tấp.
