(CÓ LƯỢC DỊCH)
Peesulosis pubis – Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, cháy cua, rận bẹn.
Bệnh rận mu do loài rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra. Chúng là một loài rận, có 6 chân, có khớp ở chân, thuộc nhóm côn trùng hút máu không có cánh. Chúng được biết là loài ký sinh duy nhất chỉ có ở người. Đây là một loại bệnh tiếp xúc với da do rận mu ký sinh trên lông mu và lông trên cơ thể, quanh hậu môn. Chúng hút máu và gây ngứa. Bệnh thường lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục, bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ.
Nguyên nhân
Nhiễm rận mu là một loại bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với trứng hoặc con rận mu. Đây được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục, không nguy hiểm như giang mai, HIV/AIDS, lậu. Tuy nhiên, nó lại gây cho người bệnh cảm giác khó chịu cực kỳ ở vùng nhạy cảm và tốc độ lây truyền lại rất nhanh. (Wikipedia)
Bệnh rận mu là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân hoặc bạn tình có tiền sử quan hệ tình dục không sạch sẽ. Tác nhân gây bệnh rận mu là một loại rận ký sinh bên trên da. Rận mu có kích thước nhỏ, hình con rùa và chúng dùng các móng vuốt lớn nắm chặt lấy chân lông, tóc. Lấy máu người làm chất dinh dưỡng, rận mu có màu trắng xám trước khi hút máu, và sau khi hút máu chúng biến thành màu gỉ sắt. Nhiệt độ cơ thể của vật chủ thích hợp cho sự phát triển của rận mu. Trong điều kiện tự nhiên, tuổi thọ trung bình của rận cái là 35 ngày. Ấu trùng rận mu và rận mu trưởng thành đều dựa vào việc hút máu người để sống, trung bình hút máu 4 đến 5 lần một ngày. Rận mu nói chung không rời khỏi lông mu và chỉ khi vật chủ có hành vi quan hệ tình dục, chúng mới rời khỏi vật chủ ban đầu và lây nhiễm vật chủ mới. Bênh rận mu, cũng giống như các bệnh chấy rận khác, có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt tái phát và sốt phát ban.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh nhân hoặc người phối ngẫu có tiền sử quan hệ tình dục không sạch sẽ, bị nhiễm bệnh ở ngoài trước khi phát bệnh và bị bệnh. Các vị trí biểu hiện bệnh là gần vùng lông mu và vùng quanh hậu môn, có thể vùng lông nách và vùng ngực. Triệu chứng chủ yếu thường gặp là ngứa dữ dội, nghiêm trọng hơn vào ban đêm, chủ yếu ở vùng xương mu, vùng xung quanh hậu môn, bụng dưới, nách, lông mi và bắp chân. Có thể nhìn thấy những hạt giống như hạt cát trắng xám (trứng rận) và những con rận nhỏ di chuyển chậm chậm trên lông mu. Một nửa số rận mu có thể xâm nhập vào da và một nửa bị lộ ra ngoài da. Các tổn thương trên da do rận mu gây ra là những vết trầy xước và vảy máu, hoặc xuất huyết màu xanh rải rác, thường gặp ở đùi trong, bụng dưới và thắt lưng. Điều này là do khi rận mu hút máu, nước bọt rận khi xâm nhập vào máu và làm cho máu bị biến tính. Sau khi giết chết rận mu, các đốm xanh này có thể tồn tại trong vài tháng. Đồ lót của bệnh nhân thường có một chút máu bẩn màu nâu, do bị dính máu từ nơi hút máu của rận mu. Gãi quá nhiều có thể dẫn đến viêm nang lông thứ phát, ghẻ chốc lở loét và nhiễm trùng do các khối u nhọt.
Phòng ngừa
1. Kiểm soát nguồn lây nhiễm
Ngoài việc điều trị kịp thời, nếu một bệnh nhân bị nhiễm rận mu, nên truy tìm nguồn lây nhiễm. Quần áo, khăn trải giường và các vật dụng mà bệnh nhân sử dụng nên được đun sôi hoặc ủi bằng bàn ủi để diệt rận. Nếu một người phối ngẫu bị bệnh, thường là bị lây nhiễm từ người khác.
2. Chặn đường truyền
Để ngăn ngừa bệnh rận mu, trước tiên chúng ta phải chấm dứt nạn mại dâm, quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, cải thiện vệ sinh cá nhân. Trước tiên, chúng ta phải tránh quan hệ tình dục không an toàn. Bởi vì đường lây truyền chính của bệnh này là do quan hệ tình dục không sạch sẽ.
3. Chú ý vệ sinh cá nhân
Khi đi công tác, không sử dụng khăn tắm công cộng, không mặc đồ lót của người khác và không dùng chung giường với người khác. Chú ý vệ sinh và tắm thường xuyên. Trong cuộc sống hàng ngày, nên vệ sinh khăn tắm, khăn trải giường và đồ lót bằng cách ngâm trong nước đun sôi và thường xuyên phơi dưới ánh nắng mặt trời, và tốt nhất nên sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm nếu có đi đến nơi xa lạ.