CẢNH TƯỢNG NÀO CÁC PHI HÀNH GIA THƯỜNG THẤY Ở VŨ TRỤ CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG?

Mở rộng định nghĩa ‘có tác động lớn’ nhé, một cảnh tượng các phi hành gia thường thấy trong vũ trụ mà có tác động lớn đến mọi người – kể cả chính các phi hành gia luôn – là Trái Đất.

Việc nhìn Trái Đất từ ngoài vũ trụ sẽ khiến cho các phi hành gia trải nghiệm hiệu ứng toàn cảnh (overview effect). Đây là một sự biến đổi cách họ nhìn nhận Trái đất (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), loài người và xã hội.

Họ thấy rằng Trái Đất là một quả cầu trôi nổi trong Vũ trụ, chẳng được bám víu vào bất kỳ thứ gì cả. “Mong manh” là từ hay được dùng để miêu tả cái cảm giác này. Họ cũng để ý thấy rằng khí quyển mỏng như nào thế nào (so với Trái Đất). Những cảnh tượng thế này thường khiến các phi hành gia có động lực mạnh mẽ phải bảo vệ Trái Đất và bầu sinh quyển để cho mọi sinh vật có thể tồn tại được ở đây.

Một phần nữa của hiệu ứng toàn cảnh là thấy được toàn bộ vùng đất của Trái Đất mà không có các ranh giới địa chính trị – không có những rào cản vô hình chúng ta thường thấy trên các bản đồ, nói rằng người bên kia ranh giới ấy ‘khác’ với người bên này. Loài người, đối với các phi hành gia, là một thể thống nhất, là cùng một giống loài, chứ không còn phân chia tôi người Mỹ anh người Nga nữa.

Ngạc nhiên hơn, hiệu ứng này vẫn còn tồn tại khá lâu, đôi khi sẽ thay đổi hoàn toàn quan điểm của các phi hành gia khi họ đã trở về Trái Đất. Trong khi đó, phần lớn những người trên Trái Đất này coi mọi thứ là những tài nguyên phải khai thác, những khác biệt về chính trị hay chủng tộc cần phải làm rõ, thay vì coi đây là nơi cần phải nâng niu và bảo vệ. Tôi nghĩ có lẽ những phi hành gia sẽ khá bực mình vì những vấn đề này khi họ vẫn đang trải qua hiệu ứng toàn cảnh.

Lưu ý là, không cần phải nhìn thấy toàn bộ Trái Đất như các phi hành gia cách Trái Đất hơn 200.000 dặm thấy, mà chỉ cần lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (low Earth orbit) là thấy được hiệu ứng này rồi, đủ xa để thấy Trái Đất là một quả cầu lớn, nhưng chưa đủ để thấy được toàn bộ.

Thực tế, Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) có một cái không gian gọi là Cupola, có một cửa sổ panorama 360 độ nhìn thẳng xuống Trái Đất. Mơ ước của tôi là một ngày được trải nghiệm trong không gian đó.

Như phi hành gia Luca Parmitano gần đây đã nói trong một video giới thiệu ISS vào 1/2020 (link: https://youtu.be/Snn1k_qEx20, tại 61:15)

“Nếu bạn đã từng nghe về hiệu ứng toàn cảnh, đây là nơi tốt nhất để trải nghiệm nó”.

Tôi sẽ khá tò mò muốn biết hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng những người không phải phi hành gia ra sao, một khi du lịch vũ trụ trở nên phổ biến hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *