Trong phương trình giải phương trình thời trung học, chúng ta ý thức được cuộc đời cũng có rất nhiều lời giải khác nhau. Sau này mới biết, đáp án chính xác của cuộc đời chỉ có một. Hơn nữa, cuộc đời không có cơ hội làm nháp, càng không có cơ hội tính toán lại.
Bạn hãy kiên nhẫn quan sát và tìm hiểu cái biểu thức số học tổng hợp sau: [80 x 365 – (15 + 15 ) x 365] x 1/3 = 6083 (ngày).
Ý nghĩa của biểu thức là: Giả dụ một người có thể sống tới 80 tuổi, trừ đi 15 năm chưa hiểu biết gì, và 15 năm thời gian về già, lại trừ đi khoảng 2/3 thời gian chiếm dụng cho giấc ngủ và những chuyện ăn uống hoặc cho những sinh hoạt cần thiết khác, thời gian cả đời có thể dùng để làm việc và học tập cũng còn hơn 6000 ngày.
Thời gian hữu hiệu của cuộc đời rất ngắn và có hạn; nhân vật dù vĩ đại đến đâu, những chí lớn và hoài bão hào hùng đến đâu, cũng chỉ có thể làm việc trong thời gian có hạn này. Vì vậy ai nhận thấy rõ được sự quý báu của thời gian, người đó sẽ nắm bắt được từng giây từng phút của thời gian, người đó có cơ sở và cuộc sống phong phú để thành công.
Một gợi ý khác của biểu thức này là, trong khoảng thời gian có hạn này, một người không thể thành công trong rất nhiều lĩnh vực, chỉ có biết cách chọn hay bỏ, lựa chọn đúng mục tiêu và thời điểm đột phá, mới có thể khẳng định được địa vị của mình, mới giành được thành tích siêu việt trong một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó.
Như vậy, chọn bỏ và lựa chọn như thế nào? Nên vận dụng phép chia đơn giản dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Mọi người đều biết câu chuyện ngụ ngôn kể về một chú chó chạy tới chạy lui để đuổi theo hai con thỏ, kết quả là chẳng đuổi theo được con thỏ nào. Thực ra, chú chó này đã mắc lỗi sai của biểu thức toán học rất đơn giản: 1/2 – 50% một mình chú chó đồng thời đuổi theo hai con thỏ, xác suất thành công chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường. Lại có người lợi hại hơn, cho dù họ có thuật phân thân cũng chỉ có thể sống một kiếp người. Xét từ góc độ toán học, sự thành bại của cuộc đời quyết định bởi sự nắm vững đối với mục tiêu theo đuổi – cuộc đời con người nếu chia cho một mục tiêu duy nhất, xác suất thành công là 100%. Cuộc đời con người nếu chia hai mục tiêu, xác suất thành công chỉ còn 50%. Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào, như thế thì thật là bi ai – cả đời trừ đi mục tiêu số không, như thế cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa.
Cự ly và khoảng cách giữa sự thành bại, được mất, giữa người với người luôn quyết định bởi những phép tính toán học đơn giản này: 1/1, 1/2, 1/3. Nhưng những người có thành tích xuất chúng đa số là người luôn trước sau giữ một mục tiêu. Điều kỳ lạ là trong cuộc sống hiện thực, tuyệt đại đa số mọi người là đều lãng quên phép chia đơn giản thời tiểu học, chỉ mang theo duy nhất sự theo đuổi và mong muốn loại trừ những vấn đề lộn xộn phức tạp, làm cho xác suất thành công của mình (cũng chính là thương số của phép chia) nhỏ hơn, cho tới khi không nhận ra mình, sống uổng phí cuộc đời.
Trong phương trình giải phương trình thời trung học, chúng ta ý thức được cuộc đời cũng có rất nhiều lời giải khác nhau. Sau này mới biết, đáp án chính xác của cuộc đời chỉ có một. Hơn nữa, cuộc đời không có cơ hội làm nháp, càng không có cơ hội tính toán lại.
Sau khi bước ra khỏi cổng trường, chúng ta phải bắt đầu tính toán một phép cộng trừ nhân chia càng chặt chẽ hơn rất nhiều.