Chia sẻ một câu chuyện được xem là một trong 3 kuyệt tác kinh dị của Nhật Bản

Nghe đồn rằng lấy cảm hứng từ một câu chuyện thật 

Câu chuyện xảy ra tại khu Gobancho (nay thuộc quận Chiyoda, Tokyo). Kiku là một hầu gái làm công tại dinh thự của một Samurai tên Tessan Aoyama. Vào đúng ngày đầu năm 1653, Kiku vô tình làm vỡ 1 trong 10 chiếc dĩa mà vị chủ yêu quý. Vô cùng tức giận, Tessan Aoyama đã chặt ngón tay của Kiku để bồi thường chiếc dĩa, bắt trói rồi nhốt giam cô vào biệt phòng. Trong lúc tuyệt vọng, Kiku đã tìm cách trốn khỏi phòng giam rồi gieo mình xuống một giếng nước cũ. (tới đây mình nhớ đến vụ án Hoa Hải Đường trong Conan lúc kéo xác bà dì lên ghê)

Từ đó trở đi, cứ đêm đến người trong dinh thự lại nghe thấy một giọng nữ ủ ê đếm “1 chiếc, 2 chiếc…” vọng ra từ lòng giếng. Khi người vợ của vị chủ sinh nở, đứa trẻ ra đời lại không có ngón tay. Chẳng mấy chốc tin đồn này lọt đến tai của quan thần Mạc phủ, Tessan Aoyama đã bị tịch biên toàn bộ đất đai và tài sản. 

Dù vậy, tiếng đếm trong dinh thự đêm đêm vẫn không ngừng lại, buộc chính quyền Mạc phủ phải cử một hòa thượng có pháp lực cao cường đến để tụng kinh cầu siêu. Một đêm nọ, khi vị hòa thượng đang đọc kinh thì lại có tiếng đếm vang lên: “8 chiếc, 9 chiếc”. Nghe tiếng đếm đến đó thì khựng lại, vị hòa thượng bèn hô nối thêm: “10”. Dường như nhận ra có người đã tìm được chiếc dĩa thứ 10 cho mình, linh hồn của Kiku siêu thoát và không còn trở lại ám tòa dinh thự nữa.

Tuy được xếp vào thể loại kinh dị, nhưng nội hàm tác phẩm vẫn mang tinh thần nhân văn sâu xa ở chỗ nó phản ánh sự tàn bạo và bất công của xã hội nô dịch phong kiến, nơi mà giá trị của một chiếc dĩa được coi trọng hơn cả giá trị của sinh mệnh. Cũng vì thế, người xem có thể thấu cảm nỗi oan khiên, oán hận cũng như tiếng khóc lầm than của những thân phận tôi đòi thấp cổ bé họng chất chứa trong câu chuyện này.  

Nguồn: kilala, google

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *