*APFSFS (Armour-piercing fin-stabilized discarding sabot): Đạn xuyên động năng. Loại đạn này sử dụng 1 thanh kim loại cứng (tạo độ đâm xuyên tốt) như Tungsten, Uranium nghèo, rời nòng với tốc độ cực cao. Khi chạm phải lớp giáp thích hợp thì nó sẽ đâm xuyên, tạo ra các mảnh vụn kim loại cực nóng.
Trả lời: Jack Vony
Không có nhiều hiện tượng như bạn nghĩ đâu.
Đạn APFSDS không chứa chất nổ ở trong, nó đơn thuần chỉ là một thanh trụ siêu cứng. Loại đạn này chỉ gây hư hại nặng khi đâm xuyên lớp giáp dày. Mà chiếc Mowag Piranha có giáp khá mỏng, chỉ chống đạn khoảng 20mm. Vì vậy đạn APFSDS chỉ bay xuyên qua xe và không gây thiệt hại đáng kể. Những chiếc thiết giáp này chỉ chịu thiệt hại nặng nếu kíp lái hoặc những hệ thống quan trọng như động cơ,… bị bắn trúng.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh, vài chiếc Bradley đã trúng đạn APFSDS Uranium nghèo bắn ra từ những xe tăng M1A1. Dù đạn APFSDS gây khá nhiều thiệt hại nặng cho kíp lái T-72 của Iraq. Nhưng khi đối mặt với Bradley thì mọi thứ lại khác. Trong một trận chiến của Trung đoàn 7 Kỵ Binh (Hoa Kỳ), 3 chiếc Bradley đã trúng đạn APFSDS. Chiếc Bradley số A24 bị bắn vào tháp pháo, xạ thủ tử trận nhưng xe vẫn có thể hoạt động trong 10 ngày sau. Chiếc số A31 dính 2 phát đạn nhưng không có thiệt hại về người nào được ghi nhận. Nó vẫn có thể quay lại trạm tiếp viện như thường. Và cuối cùng, chiếc Bradley số A22 cũng bị trúng đạn vào tháp pháo, xạ thủ tử trận nhưng vẫn thấy nó hoạt động trong vài ngày sau.
Vì thế, đạn APFSDS Uranium nghèo không làm kíp lái bay màu và cũng không gây nổ phương tiện ngay khi trúng đạn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, cũng có các phương tiện bị bắn cháy nhưng là do bị bắn trúng những hệ thống trọng yếu.
Tại sao lại vậy? Do giáp của xe chiến đấu bộ binh khá mỏng khi so sánh với giáp mặt trước hay thậm chí là giáp sườn của những xe tăng chiến đấu chủ lực. Vậy nên nó chưa đủ để phá viên đạn để tạo ra những mảnh văng chết người. Như đã thấy ở chiến tranh Vùng Vịnh, chỉ khi kíp lái hay các hệ thống trúng đạn thì xe mới bị mất khả năng chiến đấu.
Đạn APFSDS chỉ hiệu quả khi dùng để bắn xe tăng chiến đấu chủ lực. Thứ nhất, khi đạn bắn trúng giáp trước, nó đâm xuyên giáp trước, tạo ra những mảnh văng kim loại, gây nguy hại cho kíp lái. Thứ hai, thể tích bên trong xe tăng rất nhỏ, vậy nên cơ hội để bắn trúng kíp lái và đạn dược cũng cao hơn (đạn của xe tăng cũng nổ to hơn nữa).
Dưới hình là chiếc MSPV Panthera F9 bị trúng đạn APFSDS 125mm từ T-72