NHỮNG NGƯỜI THƯỜNG NÓI “XIN LỖI” ĐANG NGHĨ GÌ ?

Lão Hồ nói :

“Xin lỗi” là từ mà chúng ta thường dùng để biểu đạt nội tâm cảm thấy tội lỗi , áy náy.

Nếu như có một người thường nói xin lỗi vậy anh ấy/ cô ấy có thực sự là xin lỗi không?

Bình thường bạn cũng có hay nói xin lỗi không ?

Bạn nói lời xin lỗi vì lý do gì?

Trong cuộc sống bạn có từng gặp phải người hay nói xin lỗi không ?

Vì sao có những người rất thích nói lời xin lỗi vậy ?

Trong phim《Vườn sao băng》Đạo Minh Tự thường nói : “Nếu như xin lỗi mà có tác dụng, thì cần gì đến cảnh sát nữa?”

Câu nói này thực ra khá hợp lý, bởi vì ẩn chứa trong đó một thông điệp: không phải chỉ cần bạn xin lỗi, là mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Một người thường nói xin lỗi, có thể rất ái kỷ (Narcissism

Nếu một người thường xuyên nói lời xin lỗi, điều đó có nghĩa là anh ta thường làm sai điều gì đó, hoặc ít nhất anh ta cảm thấy rằng mình đã làm sai điều gì đó. Do đó, nếu một người luôn nói lời xin lỗi, điều đó có thể là anh ta đã quen với việc đặt trách nhiệm cho một số việc về mình và anh ta cảm thấy rằng mình là nguyên nhân gây ra những sự việc này.

Suy nghĩ tỉ mỉ. Nếu cẩn thận suy nghĩa lại một chút thì người này có thể cho rằng bản thân mình nên không có điều gì mà không làm được cả , vì không đạt được mục đích đó nên anh ta cảm thấy bản thân mình đã phạm lỗi.

Vì vậy, một người thường nói xin lỗi có thể nội tâm thường ái kỷ hơn.

Vậy tại sao chúng ta thường nói lời xin lỗi? Có thể có ba lý do đằng sau nó: nguyên sinh gia đình , chiến lược sinh tồn và bị động tấn công.

1. Nguyên sinh gia đình: có thói quen nói lời xin lỗi, là vì tự cảm thấy bản thân phiền phức

Một số người thường quen xin lỗi vì họ cảm thấy rằng họ sẽ gây rắc rối hoặc làm người khác khó chịu.

Thông thường thời thơ ấu của họ, cha mẹ thường không vui vẻ hoặc thường xuyên cãi vã. Khi còn nhỏ, họ dễ dàng tự trách bản thân, đổ hết mọi tội lỗi lên người mình .

Để loại bỏ cảm giác tội lỗi này, họ sẽ làm hài lòng cha mẹ hoặc những người khác, và quan tâm đến những gì người khác nghĩ về họ. Khi không làm được, họ sẽ cảm thấy rất tội lỗi, vì vậy chúng ta thường phải nói “Tôi xin lỗi” để giảm bớt cảm giác này. Vì chưa có ý thức ổn định nên họ sẽ luôn quan sát xung quanh để xem người khác có trách mình không, nếu mình nói xin lỗi trước khi người khác trách mình, vậy thì không phải đã có được sự tha thứ rồi ư.

2. Chiến lược sinh tồn: Xin lỗi có những lúc trở thành một công cụ

Lúc học tiểu học tôi có một người bạn, anh bạn đó rất vui tính, là người hay làm việc xấu, làm xong việc gì cũng xin lỗi, tôi vẫn luôn không biết tại sao cậu ấy lại như thế.

Cho đến một lần, anh ta lấy trộm hạt cải dầu của người khác và khi về đến nhà bị bố mẹ phát hiện ra. Mẹ anh ta đã nói với anh ta rất nhiều đạo lý, nước mắt nước mũi đầm đìa và nói mãi sau đó cậu ta cũng khóc rồi nói nói rằng “mẹ con xin lỗi con đã sai rồi và lần sau con không dám tái phạm nữa” mẹ cậu ta mới ngừng khóc và cười.

Kết quả là khi anh ấy bước ra ngoài với tôi, vẻ mặt buồn bã vừa biến mất, cả người rất vui vẻ. Lúc đó tôi không hiểu, nhưng sau này tôi biết rằng đây là chiến lược sinh tồn trong nhà anh ấy.

Anh ấy không biết sự việc này ảnh hưởng rất lớn đến những người khác, hay anh ấy không thể hiểu được cảm xúc của những người đã bị lấy trộm hạt cải dầu. Lời xin lỗi của anh ấy chỉ là một chiến lược sinh tồn.

Vì vậy, một số người thường nói xin lỗi, đó có thể chỉ là một kỹ thuật hoặc thậm chí là một câu cửa miệng.

3. Bị động tấn công: Tôi đã nói xin lỗi rồi, bạn còn muốn tôi làm gì nữa

Ngoài hai lý do đầu tiên, một người thường nói xin lỗi, và đó cũng có thể là một cách tấn công người khác.

Câu này có thể rất khó giải thích trong một lúc , nhưng cách bị động tấn công này thực sự rất thú vị.

Tôi có một trường hợp, anh ấy luôn biểu hiện rất hiểu lý lẽ và tuân thủ các quy tắc. Nhưng anh ấy có một hiện tượng rất thú vị, đó là anh ấy thường xuyên đến muộn, và sau đó câu đầu tiên xuất hiện là: “Xin lỗi, tôi lại đến muộn rồi”.

Giữa tôi và anh ấy có một thỏa thuận rằng dù trễ bao nhiêu phút thì tôi cũng sẽ kết thúc buổi tư vấn của chúng tôi vào thời điểm đó. Cuối cùng có một ngày, khi kết thúc, anh ta ngồi ở chỗ không chịu rời đi, nói: “Lão Hồ à , tôi trả nhiều tiền như vậy. Đến muộn thì tôi cũng đã xin lỗi rồi, anh lại còn muốn trừ tiền của tôi anh cũng xấu xa quá đấy.”

Ngay lúc đó, anh ấy đã thực sự phóng chiếu hình ảnh của cha mẹ nghiêm khắc và khắt khe trong trái tim anh ấy đối với tôi, và anh ấy mong mỏi tôi trở thành một người “khoan dung”. Khoan dung như thế nào ? Ngay cả khi anh ấy đến muộn, tôi vẫn phải cho anh ấy đủ thời gian đúng không.

Và tôi chỉ làm theo những gì chúng tôi đã thỏa thuận với nhau, nhưng ngay lúc đó tôi đã là người xấu trong lòng anh ta. Vì vậy, khi anh ấy nói lời xin lỗi vì anh ấy đến muộn, thực ra là chôn vùi sự quở trách, chỉ trích hoặc là anh ấy thực sự đã gài mìn để đổ lỗi, buộc tội hoặc tấn công tôi. Đây chính là một cách bị động tấn công mà chúng ta nói.

Chúng ta sẽ phát hiện ra rằng trong cuộc sống thường có những người như vậy, chẳng hạn bạn và bạn của bạn hẹn nhau, nhưng bạn của bạn thường hay đi muộn và mỗi lần đến muộn đều sẽ nói xin lỗi, như thể xin lỗi đã trở thành câu thần chú của anh ấy.

Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, rất có thể một số vấn đề đã xuất hiện trong mối quan hệ của bạn với nhau mà bạn không hề nhận ra.

Có một bộ phim Ấn Độ tên là “Siêu sao bí ẩn”, người chồng là một người rất bạo lực, người vợ rất sợ người chồng nên luôn rất thận trọng. Nhưng điều thú vị là người vợ thường quên mất những gì chồng yêu cầu làm, và sau đó liên tục nói lời xin lỗi với chồng.

Về sau, người chồng nghiến răng nghiến lợi nói: “Nếu như cô còn nói lại ba chữ tôi xin lỗi, thì cô xem tôi sẽ xử lý cô như thế nào”

Nhìn bề ngoài, đó là một người chồng bạo lực tấn công vợ, nhưng xét về góc độ tâm lý, người vợ cũng đang tấn công chồng một cách bị động theo kiểu “xin lỗi”.

Vì vậy, một số người thường nói xin lỗi, nhưng thực chất họ muốn công kích hoặc đổ lỗi cho người kia.

Trên thực tế, bạn không cần phải nói quá nhiều “xin lỗi”

Nếu gặp phải một người thường xuyên nói lời xin lỗi, chúng ta phải xắp xếp một chút, nghiêm túc tìm hiểu đối phương thay vì đánh giá họ.

Nếu muốn kết bạn với anh ấy, bạn có thể cố gắng bày tỏ cảm xúc thật của mình và thỏa thuận giữa hai người, đối với đối phương có thể là cách khắc phục tốt cho đối phương.

Ví dụ, khách của tôi, khi anh ấy nói tôi xin lỗi, tôi nói với anh ấy, thực ra bạn không cần nói tôi xin lỗi, bạn không làm gì sai cả, thời gian là của bạn, chúng ta chỉ cần đến như đã hẹn là được.

Khi tôi nói với cậu ấy điều đó, cậu ta rất buồn, có một loại bi thương biểu hiện ra ngoài. Thật ra, anh ấy sợ tôi trách móc anh ấy, nhưng tôi không làm vậy, tôi chỉ làm theo thỏa thuận của chúng tôi.

Nếu tôi trách móc anh ta, thì tức là tôi đang đánh giá anh ta. Điều này sẽ khôi phục lại cách anh ta được đối xử khi còn trẻ và sẽ khiến anh ta lặp lại cách “xin lỗi” để đưa ra chiến lược sinh tồn.

Vậy nên cuối cùng, nếu bản thân chúng ta là người hay nói lời xin lỗi, chúng ta hãy nghĩ xem, có thể điều người khác muốn không phải là lời xin lỗi của bạn mà là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *