Sức khoẻ sinh sản – BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG SINH DỤC: BỆNH LẬU

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra (gọi tắt là lậu cầu), với biểu hiện chính là nhiễm trùng sinh dục. Chúng khó sống sót ở ngoài cơ thể người, dễ bị giết chết bằng các chất khử trùng nói chung. Bệnh lậu xảy ra chủ yếu ở nam nữ có thói quen sinh hoạt tình dục sớm và không an toàn.

***

Neisseria gonorrhoeae hay còn gọi là Gonococcus. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, thuộc chi Neisseria. Loại vi khuẩn này được phân lập vào năm 1879 bởi nhà khoa học Albert Neisser. Neisseria gonorrhoeae có hình thái với các đặc điểm sau:

Dạng hình cầu hoặc hình hạt đậu, có đường kính khoảng 0,6 mircomet đến 1 micromet, rộng 0,5 micromet, không bào tử, không bọc, LPS có cấu trúc oligosacarit cơ bản phân nhánh cao, sở hữu pili trên bề mặt, thường thấy trong các cặp với các mặt liền kề phẳng.

Đây là một loại vi khuẩn hiếu khí carbon dioxide-philic gram âm. Phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt với nhiệt độ khoảng 35°C và 5% carbon dioxide. Nó có sức đề kháng kém với các điều kiện hoá lý ở môi trường bên ngoài, sợ nhất những nơi khô ráo, chúng sẽ bị chết nếu ở trong môi trường khô ráo 1 – 2 giờ. Cũng khó tồn tại trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Khả năng kháng lại các chất khử trùng hóa học cũng rất yếu.

Biểu hiện lâm sàng

1. Bệnh lậu nam

Bệnh lậu cấp tính nam: thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 10 ngày, trung bình từ 3 đến 5 ngày sẽ có biểu hiện. Ngứa, đỏ niệu đạo. Đau rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và một lượng chất nhầy dịch tiết ra ở niệu đạo. Sau 3 đến 4 ngày, đa số sẻ xảy ra hiện tượng hoại tử cục bộ ở biểu mô niêm mạc niệu đạo, tạo ra một lượng lớn dịch nhầy, ngứa ran khi đi tiểu, quy đầu và bao quy đầu bị đỏ và sưng. Trong niệu đạo, có thể có tơ máu, và lỗ sáo có thể bị chảy mủ vào buổi sáng. Bệnh lậu mãn tính ở nam giới thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, ví dụ như mệt mỏi quá mức, uống rượu bia thường xuyên, sinh hoạt tình dục quá mức có thể gây ra các triệu chứng như viêm niệu đạo.

2. Bệnh lậu nữ

Nữ giới sẽ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sau khi nhiễm bệnh lậu cấp tính. Sau một thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày, sẽ xuất hiện các biểu hiện như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung. Trong đó, viêm cổ tử cung là phổ biến nhất. 70% phụ nữ mắc bệnh lậu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi mắc bệnh lậu, viêm cổ tử cung thường xuất hiện cùng lúc với viêm niệu đạo.

Bệnh lậu mãn tính ở phụ nữ: Bệnh lậu cấp tính có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị triệt để. Biểu hiện như trướng bụng dưới, đau lưng và chảy máu thường xuyên. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể lây nhiễm cho thai nhi trong lúc sinh sản, đặc biệt là trường hợp khi sinh ngược và khi vỡ màng ối, dể nhiễm trùng khoang ối, sinh non, viêm nhiễm nội mạc tử cung.

Phụ nữ trẻ bị viêm âm hộ do lậu: Âm hộ, đáy chậu và quanh hậu môn có màu đỏ và sưng, dịch tiết âm đạo nhiều và có mủ, kèm theo các triệu chứng như khó tiểu, đau rát và loét.

Bệnh lậu với các biến chứng nặng kèm theo

Viêm tuyến tiền liệt và viêm túi tinh. Nếu viêm túi tinh, trong tinh dịch có thể lẫn với máu. Viêm mào tinh hoàn và u niệu đạo. Khi u niệu đạo trở nên nặng hơn, chúng có thể chạm vào đáy chậu khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc bị đau âm ỉ.

Viêm mào tinh cấp tính, bìu dái và mào tinh hoàn bị sưng và đau, túi tinh trướng lớn. Viêm bao quy đầu do khuẩn lậu: Dịch tiết có chứa mủ và khuẩn lậu có thể gây viêm bao quy đầu. Viêm hạch bạch huyết và áp xe bao quy đầu. Ống dẫn tinh và ống niệu đạo trước bị viêm. Nếu các tuyến này bị tắt nghẽn, chúng có thể hình thành các u nang niệu đạo. Dễ dẫn đến áp xe.

Khi áp xe hình thành, sẽ dẫn đến đau nhức, khó vận động, có thể đi kèm với sốt và các triệu chứng khác. Viêm phế quản do nhiễm khuẩn cầu khuẩn. Viêm màng ngoài tim do lậu. Khi dịch tiết âm đạo tăng sinh quá mức, nó có thể dẫn lưu vào hậu môn và đáy chậu để gây nên viêm. Các bệnh viêm vùng chậu do lậu như: viêm ống dẫn trứng cấp tính, viêm nội mạc tử cung, áp xe buồng trứng thứ phát, viêm phúc mạc vùng chậu và áp xe vùng chậu. Có thể gây tắc ống dẫn trứng và vô sinh. Nếu vào buồng trứng, nó có thể gây ra tắt vòi trứng và áp xe buồng trứng. Khi vỡ áp xe, có thể gây viêm phúc mạc cấp. Hầu hết các bệnh viêm vùng chậu xảy ra sau kỳ kinh nguyệt, chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ đang trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng điển hình là đau dữ dội ở bụng dưới, sốt, khó chịu nói chung, có thể ớn lạnh trước khi sốt, thường kèm theo chán ăn, buồn nôn.

1. Biến chứng lậu nam

(1) Quy đầu bị bỏng rộp cục bộ, ngứa, đau nhẹ, phù nề, loét.

(2) Niệu đạo bị hẹp, nếu như bệnh lậu để lâu không điều trị, trải qua vài tháng hoặc vài năm, sẽ bị hẹp niệu đạo, ban đầu rất khó phát hiện. Đi tiểu không thông thuận, nước tiểu nhỏ giọt, dòng nước tiểu yếu, kèm theo trạng thái nghẽn.

(3) Viêm tuyến tiền liệt do lậu được chia thành cấp tính và mãn tính.

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: đi tiểu thường xuyên và đau đớn khi tiểu, đặc biệt là sau khi đi tiểu sẽ rất đau rát. Đau âm ỉ gần đáy chậu và hậu môn, đau khi đi đại tiện. Tuyến tiền liệt bị sưng và có dịch tiết thường xuyên chảy ra từ niệu đạo.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: viêm tuyến tiền liệt cấp tính không được điều trị hoàn toàn, rất dễ chuyển sang viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Biểu hiện đáy chậu bị đau, đi tiểu thường xuyên và đau vùng thắt lưng thường xuyên.

(4) Viêm mào tinh hoàn do sự xâm lấn của lậu cầu thông qua ống dẫn tinh. Biểu hiện là sưng mào tinh hoàn, bề mặt có các nốt cứng sần, kèm theo sốt và khó chịu.

(5) Viêm túi tinh: lậu xâm nhập qua ống dẫn tinh. Đáy chậu bị sưng, tình trạng sẽ trở nên trầm trọng khi tiểu tiện và đại tiện.

2. Biến chứng lậu nữ

Bệnh lậu nữ, nhất là khi bị nhiễm trùng lậu cầu cổ tử cung, có thể kết hợp với nhiễm trùng hệ thống sinh sản, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu do lậu cầu, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc, viêm buồng trứng v.v

(1) Bệnh nhân bị viêm nội mạc tử cung có khí hư tăng nhiều bất thường, đau bụng dưới, đau tử cung và nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.

(2) Viêm ống dẫn trứng: Bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh, khó chịu, nôn mửa, đau ở vùng bụng dưới và thắt lưng, có thể tỏa ra vùng chậu, khí hư nhiều có mủ kèm lẫn máu. Hai bên bụng dưới có cảm giác đau khi ấn vào. Nếu việc điều trị không kịp thời và đầy đủ, nó sẽ trở thành viêm ống dẫn trứng mãn tính, có thể gây ra thai ngoài tử cung. Viêm ống dẫn trứng có thể gây ra ứ nước, ứ dịch mủ, có thể dẫn đến vô sinh.

3. Bệnh lậu ngoài cơ quan sinh dục

Viêm kết mạc do lậu: Trường hợp này hiếm gặp. Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn, tăng kết mạc, phù, tiết dịch mủ, trường hợp nặng có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa.

Viêm họng do lậu: Chủ yếu là không có triệu chứng, và những người có triệu chứng có thể bị sưng họng và chảy mủ.

Viêm ruột do lậu: Chủ yếu là ngứa hậu môn và cảm giác nóng rát, đau khi đi đại tiện, chảy dịch nhầy và chảy mủ, xung huyết trực tràng, phù nề, chảy mủ, loét nhỏ và nứt trực tràng.

***

Phòng chống

1. Tăng cường giáo dục sức khỏe và giáo dục giới tính để tránh quan hệ tình ngoài hôn nhân.

2. Nâng cao nhận thức về quan hệ tình dục an toàn và việc sử dụng bao cao su dể phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

3. Cách ly và khử trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng chéo.

4. Theo dõi “đối tác” của bệnh nhân và tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu mắc bệnh.

5. Tiến hành kiểm tra STD cho phụ nữ mang thai, nhỏ mắt phòng ngừa cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa bệnh lậu cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh.

6. Kiểm tra thường xuyên các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao để tìm người bị nhiễm bệnh và loại bỏ các nguồn lây nhiễm ẩn.

***

Lời người dịch: VÌ ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CHUYÊN NGÀNH CỦA MÌNH NÊN CÒN CHỖ NÀO DỊCH SAI, HOẶC CÒN CHỖ NÀO KHÓ HIỂU, SỬ DỤNG THUẬT NGỮ CHƯA ĐÚNG XIN CHỈ RA GIÚP MÌNH. HOẶC TRONG BÀI CÓ THÔNG TIN NÀO BỊ SAI LỆCH CŨNG XIN CHỈ RA GIÚP MÌNH.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *