Nếu bạn làm gián đoạn sóng của localizer (LOC) hay glideslope (G/S)*, tôi tin rằng phi công sẽ nhận ra vấn đề khá nhanh và họ sẽ hủy hạ cánh.
Luồng bay tương ứng với localizer khá hẹp***, và chúng còn được gióng thẳng với các đài đánh dấu đường bay (1). Nếu những đèn tương ứng với các đài đánh dấu không nháy như dự tính thì phi công sẽ hủy hạ cánh và tìm những điều bất thường. Tôi cũng không chắc rằng bạn có thể chặn sóng của các đài đánh dấu đường bay kia. Những đài đó chỉ phát ra chùm sóng hẹp và hướng thẳng đứng lên trên. Hơn nữa, ở khu vực các đài cũng thường được bảo vệ nên bạn chẳng thể làm gì chúng. Trong thời tiết CAT III, máy đo độ cao vô tuyến (2) cũng phải có độ cao tương ứng với độ cao tiêu chuẩn của máy bay lúc tiếp cận, nếu không họ cũng hủy hạ cánh.
Ngay khi bạn bắt đầu làm gián đoạn sóng máy chỉ hướng của một vài cơ quan sẽ chỉ thẳng đến vị trí thiết bị của bạn (3). Chẳng mất nhiều thời gian máy tính sẽ tự động tìm ra vị trí bạn đặt thiết bị. Có lần, tôi đã thấy 3 tàu của lực lượng tuần duyên và cảnh sát cảng tập trung ở chỗ của chiếc tàu bị kẹt mic với khoảng 500 người đang trên đường đi chơi hội. Ngay khi tần số liên lạc bị gián đoạn, chúng tôi đã thấy đèn nháy từ nhiều hướng trong phạm vi cả dặm. Vài phút sau họ đã tập trung ở vị trí của anh bạn bị kẹt mic và phát nhạc xập xình trên tần số khẩn nguy quốc tế mà không nhận ra. Lúc đó họ vẫn đang trên đường đi dự tiệc.
Phá sóng GPS có lẽ sẽ dễ hơn và họ cũng có thể phát hiện qua máy chỉ hướng. Với cả, các giới hạn thời tiết của những phương thức tiếp cận này khá cao nên sẽ ít có khả năng để bạn làm các máy bay khác đâm xuống đất hơn.
Chú thích:
*ILS: Hệ thống hạ cánh tự động (Instrusment landing system)
Hệ thống này gồm có 2 thành phần chính: Localizer và Glideslope. Nôm na thì Localizer đưa ra hướng dẫn về hướng bay còn Glideslope đưa ra hướng dẫn về độ cao.
** Điều kiện CAT III:
- Độ cao cần phải nhìn thấy đường băng: Nhỏ hơn 30m hoặc không yêu cầu.
- Tầm nhìn ở đường băng (RVR):
- CAT III A: 200m < RVR < 350m
- CAT III B: 50m < RVR < 200
- CAT III C: Không hạn chế tầm nhìn
*** Các bạn có thể thấy trong hình
(1) Các đài đánh dấu đường bay (Marker beacon): Gồm có 3 đài.
- Đài ngoài cùng (Outer Marker – O): Thường được đặt cách đầu đường băng khoảng 4-7 hải lý (6.4-11.2 km) nằm trên trục đường băng, phát ra âm có tần số 400Hz trên sóng mang 75MHz có ăng ten hướng thẳng lên. Vùng nhận sóng có hình elip kích thước 730m x 1280m. Khi đi qua vùng có tín hiệu của đài, phi công sẽ thấy đèn màu xanh nháy lên và đi kèm âm thanh “ —- “ trong tín hiệu morse
- Đài giữa (Middle Marker – M): Nguuyên tắc hoặt động giống đài ngoài, đặt cách đầu đường băng khoảng 1km. Đài này làm nháy đèn vàng và phát ra âm “ -.-. ” Của tín hiệu morse với tần số 1000Hz.
- Đài trong (Inner Marker – I): Giống với 2 cái trên nhưng được đặt ở đầu đường băng. Tín hiệu từ đài này làm đèn trắng nháy và phát ra âm “ . . . “ với tần số 3000Hz
(2) Máy đo độ cao vô tuyến (radar altimeter/radio altimeter) tính độ cao của máy bay so với mặt đất, dựa trên thời gian phản hồi của sóng vô tuyến phát từ máy bay xuống mặt đất.
Khác với máy đo độ cao dựa vào áp suất khí quyển (baro altimeter) dựa trên sự giảm áp suất khi tăng độ cao. Loại này xác định độ cao của máy bay so với mựn nước biển.
(3) Triangulate: Khi ít nhất 2 đài cùng chỉ về hướng của nguồn phát thì có thể xác định được vị trí của nguồn phát (như trong hình). Tương tự đối với sóng điện thoại, vị trí của bạn có thể được xác định dựa vào hướng tín hiệu với các trạm phát sóng.


