Ráy tai là gì?
Ráy tai là một chất sáp do ống tai ngoài tiết ra tuyến bã nhờn để giữ ẩm cho da trong tai, đảm trách nhiệm vụ bắt giữ bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ… khi chúng xâm nhập vào trong ống tai. Ráy tai có ba dạng: khô, cứng và ướt.
Có nên lấy ráy tai thường xuyên?
Ráy tai có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ. Vì thế nếu bạn không mắc bệnh gì về tai thì không nên lấy ráy tai thường xuyên.
Ráy tai không có hại đối với sức khỏe con người vì đó là một chất bài tiết sạch của cơ thể. Sau một thời gian tích lũy, ráy tai sẽ tự rơi ra khi ta ăn hoặc nói.
Ráy tai sẽ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai.
Khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra.
Hậu quả khi lấy ráy tai không đúng cách
– Tác hại lớn nhất là dễ gây tổn thương cho ống tai. Da trong ống tai rất mềm và non, nếu không cẩn thận, ống tai sẽ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ.
– Làm rách màng nhĩ
– Lấy ráy tai thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh như viêm ống, mọc nấm trong cơ quan thính giác nhiều hơn.
– Dụng cụ không được sát trùng làm tăng nguy cơ nấm tai, lây bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra các vật sắc nhọn cũng khiến thành ống tai gây viêm nếu bị đâm vào.
Những cách lấy ráy tai có hại
DÙNG TĂM BÔNG
Khi sử dụng bông ngoáy tai đưa vào ống tai sẽ làm phá vỡ quá trình bong da tự nhiên – nguyên nhân khiến tai tạo ra nhiều rỉ hơn. Qua thời gian, bạn có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai và tạo ra khối tắc lớn bịt kín ống tai. Nó có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau, hoặc ho thậm chí là điếc tai (vì khi ráy tai quá to có thể chèn ép và kích thích dây thần kinh phế vị, vốn có nhánh nối tai với cơ hoành, kích thích này gây ra phản xạ ho).
DÙNG VẬT NHỌN NHƯ KẸP TÓC, CÂY MÓC TAI, NẮP BÚT, QUE TĂM,…
Cách này không những gây ra những tác hại như trên mà còn có thể khiến màng nhĩ bị thủng vì bị đầu nhọn chọc vào
RỬA TAI BẰNG BƠM TIÊM VÀ NƯỚC
Bơm rửa tai bằng nước thoạt nghe có vẻ an toàn, nhưng thực tế nước có thể tắc lại phía sau ráy tai hoặc khiến cho ráy tai trương nở do bị ẩm.
Lấy ráy tai đúng cách
DÙNG OXY GIÀ
Theo BS Ana Kim Giám đốc BV Tai và mắt New York ở Mount Sinai, có thể nhỏ một hai nước oxy già vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm. Oxy già sẽ hóa lỏng ráy tai và khiến chúng chảy ra ngoài và sẽ trôi đi khi tắm gội. Thực hiện cách này mỗi tháng 1 lần sẽ giúp cho tai bạn được thông thoáng hơn.
Tuy nhiên nếu bạn có một lỗ trên màng nhĩ hoặc đã thực hiện phẫu thuật tai trước đây thì không nên dùng cách này. Cho nước oxy già vào tai trong có thể gây nhiễm trùng hoặc choáng. Thay vào đó, chỉ sử dụng khăn mỏng để rửa sạch ống tai ngoài.
SỬ DỤNG THUỐC NHỎ TAI
Các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất kháng sinh và chống viêm trong việc lấy ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt vào tai theo chỉ dẫn. Sau đó, day và xoa nhẹ phần ống tai rồi lau khô tai bằng một miếng vải sạch.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn cần nhớ là không được tự ý mua bất cứ các loại thuốc nhỏ để tẩy sạch ráy tai nào có sẵn ở các cửa hiệu thuốc, vì chúng có thể gây rát và khó chịu cho tai của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ.
LẤY RÁY TAI BẰNG KHĂN ẤM
Dùng 1 miếng vải ấm đặt lên tai và nằm nghiêng. Hơi nước sẽ giúp co bóp ráy tai, từ đó tách ra khỏi ống tai
SỬ DỤNG DẦU OLIU
Đun nóng dầu sau đó để nguội, nhỏ 3-4 giọt vào tai rồi nghiêng đầu sang 1 bên, giữ tư thế đó trong khoảng 1 phút. Dầu sẽ làm mềm ráy tai và nó sẽ chảy ra ngoài một cách tự nhiên mà không hề đau đớn. Sau đó dùng bông hoặc vải mềm làm sạch phần tai ngoài.
Nếu bạn là người có nhiều ráy tai, bạn có thể đến bác sĩ tai mũi họng mỗi 6-12 tháng để được lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên dùng.