ĐẾ CHẾ LA MÃ CHIẾN TRANH VỚI NHÀ HÁN CỦA TRUNG QUỐC. AI SẼ THẮNG?

A: Lam Luu, từng làm ở Dịch vụ Web Amazon (2014-2017)

Đây là suy đoán của tôi: Hán có thể sẽ nắm lợi thế ban đầu; nhưng cuộc chiến càng kéo dài thì khả năng chiến thắng của La Mã càng cao. Chúng ta hãy xem xét từng khía cạnh khác nhau, từng cái một.

I) Chiến trường. Lợi thế: tùy, nhưng có thể La Mã ở thế thượng phong.

Hãy để tôi nói thẳng điều này: sẽ cần một phép màu địa lý để Hán với La Mã chiến đấu với nhau, ngay cả khi Ba Tư bốc hơi thành không khí.

Trải dài từ Tây sang Đông, dải lục địa Á-Âu vào thời điểm đó bao gồm: Đế chế La Mã (Thổ Nhĩ Kỳ & Trung Đông ngày nay), Ba Tư (Iran ngày nay và các vùng xung quanh), đế chế Kushan (tức Khorasan, vùngTrung Á ngày nay), liên minh Hung Nô (cai trị thảo nguyên châu Á , vùng đất cằn cỗi phía đông Kazakhstan, Tân Cương và Mông Cổ). và cuối cùng là biên giới phía tây của nhà Hán.

Khu vực mà bộ máy chính quyền vươn xa nhất của người Hán là Hành lang Hà Tây. Nhìn lên bản đồ hiện đại, nó thậm chí còn không vươn đến biên giới của Trung Quốc. Chiến dịch quân sự lớn nhất của nhà Hán là ở Ferghana, nơi vẫn còn ở phía đông Trung Á.

Ngược lại, Ba Tư chỉ có quyền kiểm soát xa nhất về phía đông là vùng Bactria, thỉnh thoảng dùng kỵ binh vào cướp bóc thung lũng Indus (Pakistan và Punjab). Mặc dù vậy, Khorasan và Bactria có lẽ vẫn giữ được quyền tự trị khá lớn.

Vì vậy, để La Mã đánh Hán, không chỉ La Mã cần đánh chiếm Ba Tư, mà Hán phải quét sạch Hung Nô và thống trị đế chế Kushan. Rất nhiều đất đai, phần lớn là sa mạc, thảo nguyên, savan (trảng cỏ). Những loại địa hình này hoàn toàn không phải là điểm mạnh của Trung Quốc.

Trở lại chủ đề chính: Tôi sẽ cho Rome lợi thế về kiến thức địa lý, vì một vài lý do:

  • Các trung tâm đô thị đông đúc của La Mã (Ai Cập, Hy Lạp và Cận Đông) nằm gần chiến trường hơn nhiều.
  • Các đế chế phương Tây (từ thời Alexander trở đi) đã có nhiều kinh nghiệm đánh phá/ chinh phục từ Bactria đến thung lũng Indus (Pakistan / Ấn Độ). Nghĩa là họ có kiến thức rất rõ về những vùng đất này.
  • Truyền thống, ghi chép lưu trữ, lịch sử của Hy Lạp-La Mã thường xếp những khu vực này trong “thế giới mà họ đã biết”. Truyền thống, lịch sử và các ghi chép của Trung Quốc hiếm khi qua đó. Thay vào đó, họ chú ý nhiều hơn đến các vùng đất như miền Nam Trung Quốc (không thuộc Hán), Đông Bắc Trung Quốc (cũng không thuộc Hán), Mông Cổ, Triều Tiên và Đông Nam Á.

Yếu tố này rất quan trọng: khi chiến trường dịch chuyển về phía đông bắc, Hán sẽ có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta tính kiểu chia đôi Trung Á làm chiến trường giữa 2 bên, thì Rome đã nắm giữ lợi thế ở đó.

II) Kinh tế, dân số. La Mã nắm giữ lợi thế.

Điều đầu tiên: hãy xóa tan quan niệm của bạn rằng Trung Quốc luôn luôn có dân số lớn nhất thế giới. Hãy nhớ rằng, chúng ta đang nói về thế kỷ 1 và 2 sau Công nguyên. “Trung Quốc” vào thời điểm đó không bao gồm một số khu vực đông đúc nhất ngày nay: khu vực Bắc Kinh hầu như không đáng chú ý, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô và Tứ Xuyên là các khu vực úng nước, trong khi Thượng Hải, Hồng Kông, Quảng Đông hoàn toàn vẫn còn khá hoang dã (theo quan niệm của Đế quốc Trung Hoa). 2 thủ đô trong tương lai (Nam Kinh và Lâm An) vẫn chưa được thành lập. Vương Triều Hán sở hữu phần lớn khu vực giữa 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang, cùng với Thiểm Tây ngày nay, tức khoảng 1/3 đất Trung Quốc ngày nay.

Hơn nữa, về mặt kinh tế mà nói, đế chế La Mã có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc. Nền kinh tế La Mã là nền kinh tế phát triển mạnh dựa trên cơ sở giao thương với mức độ chuyên môn hóa và đô thị hóa cao hơn hẳn. Đế chế La Mã cũng gần hơn và kết nối nhiều hơn với các nền văn minh lớn khác (Ba Tư, Trung Á, Ấn Độ và Bắc Phi). Hán Trung Hoa bị cô lập hơn và thiên về nông nghiệp tự cung tự cấp hơn nhiều so với La Mã.

Tóm lại, vào khoảng thế kỷ 1 và 2 sau Công nguyên, chúng ta đang nói về:

  • Dân số: La Mã ~ 70 triệu so với Trung Quốc ~ 60 triệu (Lợi thế cho La Mã rõ ràng)
  • Thuế thu nhà nước (nếu quy đổi từ tiền tệ sang lúa mì): Rome 2,6–3,5 triệu tấn so với Trung Quốc 2,1–3,7 triệu tấn (hiệu quả tương đương).
  • Chi tiêu dân sự của Chính phủ (tính theo lúa mì tương đương, như trên): Rome chỉ tốn 80.000–170.000 tấn so với Trung Quốc 300.000+ tấn (lợi thế to lớn đối với La Mã)

(Nguồn các con số lấy từ giáo sư Walter Scheidel của đại học Stanford)

III) Độ bền vững khi dấn thân vào 1 cuộc chiến tranh trường kỳ. Lợi thế: rõ ràng cho La Mã.

Bên cạnh tổng thể nền kinh tế, tôi muốn nêu ra một sự khác biệt đặc biệt giữa Đế chế La Mã và các triều đại Trung Quốc nói chung: chiến tranh ảnh hưởng đến số phận của họ như thế nào.

Lịch sử đế chế La Mã chìm trong chiến tranh và chinh phục. Từ Romulus đến Alexander Severus, hầu như mọi vị hoàng đế đều phải tiến hành tranh. Rome dường như liên tục chiến tranh với những kẻ thù lớn rất mạnh mà không bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngược lại, Trung Quốc nói chung và Hán nói riêng là những đế quốc mong muốn sự hòa bình mới có thể yên ổn. Tất cả các cuộc chiến tranh lớn ở Trung Quốc đều dẫn đến khủng hoảng tài chính và chính trị sâu sắc. Hầu hết các hoàng đế Trung Quốc (đặc biệt là những người kế vị) không dính dáng trực tiếp với các lực lượng vũ trang.

Để lấy một ví dụ, hãy so sánh Trajan và Hán Vũ Đế. Cả hai đều là những nhà lãnh đạo tài ba với những chiến công quân sự quan trọng. Tuy nhiên, đế chế của họ có kết cục khác nhau. La Mã tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các hoạt động quân sự của Trajan (trên thực tế, Rome cũng có thể phát triển mạnh mẽ nhờ các hoạt động này). Ngược lại, chi phí chiến tranh cho những cuộc viễn chinh của Hán Vũ Đế tạo ra siêu lạm phát khiến Tây Hán bắt đầu suy thoái.

Vì vậy, Rome trở nên huy hoàng nhất khi tiến hành các cuộc chiến tranh và chinh phục. Ngược lại, Trung Quốc chỉ có hòa bình mới đem lại sự phát triển giàu có. Tôi không chắc chắn 100% tại sao /như thế nào, nhưng điều này nên được tính đến trong trường hợp chiến tranh kéo dài.

IV) Quân đội: quy mô và hậu cần. Lợi thế cho Hán:

Chúng ta đã phân tích hình dạng tổng thể của 2 quốc gia, hãy nói về quân đội của họ. Đặc biệt, hãy nói về quy mô và kiến thức chuyên môn về hậu cần.

Khác với La Mã, có quân đội chuyên nghiệp, quân đội Trung Quốc bao gồm chủ yếu là dân binh. Nói cách khác, hầu hết binh lính Trung Quốc đều ban đầu đều là nông dân. Họ sẽ được huấn luyện quân sự hàng năm. Vào thời điểm chiến tranh, họ sẽ được huy động vào quân đội để chiến đấu.

Rõ ràng, quân đội Trung Quốc cũng sử dụng lính chuyên nghiệp (nói chung là các đơn vị tinh nhuệ hơn là chuyên nghiệp). Tuy nhiên, phần lớn nhân lực của họ là dân quân.

Mặc dù có những ưu và khuyết điểm khi sử dụng quân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, các mô hình Trung Quốc có khá nhiều lợi thế:

  • Trung Quốc, mặc dù có dân số ít hơn, nhưng nhờ mô hình này nên có thể huy động được số quân lớn hơn nhiều. Cuộc chiến thống nhất đầu tiên của Trung Quốc (cuối thời Chiến quốc) huy động nhiều binh lính hơn bất kỳ cuộc chiến nào trước Thế chiến I.
  • Trong thời gian hòa bình giữa các cuộc chiến tranh, binh lính Trung Quốc có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế khác, giúp giảm bớt chi phí cho ngân sách nhà nước.
  • Quân đội Trung Quốc trở nên quá đông đảo nhờ mô hình này. Trong chiến tranh Hán-Hung Nô, quân Hán dường như không bao giờ huy động dưới sáu con số. Trong Trận Mạc Bắc, 300.000 người đã chiến đấu cho nhà Hán. Ngược lại, Rome thường huy động khoảng 5 chữ số. Cuộc chiến lớn nhất mà tôi có thể tìm thấy là cuộc chinh phục Dacia của Trajan, huy động được 200.000 (nhiều nhất). Hán nắm giữ khoảng 50% lợi thế.
  • Trung Quốc có một truyền thống lâu đời và xuất sắc trong lĩnh vực hậu cần. Thời Chiến quốc (~50 năm trước thời kỳ cực thịnh của nhà Hán) người ta đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh quy mô lớn. Các tướng lĩnh và quan chức Trung Quốc tiếp tục truyền thống cao quý này trong việc nuôi dưỡng, trang bị và tiếp tế hậu cần cho những đội quân khổng lồ.

V) Quân đội: Công nghệ và các binh chủng. Lợi thế: Hán

Chiến tranh với La Mã, quân đội Hán có 1 vài lợi thế về công nghệ, vũ khí:

  • Nhà Hán có số lượng kỵ binh khá lớn. Trong Chiến tranh Hán-Hung Nô, người Hán đã sử dụng tới 100.000 kỵ binh. Quân đội La Mã hiếm khi có đủ kỵ binh. Điều này đặc biệt quan trọng ở Trung Á, nơi những vùng đất trống bằng phẳng mang lại lợi thế to lớn cho kỵ binh.
  • Người Trung Quốc sử dụng nhiều loại vũ khí hơn. Ví dụ, họ sử dụng nhiều loại nỏ có kích cỡ khác nhau (một số yêu cầu người sử dụng phải “nằm xuống” mới có thể kéo được dây cung; một số cái nỏ dường như là những cỗ máy khổng lồ) cũng như các loại vũ khí cho kỵ binh (qua, kích, cung, nỏ cỡ nhỏ dùng trên lưng ngựa,…).
  • Người Trung Quốc cổ đại cũng tiếp thu những cải tiến mới khá quan trọng. Vào cuối thời Hán, quân đội của họ đã sử dụng bàn đạp ngựa và nỏ bắn nhiều phát.
  • Cuối cùng, nhiều lợi thế của La Mã không được tính: hải quân La Mã sẽ không đóng vai trò gì ở chiến trường Trung Á; Các công nghệ vây hãm của La Mã có lẽ sẽ không tạo ra sự khác biệt trong các tình huống gần như trên sa mạc.

VI) Bộ máy lãnh đạo. Lợi thế: Hán

Thật ngạc nhiên!

Tôi bị sốc khi thấy có nhiều người trao lợi thế lãnh đạo cho Rome. Đúng, các hoàng đế La Mã (đặc biệt là đến cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ 3) nhìn chung có đầu óc quân sự hơn và có tầm nhìn hơn. Tuy nhiên, điều này đã đặt ra một vấn đề quan trọng: Rome chỉ có thể có một nhà lãnh đạo tại một thời điểm, tức là hoàng đế. Trung Quốc rất khác biệt.

Trung Quốc, kể từ thời Chiến quốc (xem Binh Pháp Tôn Tử), đã tách biệt việc lãnh đạo dân sự và lãnh đạo quân sự. Điều này có một số lợi thế:

  1. Hoàng đế có thể tuyển dụng nhiều nhân tài cùng một lúc. Ví dụ điển hình:
  • Hoàng đế Cao Tổ đã thuê 3 người cực kỳ nổi tiếng cộng với 1 cơ số tướng lĩnh ít nổi khác.
  • Cuộc chiến Hán- Hung Nô của Hán Vũ Đế đã chứng kiến ít nhất 3 thế hệ tướng lĩnh, mỗi thế hệ kế tục thế hệ trước mà không gây ra tai tiếng và họ đều lập được nhiều chiến công hơn thế hệ trước.
  • Hán Minh Đế (thời Đông Hán) nỗ lực tái chiếm miền đông Trung Á cũng đã sử dụng nhiều nhân tài ở nhiều mặt (ngoại giao, quân sự và quản lý chính quyền).

Ngược lại, mô hình La Mã đơn thuần là hoàng đế phải không để một người không chung dòng máu tỏa sáng hơn mình. Nếu không, vị tướng đó có thể nảy sinh tham vọng đế quyền. Điều này có nghĩa là các hoàng đế La Mã nhìn chung có quyền lực rộng hơn, nhưng khả năng lãnh đạo nói chung lại kém hơn.

2. (Quân sự) Mệnh Lệnh có thể được thông qua với rủi ro thấp hơn. Xem lại dẫn chứng trên về cách các chỉ huy mới có thể được bổ nhiệm đơn giản như thế nào. Ngược lại, bất cứ khi nào một hoàng đế La Mã chết bất đắc kỳ tử, La Mã lại lâm vào cuộc nội chiến khi các vị tướng đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực tối thượng.

3. Nhiều tiêu chí để đánh giá tài năng sẵn có hơn. “Sự lãnh đạo” của người La Mã (tức là imperium) giải quyết xung quanh việc chỉ huy quân đội. Ngược lại, Trung Quốc phân biệt ra nhiều lớp “nhân tài” và “lãnh đạo”, cho phép họ đào tạo và tuyển dụng những người tài có khí chất và phong cách khác nhau vào các vị trí khác nhau. Để lấy một ví dụ, hoàng đế Cao Tổ đã sử dụng 3 nhân tài với 3 năng lực riêng biệt:

  • Tiêu Hà là một nhà quản lý xuất sắc, người đảm bảo việc cung cấp hậu cần và kinh tế cho quân đội nhà Hán.
  • Trương Lương đóng vai trò là nhà ngoại giao xuất sắc và là chiến lược gia/ cố vấn cấp cao nhất, đảm bảo rằng kẻ thù của nhà Hán bị cô lập và giữ chân các đồng minh.
  • Hàn Tín nắm giữ binh quyền, quyết định mảng chiến thuật và chiến lược, tuyển mộ nhân lực, xác định các mục tiêu kinh tế chiến lược để tiến hành giành chiến thắng cuối cùng

Như vậy, về mặt cơ cấu lãnh đạo và ra quyết định chiến lược, Hán nắm giữ lợi thế lớn hơn so với La Mã.

VI) Chiến thuật và Chiến lược. Lợi thế: Hán

Một cuốn sách có thể giải thích tất cả: Binh Pháp Tôn Tử. Đùa đấy. Đó thậm chí không phải là cuốn sách hay nhất. Đến thời Hán, quan điểm của Trung Quốc về chiến tranh và khoa học quân sự khiến phần còn lại của thế giới như thể mù chữ. So với số lượng khổng lồ quy tắc hóa, hệ thống hóa, đào tạo và triết học hóa của Trung Quốc, phương Tây trông giống như họ mới lần “đầu tiên đến trận đánh, sau đó cầu nguyện cho chiến thắng”.

Trên thực tế, ý kiến của tôi là người Trung Quốc nhìn nhận khoa học xã hội, quân sự giống như cách người Hy Lạp nhìn nhận toán học và khoa học tự nhiên.

Về chiến thuật và chiến lược, Hán có 3 lợi thế chính so với La Mã:

  • Ghi chép về khoa học quân sự có hệ thống. Trung Quốc đã sản xuất 7 tác phẩm kinh điển nổi tiếng thế giới về chiến tranh, đến thời Hán, 6 trong số đó đã được viết.
  • Chính thức hóa đào tạo và giảng dạy. La Mã cũng có hệ thống đào tạo và bồi dưỡng các nhà lãnh đạo quân sự, nhưng việc hệ thống tuyển chọn nhân tài Trung Quốc chú trọng đến việc học tập không ngừng nghỉ là không thể so sánh được. Trên thực tế, truyền thống này vẫn tiếp tục tồn tại như một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc ngày nay..
  • Quân đội hỗn hợp nhiều binh chủng. Quân đội La Mã dường như tập trung quá nhiều vào bộ binh hạng nặng. Điều này tốt cho một loại chiến thuật và chiến trường nhất định (cơ bản là ở Lưu vực Địa Trung Hải). Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại binh chủng và vũ khí, cho phép các chỉ huy của họ sử dụng kết hợp nhiều loại chiến thuật và chiến lược khác nhau.

Phần kết luận

Như bạn thấy, Rome về cơ bản nắm giữ lợi thế “gốc” trong khi Trung Quốc nắm giữ lợi thế ngắn hạn và trung hạn. Rome có dân số đông hơn (một chút), với nền kinh tế dựa vào thương mại lớn hơn, cùng với một đội quân chuyên nghiệp có khả năng chiến đấu lâu dài. Mặt khác, Hán nắm giữ lợi thế về mặt quân sự: nó có thể trang bị và hỗ trợ một đội quân lớn hơn với kỵ binh lớn hơn nhiều và vũ khí có tính cách tân hơn; Cấp tướng lĩnh quân sự của nó có lẽ được tinh chỉnh hơn và được hỗ trợ tốt hơn; cuối cùng, một chuỗi thất bại sẽ không gây nguy hiểm cho vai trò lãnh đạo chính trị ở quê nhà.

Vậy, đây là dự đoán của tôi:

Trong ngắn hạn (trong vài năm đầu của cuộc chiến), Trung Quốc nắm giữ lợi thế.

  • Kịch bản hay nhất của Hán: một phiên bản khác của Trận chiến Carrhae xảy ra vào một thời điểm nào đó với việc hoàng đế La Mã bị giết. Rome có thể rơi vào 1 cuộc nội chiến và rời bỏ chiến trường.
  • Kết quả tốt đẹp cho nhà Hán: Ba Tư và vùng Cận Đông (bao gồm những nơi như Armenia, Bactria và hầu hết con đường tơ lụa) bị nhà Hán khống chế.
  • Kết quả tốt nhất của Hán: bao gồm tất cả ở trên, cộng với việc cướp bóc Syria và Tiểu Á. Cá nhân tôi không thấy Trung Quốc có khả năng vượt biển để tấn công Hy Lạp hay Ai Cập.

Chiến tranh càng kéo dài, La Mã càng tích lũy được nhiều lợi thế.

  • Một lần nữa, Hán trở nên suy yếu khi chiến tranh kéo dài. Rome thường hoạt động mạnh mẽ ngay cả khi đối mặt với chiến tranh.
  • Kịch bản tốt nhất của Rome: Hán bắt đầu rơi vào xung đột chính trị/ suy thoái kinh tế và rút lui. Thậm chí tốt hơn, quân Hán có thể mắc sai lầm chiến thuật khi rút lui.
  • Kết quả tốt của La Mã: Đánh chiếm các lãnh thổ phía đông của Trung Quốc ở Trung Á (với điều kiện là Hán có một số).
  • Kết quả tốt nhất của Rome: kiểm soát vĩnh viễn con đường tơ lụa. Một lần nữa, sự chú ý của Rome sẽ bị thu hút về phía đông nam, trong và ngoài thung lũng Indus. Họ có lẽ sẽ quan tâm đến việc kiểm soát một tuyến đường thương mại quan trọng.
  • Lưu ý: Rome không thể có được kịch bản tốt nhất của Hán (một cuộc tấn công trực tiếp loại bỏ chủ quyền lãnh thổ của kẻ thù). Hoàng đế Hán gần như chắc chắn sẽ không dẫn quân xa quê hương như vậy.

Nếu xung đột nổ ra, Han có thể là kẻ xâm lược và Rome có lẽ sẽ đóng vai trò phòng thủ:

  • Quân đội La Mã, chủ yếu dựa vào bộ binh hạng nặng, gặp khó khăn khi vượt qua Trung Á. Hán (với điều kiện là nó thực sự chinh phục được Fergana và vùng đất đông Trung Á) sẽ có nhiều kỵ binh hơn để vượt qua sa mạc.
  • La Mã chỉ kiếm lợi khi đi về phía tây-đông nam của Trung Á, vào Thung lũng Indus. Hán có thể kiếm lợi từ tận phía đông bắc-tây của Trung Á, đến tận Ba Tư/ và có thể là La Mã.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *