AI GIÚP XÂY THÀNH VÀ BÍ MẬT NỎ THẦN?

Bạn biết ở phía đông bắc, điển hình là lãnh thổ Nhật Bản, có nhiều động đất. Dịch tượng đông bắc là quẻ Chấn (1, 0, 0): vạch liền phía dưới khả luận ý tứ “củng cố vững chắc nền móng”. Móng lũy thì dùng đá như thực tế khảo cổ đã chỉ ra, song với thành Cổ Loa còn là đào hào sâu rộng để sử dụng thuyền bè. Mẫu hình công năng thực tế linh động phù hợp thời-thế, vừa quân sự vừa dân sinh. Sinh kế của ngôi làng Thổ Hà ven sông cho ta gợi ý. Làng này ở Bắc Giang (đông bắc thành Cổ Loa) thờ Lão Tử. Theo bia tích, Lão Tử đã giúp xây thành Cổ Loa.
Khuyết góc đông bắc là cổ thành Viên Nam. Dẫn đến đối ứng “hoàn thành” của Cổ Loa. Nghĩa là hào thành xoáy vào trong theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Đàn chim bay vòng tròn trên trống đồng khoảng 2500 năm trước là biểu tượng của sự trở về chỗ giữa thiên-hạ (Chu). Kinh đô dời từ vùng núi tây bắc về miền đồng bằng đông nam. Đông Nam trí hướng Huyền Vũ rùa-rắn, quẻ dịch tương ứng là Đoài (1, 1, 0): biểu tượng túi khôn. Tri thức toàn thể chính là nỏ thần.
Trống đồng Cổ Loa gần như đối xứng hoàn toàn, ngôi sao 14 tia sáng chỉ dấu đông nam (Đoài). Ta cũng đã quen hình ảnh ngôi nhà mái tròn đối xứng qua tâm làm hai dấu mốc tây – đông. Con chim chính đông to nhất, nhưng lại tụt xuống hẳn một khoảng? Ứng hợp, ta đếm bắt đầu từ con chim vuông góc trục ngang, nghĩa là ở vị trí thấp nhất trục dọc: 1, 2, 3…. 14, 15, 16 (ở dưới mỏ con liền sau, con chim này mô tả dáng thế hạ cánh). Đếm tiếp 17, 18… 21, kết quả, chính đông con chim 21 bay lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *