[Căn phòng không ánh sáng]
Trước khi Brie Larson trở thành đội trưởng, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của cô có tên “Room”. Bộ phim nói về câu chuyện của cô bé 17 tuổi bị một người đàn ông nuôi nhốt dưới căn hầm suốt 17 năm ròng rã. Trong quá trình bị người đàn ông này c.ưỡng h.iếp, cô bé đã sinh hạ một bé trai. Hai mẹ con bị nhồi nhét trong một căn phòng chật chội, ánh sáng duy nhất mà hai người có được là từ chiếc giếng trời nhỏ. Sau nhiều năm trời vùng vẫy, cô bé tìm đủ mọi cách để cho đứa con mình thoát ra ngoài, cuối cùng hai mẹ con cũng được giải cứu. Nhưng đến khi thoát được ra và phải đối mặt với thế giới bên ngoài lạ lẫm, làm thế nào để quay trở lại sống một cách bình thường vẫn là một vấn đề lớn.
Bộ phim này được dựng lại từ cuốn tiểu cùng tên. Tiểu thuyết được viết lại bởi sự việc có thật gây chấn động nước Áo và những tình tiết ngoài đời thực còn kinh khủng và biến thái hơn trong tiểu thuyết.
Vụ án xảy ra vào tháng 8 năm 1984 tại thành phố Amstetten nước Áo.
<Part 1>
Amstetten là một thành phố nhỏ, có tổng diện tích 52km2 và không đến 25000 dân cư. Tại đây có một gia đình nhỏ vô cùng bình thường tên Fritzl. Người cha tên Josef Fritzl, người mẹ tên Rosemarie, hai vợ chồng cùng nhau nuôi dạy 7 người con. Cả gia đình chung sống vô cùng hòa thuận và đời thường vào khoảng thời gian trước năm 1984. Người cha là một kỹ sư kì cựu khiêm tốn, mẹ là người phụ nữ nội trợ tốt bụng, tử tế và luôn chăm sóc tốt những đứa con của mình.
Mặc dù nhà có 7 người con nhưng gia đình nhà Fritzl luôn vui vẻ, hòa hợp. Con cái cũng được giáo dục rất tốt, mặc dù học không giỏi nhất nhì lớp nhưng con của họ luôn ngoan ngoãn nghe lời, tuân thủ quy tắc và lịch sự với mọi người. Mọi người vẫn hay nói mọi trường hợp đều có ngoại lệ, trong một bầy cừu trắng luôn có một chú cừu đen. Elisabeth Fritzl chính là chú cừu đen trong nhà Fritzl. Tính cách của Elisabeth ngang bướng và ngỗ nghịch. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ học tập năm 15 tuổi, cô quyết định ngừng theo đuổi sự nghiệp học hành và quyết định theo học nghề và dự định đi làm phục vụ. Nhưng nghề chưa học xong thì bỗng dưng Elisabeth bỏ nhà ra đi. Bố mẹ có tìm thế nào cũng không thấy đâu nên đành báo cảnh sát. Sau 3 tuần tìm kiếm thì phát hiện cô đang ở nhà một người bạn ở Vienna. Sau khi về nhà, Elisabeth được làm công tác đả thông tư tưởng, sau đó lại ngoan ngoãn quay trở về trường tiếp tục học nghề. Lần này cô đã kiên trì theo đến cùng và hoàn thành khóa học vào giữa năm 1984, sau đó nhanh chóng tìm được công việc ở Linz.
Linz đứng thứ 3 trong những thành phố lớn ở Áo, kinh tế phát triển, dân số hơn 200 000 người. Elisabeth vô cùng phấn khích và mong đợi vì cuối cùng cũng có thể rời khỏi nhà. Giống như lần trước bỏ nhà ra đi, Elisabeth bỗng dưng biến mất mà không thông báo hay để lại lời nhắn cho ai. Hôm đó là ngày 29/8/1984.
Mẹ của Elisabeth nhận thức được việc con gái không nói không rằng bỏ nhà ra đi liền báo cho cảnh sát. Mặc dù Elisabeth đã đủ 18 tuổi nhưng cảnh sát vẫn mở cuộc điều tra nhưng không hề có tiến triển gì. Bố mẹ cô vô cùng lo lắng nên chạy đi hỏi thăm khắp nơi nhưng cũng không có tin tức gì. Hàng xóm thấy họ từ thất vọng trở thành tuyệt vọng. Cho đến khi vài tuần trôi qua, họ nhận được một bức thư.
Bức thư là của Elisabeth gửi, ngày trong thư viết là 21/9/1984, dấu bưu điện hiển thị được gửi từ Braunau – nơi Hitler sinh ra. Trong thư là những dòng chữ nguệch ngoạc của cô, cô nói đơn giản vì chán ghét cuộc sống ở nông thôn nên mong muốn chạy trốn đến thế giới mới. Hiện tại cô rất an toàn và đang ở cùng một người bạn. Cô còn ghi thêm rằng muốn bố mẹ đừng đến tìm mình: “If you look for me, I will leave the country”. Khi cảnh sát đến nhà điều tra, Josef cầm ra một bức thư viết tay và tuyệt vọng nói với cảnh sát rằng có vẻ như Elisabeth đã bị bọn tà giáo tẩy não rồi. Trước khi biến mất, cô thường lui đến mấy giáo đường nhỏ và liên tục biểu hiện muốn gia nhập vào giáo hội nào đó. Có vẻ như cuối cùng cô cũng hoàn thành được tâm nguyện của bản thân rồi.
Trong hơn 20 năm tiếp theo, thỉnh thoảng Josef và Rosemarie lại nhận được thư của Elisabeth. Sau 10 năm Elisabeth biến mất, một đêm tháng 5 năm 1994, Josef và Rosemarie phát hiện một chiếc hộp giấy đặt ngay trước cửa nhà. Mở hộp ra thì thấy một bé gái đang ngủ, bên cạnh có tờ giấy ghi tên của đứa bé là Lisa sinh tháng 8 năm 1993 mà hiện tại đã là tháng 9.
Nội dung bức thư viết như sau:
“Chắc bố mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi con đột ngột liên hệ thế này, nhưng con có tin sẽ khiến bố mẹ ngạc nhiên hơn đấy. Con đã cho đứa bé bú sữa tầm 6 tháng rưỡi và bây giờ con bé đã có thể uống được sữa bình. Con bé ngoan lắm và nó có thể ăn những thứ khác đút thìa được rồi.”
Josef và Rosemarie mừng rỡ bế đứa bé vào nhà và nộp đơn lên trên trung tâm phúc lợi xã hội xin nhận nuôi Lisa. Hơn 1 năm sau, vẫn là một đêm muộn lại xuất hiện thêm một bé gái được đặt trong chiếc xe đẩy ở nơi mà Josef nhặt Lisa. Sau vài phút phát hiện đứa bé, điện thoại trong nhà bỗng nhận được cuộc gọi đến, Rosemarie chạy ra nghe thì thấy tiếng của Elisabeth ở đầu bên kia. Cô không hề trả lời những câu hỏi dồn dập của mẹ mà chỉ nói đúng một câu: “Là con để nó ở đó” rồi tắt máy. Rosemarie vô cùng ngạc nhiên, nhà đã đổi số điện thoại mà Elisabeth vẫn gọi đến được. Đứa nhỏ tên là Monika, sinh vào tháng 2 năm 1995. Vì đã có kinh nghiệm lần trước nên lần này Josef và Rosemarie rất thuận lợi trong việc nhận nuôi Monika. 2 năm sau, tháng 5 năm 1996, trước cửa lại xuất hiện một đứa bé nữa, nhưng lần này là một bé trai tên Alexander. Josef và Rosemarie cũng không phàn nàn tiếng nào mà nhận nuôi ba đứa cháu bị chính con gái mình bỏ rơi ngay lập tức.
Truyền thông địa phương đã bắt đầu để ý đến gia đình Fritzl và đưa tin về sự tử tế, lương thiện của Josef. Hàng xóm gần nhà thì liên tục bàn tán, than trách về Elisabeth, nói cô làm mẹ kiểu gì mà lại làm cái việc vô trách nhiệm với con cái như thế. Josef đã nuôi lớn 7 đứa con, bây giờ lại phải nuôi thêm 3 đứa trẻ nhỏ bị vứt bỏ nữa. Và người cuối cùng xuất hiện trước cửa nhà Josef và Rosemarie không còn là một đứa trẻ nữa, mà là một thiếu nữ.
19/4/2008, cũng là lúc Elisabeth biến mất được 24 năm, trước cửa nhà xuất hiện một người con gái hôn mê bất tỉnh. Josef là người đầu tiên phát hiện ra cô bé tình trạng vô cùng nguy kịch nên ông đã gọi điện thoại gọi xe cứu thương ngay lập tức và cô bé đã được đưa đến bệnh viện ngay gần đó. Sau khi bác sĩ phòng cấp cứu tiếp nhận thì cô bé đã lâm vào trạng thái hôn mê sâu, ông chú ý đến sự trắng bệch đến khác người của cô bé, mép miệng còn vết máu khô.
1 tiếng trước khi cô bé tiếp nhận điều trị Josef mới đến bệnh viện. Bác sĩ tiếp nhận Albert Reiter nhanh chóng tìm thấy Josef và hỏi thăm về tiền sử bệnh của cô bé, nhưng Josef bối rối nói rằng ông ta không biết gì cả. Mẹ đứa bé không chăm sóc cho con cái, cứ thế vứt trước cửa nhà ông rồi bỏ trốn. Nghe xong bác sĩ liền cảm thấy lời ông ta nói rất đáng nghi, con bé bệnh nặng như vậy, làm sao có chuyện người làm mẹ lại không quan tâm được?
Josef lôi ra tờ giấy Elisabeth viết, bên trên có nói tên đứa bé là Kerstin, 19 tuổi. Cô ấy nói rằng Kerstin liên tục kêu đau đầu. Mặc dù đã dùng aspirin (thuốc giảm đau) nhưng không có tác dụng. Sau đó con bé tiếp tục xuất hiện chứng co giật, có thể là do cắn phải lưỡi nên miệng bắt đầu chảy máu. Cô cảm thấy vô cùng bất lực nên chỉ có thể vứt con lại cho bố mình.
Giải thích xong, Josef giao lại cô bé cho bác sĩ rồi nhanh chóng rời đi. Dù sao thì vẫn còn phải chăm sóc bao nhiêu người ở nhà. Nhưng tình hình của Kerstin không được khả quan cho lắm, thỉnh thoảng cô bé tỉnh lại, sau đó lại chìm vào hôn mê. Bác sĩ phát hiện hệ miễn dịch của cô bé gần như không hoạt động và rõ ràng bị suy nhược cơ thể vì thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nên răng rụng gần hết dù tuổi còn rất nhỏ. Bác sĩ liên lạc với Josef, hy vọng có thể thay thế mẹ chăm sóc con bé. Bắt buộc phải tìm hiểu rõ tiền sử bệnh của cô bé mới có thể lập kế hoạch trị liệu được, hoặc mẹ cô bé có thể đến bệnh viện một chuyến. Nhưng Josef hoàn toàn làm ngơ trước lời thỉnh cầu của bác sĩ. Kết cục bác sĩ đã liên hệ ngầm với cảnh sát, báo rằng có người đàn ông tên Josef Fritzl mang đến một bệnh nhân kì lạ, và tình trạng của bệnh nhân thì vô cùng cấp bách, tiền sử bệnh thì không có bất kì thông tin nào.
Từ đó cảnh sát đã phát lệnh công khai tìm kiếm Elisabeth. Đồng thời cảnh sát cũng mở lại án Elisabeth mất tích, dự định tìm kiếm dấu vết từ đó. Để có thể tìm hiểu tình hình rõ hơn, cảnh sát đã đến tìm Josef.
Josef bất lực giải thích nói ông ta không biết gì hết, chỉ biết là đêm hôm phát hiện Kerstin nằm dựa vào cửa, trên người kẹp tờ giấy note. Ông ta móc tờ giấy trong túi ra:
“Con xin bố hãy cứu giúp con bé. Kerstin rất sợ người lạ và con bé cũng chưa từng đến bệnh viện. Kerstin, hãy cố gắng khỏe mạnh cho đến khi chúng ta gặp lại nhau.”
Trên giấy có ghi ngày viết là 3 tháng trước, có vẻ bức thư được gửi từ thành phố khác tên Kematen. Bên dưới ký tên Elisabeth. Josef giải thích với cảnh sát rằng con gái mình bỏ trốn và tham gia vào giáo phái nào đó và bị tà giáo tẩy não nên hành động của nó vô cùng kì quặc. Kerstin là một trong 4 đứa trẻ bị cô ta vứt bỏ trước cửa nhà.
Cảnh sát liên hệ với người phụ trách tôn giáo ở Kematen, hỏi rằng tình hình tà giáo ở bên đó, nhưng người đó nói bên họ không hề có hội tôn giáo nào như vậy? Ai nói họ có những hội đó?
Một tuần sau đó, tình trạng của Kerstin chuyển biến ngày càng xấu. Bác sĩ nói cô bé phải dùng máy thở vì bị suy thận và chỉ có thể duy trì sự sống bằng hô hấp nhân tạo. Sau khi tiêm thuốc mê, con bé rơi vào trạng thái người thực vật. Cảnh sát không hoàn toàn tin vào lời nói của Josef, một người mẹ vứt bỏ 4 đứa con của mình ngay trước cả nhà của 2 ông bà già, còn bản thân lại không xuất hiện. Tình hình nghe vô cùng bất thường. Cảnh sát quyết định thu thập DNA của 4 đứa trẻ, hi vọng thông qua kết quả so sánh DNA sẽ tìm thấy bố của chúng. Nếu mẹ chúng không ra mặt thì phải tìm được người bố. Nếu xét đến trường hợp Elisabeth tham gia vào giáo hội nào đó thì mọi người đều nghĩ rằng có thể 4 đứa trẻ không có cùng một bố.
Ngày 26 tháng 4, có người nhìn thấy Josef đi cùng một người phụ nữ vào bệnh viện. Người phụ nữ này đầu tóc bạc trắng, dáng đi lắc qua lắc lại vô cùng kì lạ. Bác sĩ phụ trách cứu chữa cho Kerstin nhận được cuộc gọi từ y tá nói mẹ ruột của bệnh nhân cuối cùng cũng đã xuất hiện rồi. Bác sĩ lập tức thông báo cho cảnh sát. Khi Josef và Elisabeth đi vào phòng bệnh cũng là lúc cảnh sát đến nơi. Cảnh sát thông báo tình trạng của bệnh nhân vô cùng nguy kịch nên họ phải điều tra phụ huynh của đứa trẻ xem liệu có xảy ra hiện trạng vứt bỏ trách nhiệm với con cái hay không.
Hồi mới đầu Elisabeth chỉ trốn sau lưng Josef mà không nói gì cả, Josef giải thích nói Elisabeth thấy cảnh sát đăng tin tìm kiếm trên tivi vô cùng lo lắng cho tình trạng của con mình nên bỏ trốn khỏi giáo hội đó. Sau một hồi quan sát, cảnh sát quyết định tách hai cha con họ ra tra hỏi. Mặc dù đã tách ra khỏi Josef nhưng Elisabeth vẫn không hề muốn hợp tác. Sau khi im lặng một lúc lâu cô mới mở lời nói một câu: “Sẽ không có ai tin lời tôi nói đâu!”. Cảnh sát quyết định đổi góc độ thử nghe xem: “Chúng tôi tin lời cô mà, nếu cô là người bị hại thì sao?”. Elisabeth đột nhiên thay đổi thái độ nói: “Nếu tôi kể hết mọi chuyện đã xảy ra, sẽ không có ai tin lời tôi đâu”. Sau một hồi do dự, Elisabeth đã yêu cầu không được để Josef gặp lại cô và các con mình. Cảnh sát đồng ý và cuối cùng cô cũng kể hết mọi sự thật kinh thiên động địa suốt nhiều năm qua.
Trong suốt 24 năm qua, cô bị chính bố ruột của mình nhốt trong căn phòng dưới tầng hầm, bị Josef c.ưỡng h.iếp hơn 3000 lần và sinh cho hắn 7 đứa trẻ.
<Còn tiếp>