Bằng cách nào Việt Nam và Cuba có thể tránh khỏi việc trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa sùng bái cá nhân như Bắc Triều Tiên vậy?

Cả Việt Nam và Triều Tiên đều là những nước châu Á theo Cộng Sản ở khối Xô Viết, nhưng cả hai lại phát triển theo hướng khác nhau. 

Vì sao Hồ Chí Minh không bao giờ tìm cách vươn lên vị thế Vĩ nhân như người Đồng cấp phía Bắc Triều Tiên Kim Il-sung, người đã biến nhà nước của mình thành một quốc gia mang thực quyền đúng nghĩa theo hướng cha truyền con nối?

Việt Nam, vẫn chính thức đang theo chế độ Cộng Sản, giờ đã mở cửa thị trường và thực hiện một số hình thức của Chủ nghĩa Tư bản, không khác Trung Quốc. (Có lẽ giống hơn với Lào, người hàng xóm Việt Nam chăng?). Trong khi đó, đến giờ Kim Il-sung vẫn để lại một Triều Tiên hoang tưởng sau khi ông mất 2 thập kỉ trước.  

Cuba thì có Fidel Castro, nhưng Castro cũng trao quyền hành lại cho em trai mình là Raul, nên có vẻ Castros chưa bao giờ đạt được vị thế tối cao/sùng bái như nhà Kim ở Triều Tiên. Và cũng như Việt Nam hiện tại, Cuba đã bình thường hoá mối quan hệ với Mĩ rồi. 

Vậy vấn đề ở đây là, làm sao các nước Đông Âu khác trong khối Xô Viết có thể thoát khỏi số phận trở thành một quốc gia giống Bắc Triều Tiên đây? (Có lẽ Nicolae Ceausescu của Romania là gần giống nhất). 

_______________________________

u/Lich-Su

Chủ nghĩa Sùng bái cá nhân và Sự chuyển đổi muộn từ Chủ nghĩa Xã hội sang Kinh tế thị trường là hai hiện tượng đồng thời. Việt Nam phần nhiều đã hoặc đang là một quốc gia theo tư tưởng Sùng bái Cá nhân. Từ những năm 1940, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng và thực thi một tư tưởng sùng bái cá nhân xoay quanh Hồ Chí Minh. Điều này buộc tất cả học sinh phải học về “tư tưởng” của ông ấy ở trường, dành cho ông ấy sự tôn kính như thể là một thành viên, một tổ tiên trong gia đình. Và cũng nghiêm cấm mọi chỉ trích hay thông tin được cho là bất lợi về Hồ Chí Minh. 

Một phần của chủ nghĩa sùng bái này là việc Hồ Chí Minh không có vợ — thực tế ông ấy từng có tận hai người vợ — vậy nên ông ấy cũng không thể có con nối dõi luôn. Những nhà lãnh đạo Đảng đã thúc đẩy hình tượng đó đến nỗi ngăn cản Hồ Chí Minh công khai đám cưới với người vợ sau vào khoảng năm 1960 (và nếu bạn tin vào mấy tin đồn giữa những thành phần chống phá ở Hà Nội thì Đảng đã dựng lên một vụ tai nạn ô tô để giết vợ của Hồ Chí Minh, nhằm ngăn ông ấy công khai cuộc hôn nhân này). Hơn nữa, chính Lê Duẩn là người nắm quyền hành thực sự lúc bấy giờ, nên ông ta không cần trao quyền cho một người thừa kế không tồn tại của Hồ Chí Minh. Tất cả những gì ông ta cần làm là thực thi chủ nghĩa sùng bái đối với Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên vấn đề chính trị này khá khác biệt so với lí do vì sao Việt Nam theo đuổi tự do hoá kinh tế vào những năm 1980, mà có vẻ OP quan tâm đến điều này hơn nhỉ. Và vì Bắc Triều Tiên là ngoại lệ ở đây (bởi Trung Quốc và Việt Nam theo đuổi cùng cải cách kinh tế vào cùng một lúc, khoảng những năm 1980), nên có lẽ ông sẽ nhận được những câu trả lời mình cần hơn khi hỏi “Vì sao Triều Tiên không bao giờ theo đuổi một hướng đi kinh tế giống với Trung Quốc, Việt Nam và những quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.”

>u/KeisariFLANAGAN

Có phải sự kín tiếng của Bắc Triều có liên quan đến người hàng xóm có ngôn ngữ và văn hoá tương đồng với họ không?

>>u/Lich-Su

Tôi không hiểu đủ nhiều về Bắc Triều Tiên để cho ông một câu trả lời. Nhưng tôi sẽ nhắc lại rằng dù tiếng Việt thuộc một nhóm ngôn ngữ khác, phần lớn từ vựng của nó lại được nhập về từ tiếng Hoa. Và về mặt văn hoá, Việt Nam khá giống với người láng giềng phía Bắc là Trung Quốc. Điều này cũng khiến tôi khá hoài nghi về việc sự tương đồng ngôn ngữ hoặc văn hoá đóng vai trò quyết định trong hoàn cảnh này.

>>>u/KeisariFLANAGAN

Dù sao, Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều thế kỉ xung đột và chinh phục nhau trong lịch sử và kéo dài đến tận ngày nay (Và ý tôi là tiếng Anh cũng vay mượn đáng kể từ tiếng Pháp khi chiến tranh hàng trăm năm với nhau đấy). Trong khi đó Bắc và Nam Hàn đều cùng kinh qua sự thống trị của Nhật; Nam Hàn từ lâu cũng đưa ra các điều khoản cho sự thống nhất rồi.

Đó cũng chỉ là suy đoán về phần tôi, cũng thật thú vị khi có một chuyên gia nói về sự ảnh hưởng của mối quan hệ văn hoá ở đây đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *