BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không bảo đảm, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Dấu hiệu đặc trưng: sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
4 CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (TH từ Dân Trí, Hellobacsi)
Độ 1: chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.
<Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.>
2. Độ 2: bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:
-> Độ 2a – Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
-> Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:
– Nhóm 1: trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:
Ngủ gà
Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)
Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
– Nhóm 2: trẻ có một trong các biểu hiện sau:
Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Sốt rét
Trẻ có thẻ bị sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
– Độ 3: có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
Huyết áp tăng.
Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
Tăng trương lực cơ.
4. Độ 4: xuất hiện triệu chứng sốc
Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
Ngưng thở, thở nấc.
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LÀM:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *