Một số hiểu nhầm về từ ngữ

1. Võ Sĩ Đạo ko phải là Samurai mà tiếng Nhật là Bushido và Bushido là từ Hán-Nhật có nghĩa là truyền thốn võ sĩ, quy tắc của võ sĩ. Còn Samurai là từ “thuần Nhật” có nghĩa gốc là “Thị Vệ”, nghĩa hiện nay là “Võ Sĩ, Hiệp Sĩ”. Vậy Samurai ko phải là võ sĩ đạo mà chỉ là từ dùng đồng nghĩa với Bushi chứ ko phải Bushido.

2. Ngầu ko phải từ thuần Việt mà là từ Trung Quốc, có nghĩa là “con trâu”. Ngầu là phiên âm Quảng Đông của từ Ngưu tức chỉ bọn trâu bò. Nhưng kể cả xét theo nghĩa phái sinh thì từ Trung Quốc này ko có nghĩa là cool, mà có nghĩa là hung dữ, tàn ác, dã man, hỗn láo… xuất phát từ Nam Kỳ do Hoa Kiều đưa vào.

3. “Súng” ko phải từ thuần Việt mà là từ Hán Việt gốc Trung Quốc nhưng lâu nay toàn bị coi là từ thuần Việt xong tự sướng. Từ Súng đã có ở Trung Quốc cách đây cả ngàn năm. Người Keo [người Giao Chỉ] đã lấy Hán làm Nôm, đọc nguyên âm Hán Việt và dùng nguyên nghĩa Hán nên ko có chuyện từ nào thuần Việt cả.

4. Hà Tiên chả phải nơi ở nào của người Việt cổ hết. Người Khmer gọi người Việt bằng từ Yuôn nhưng ko có nghĩa là chữ Srock Yuôn [Srock = đơn vị cư dân, ấp hay xóm; Yuôn = Việt] suy diễn là nói đất đai đó “thuộc về người Việt”. Phù Dung chưa chắc là phiên âm dân TQ phiên âm chữ Khmer, Phnom Yuôn. Rất nhảm nhí khi suy diên chữ người Khmer từng dùng [Srock Yuon] để chỉ đất có người Việt ở thành “đất đó là nơi ở chủ quyền của người Việt Cổ”. Dân VN lại lấy 1 câu thơ của 1 tay TQ [Châu Cảnh Dương] trong bài “Bình San Diệp Thủy” có chữ Phù Dung để suy diễn nhảm nhí. Từ “La Liệt” trong bài thơ tiếng Trung đó, ko có cùng nghĩa với từ La Liệt trong tiếng Việt, tức là ko có nghĩa là nhiều núi mà chỉ là rải rác. Phù Dung chỉ 1 ngọn núi, dân VN lại suy diễn thành cả “1 vùng núi” xong tự nhận là đất chủ quyền của mình. Cả bài thơ cũng chưa chắc chỉ đất Hà Tiên. Người Mã Lai [Malay] gọi núi là Gunong [Indonesia là gunung], ko để áp vào chữ “Phù Nông” để suy diễn được. Ngoài ra, người Xiêm và người Khmer và người Mã Lai… đều có mặt ở Hà Tiên có khi trước cả người Việt, kêu trống đồng đào được ở Hà Tiên là của người Việt cổ là nhận bừa tự thủ dâm là mang tội với các dân tộc anh em khác.

5. Quan Quả Cô Độc. Quan = góa vợ, quả = góa chồng, cô = ko cha mẹ, độc = ko con cái. Đàn bà góa chồng gọi là quả phụ, đàn ông góa vợ gọi là quan phu.

6. Phan Văn Các giải thích nghĩa chữ “Nho” chính xác hơn Trần Trọng Kim. Nhưng bài của Phan Văn Các chỉ tìm thấy ở Tạp Chí Cộng Sản còn sách Trần Trọng Kim thì bán đại trà in đại trà. Cách giải thích của Trần Trọng Kim gần với cách giải thích của Đài Loan. Chữ Nho gồm chữ “Nhân” là nghĩa phù [chỉ phạm trù con người] còn chữ “Nhu” là thanh phù [thành phần biểu âm], vì âm Nhu gần giống âm Nho. TTK dựa vào nghĩa chữ Nhu = cần dùng, để giải thích là nhà Nho [học giả] là hạng người cần dùng.

7. “Thầy” là từ Hán-Việt, ko phải từ Thuần Việt. Từ Thầy đi vào dân VN từ xa xưa, do đơn giản văn hóa TQ vai trò người Thầy luôn đề cao [Quân, Sư, Phụ = Vua, Thầy, Cha]. Vào muộn nhất thời Sĩ Nhiếp, nhưng có lẽ xưa hơn nữa. Thầy = rây > si > sư.

8. Nên gọi dân tộc ta là Keo [cách đọc âm xưa của từ Giao] còn người Việt là người ở vùng Quảng Đông bên Trung Quốc (Việt Nhân. Còn tiếng Quảng Đông gọi là Việt Ngữ). Còn Việt Nam có nghĩa tầm thường là vùng đất phía Nam của người Việt. Một vài dân tộc khác gọi dân tộc ta [Việt = Kinh] là Keo, như người Lào gọi nước ta là Mương Keo [Mường / Mương = nước, xứ, vùng,…]. Có 4 vấn đề:

+ Sách trước đời Tần-Hán [Mặc Tử, Thi Tử, Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Thượng Thư Đại Truyện] rồi đến Sử Ký đời Hán gọi đất Giao Chỉ là đất phía Nam địa bàn của người Hán tộc xưa. Xưa hơn nữa thì có sách Thư Kinh, Đế Diễn nói đến Nam Giao, được nhà chú giải Khổng An Quốc đời Đường cho rằng là Giao Chỉ ở Phương Nam.

+ Đến sách Tiền hán Thư về sau thì bắt đầu dùng Quận Giao Chỉ và Bộ Giao Chỉ. Nên từ đây phải phân biệt tên “Giao Chỉ” trong các sách xưa từ Sử Ký về trước với tên quận Giao Chỉ, bộ Giao Chỉ trong các sách Tiền Hán Thư trở về sau.

+ Giao Chỉ là hai ngón/bàn chân chéo nhau hay là vùng có nhiều cá sấu [Giao Long]. hay có gì khác nữa?

+ Giao Chỉ ko chỉ là đất tổ của người VIệt [Kinh] mà là của “Bách Việt”.

Ngoài ra ban đầu Nguyễn Ánh, xin tên là Nam Việt [Nam là An Nam, Việt là Việt Thường] nhưng Càn Long chỉ cho dùng tên Việt Nam, vì tên Nam Việt là trùng tên với đất Nam Việt của Triệu Đà ở Lưỡng Quảng ngày xưa. Triều Nguyễn hiểu chữ “Việt Nam” là nước Nam của người Việt” chứ ko phải hiểu là “vùng đất phía Nam đất Việt”. Nên suy diễn đòi lại từ Trung Quốc Lưỡng Quảng chỉ là chém gió.

Chữ Việt ở Trung Quốc có 2 chữ là chữ Việt bộ Tẩu và chữ Việt bộ Mễ. Chữ Việt bộ Tẩu là chỉ vùng văn hóa Chiết Giang và Thượng Hải, còn chữ Việt bộ Mễ là chỉ vùng văn hóa Quảng Đông và Hong Kong. Chữ Việt mà hay gán cho dân VN là chữ Việt bộ Tẩu.

Ngoài ra trong Bách Việt có rất nhiều bà con anh em xa gần. Người Việt [Kinh, Keo] chỉ là “hậu duệ” của 1 chi nhánh Lạc Việt mà thôi nên cũng chả có gì luyến tiếc với “Bách Việt” cả.

9. Chằn trong Chằn Tinh và Bà Chằn ko phải từ thuần Việt mà là từ phiên âm gốc Mã Lai. Xuất phát từ Nam Kỳ, nghĩa gốc của từ Chằn là con cọp. 2 thành ngữ của phương ngữ Nam Kỳ có Chằn Tinh Gấu Ngựa và Chằn Ăn Trăn Quấn. Từ “Chằn” ko phải từ gốc mà từ gốc là “Bà Chằn”, đây là phiên âm tiếng Malaysia từ Machan [Indonesia là Matjan], có nghĩa là cọp, hổ.

10. “Quê” trong quê hương ko phải từ thuần Việt mà là từ Hán Việt. Chỉ có nghĩa là đất đai, khu vực, vùng đất.

11. Săm, Lốp là từ Bắc Kỳ, còn Nam Kỳ dùng từ vỏ và ruột. Săm, lốp ko phải từ thuần Việt mà là từ Pháp-Việt.

12. Chữ “Âu” trong Âu Cơ ko phải chữ Âu trong Âu Lạc. Chữ Hán viết khác, Âu trong Âu Cơ có thể tìm trong Lĩnh Nam Chích Quái, có bộ Nữ. Nhưng nếu vậy thì ko thể đọc là “Âu” mà đọc chính xác phải là “Ẩu”. Thiết âm chính xác của nó là ú và ủ, âm ú = mẹ hoặc phụ nữ, âm ủ = ấp trứng hoặc ấp cho ấm. Đọc đúng phải là Ẩu Cơ hay Ẩu Cơ chứ ko phải Âu Cơ. Còn nếu xét theo chữ Nôm thì phải đọc thành U với nghĩa là mẹ [U Cơ = Mẹ Cơ] chứ ko thể là Âu. Truyện Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái gọi Lạc Long Quân là “bố” nen đối lại, gọi “Âu” Cơ là “U” (mẹ) là tất nhiên.

Nhưng đều cần nhấn mạnh là cả u lẫn bố đều là 2 từ Hán Việt, chẳng có từ nào thuần Việt hết.

13. Chữ Long ko phải chữ tượng hình con rồng mà là con cá sấu vì nghĩa nguyên thủy của Long là chỉ cá sấu, do đó con rồng chỉ là con cá sấu lên level upgrade mà thôi. Thuồng luồng là 1 giống cá sấu, mà “luồng” là âm xưa của chữ Long. Vậy Long = (thuồng) luồng = cá sấu. Chữ Long có nhiều dị thể, nhưng chữ giáp cốt đời Thương và chữ trên minh văn đầu đời Chu đều chắc chắn chỉ con cá sấu.

14. Chữ “Thìn” có quan hệ với con rồng chứ ko phải nghĩa nguyên thủy chỉ có mỗi con rồng. Thìn chỉ là 1 giống rồng, Thìn còn là sấm mà con rồng thì lại chính là thần sấm. Rồng trước khi trở thành tượng trưng cho uy quyền của hoàng đế thì nó chỉ là con cá sấu. Chữ Thìn và chữ Thận trong tiếng Trung là một. Mà Thận chính là con “thuồng luồng”. Nghĩa này của chữ Thận chính là nghĩa đã mất của chữ Thìn. Vậy Thìn là thuồng luồng mà thuồng luồng là một giống cá sấu. Người Việt Nam gọi con crocodile [một giống cá sấu nhỏ] là thuồng luồng, mà chữ Hán gọi là giao long. Về sau ở Bắc Kỳ, giống crocodile thành hiếm, thỉnh thoảng thấy một con, người ta gọi là thuồng luồng, nhưng người thường ko biết hình dạng nó lại tưởng tượng nó là một giống thủy quái hình dạng như rắn. Sở dĩ, năm Thìn là năm con rồng là vì Thìn có nghĩa gốc đã mất là “rồng”. Thêm nữa Thìn còn có một nghĩa cổ đã mất nữa là “sấm” mà con rồng chính là thần sấm. Sơn Hải Kinh và Sử Ký đều miêu tổ thần sấm hình rồng. Kinh Dịch, Thuyết Quái Truyện cũng giải thích “Chấn là Sấm, là Rồng”. Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc coi rồng là thần sấm.

15. Trước Tần Thủy Hoàng, chữ Trẫm là chữ ai cũng dùng được như là một đại từ ngôi thứ nhất, các triều đại khác cứ thành lệ noi theo nên mất, trong Ly Tao, Khuất Nguyên cũng dùng từ Trẫm. Còn chữ Tội ngày xưa có cách viết na ná giống chữ Hoàng, nên khi nhiều nho sĩ có ác cảm với Tần Thủy Hoàng đã cố tình viết thành Tần Thủy Tội nên về sau Tần Thủy Hoàng quyết định bắt viết chữ tội khác đi. Cách viết chữ Tội bị thay thế bằng cách viết chữ Võng = một thứ lưới bắt cá đan bằng tre.

16. “Thò lò” không phải từ thuần Việt mà là từ Hán Việt.

17. Ba và Má không phải từ phiên âm từ tiếng Pháp của papa và maman. Mà vẫn là từ Trung Quốc, cụ thể là từ Quảng Đông. Từ “Tía” cũng là từ phiên âm từ từ Trung Quốc, cụ thể là tiếng Triều Châu. Nhạo báng và kiêu ngạo cho cố vào, nhưng hóa ra 2 từ Cha và Bố của Bắc Kỳ cũng là từ Hán Việt 100%. Cha là âm Hán Việt, Bố là âm đời Hán của chữ “Phụ”, sau này đời Đường bên Trung Quốc đọc khác đi. Ngoài ra toàn bộ từ chỉ quan hệ thân tộc trong trong Tiếng Việt của người VN toàn bộ là từ Hán Việt: tổ, cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, bá, cô, dì, cậu, mợ, thím, dượng, anh, chị, con, cháu. Chẳng có từ nào “thuần Việt” hết!!!!! Cho ba má là tiếng Tây còn bố cha là thuần Việt là ngu xuẩn.

18. Hai từ “đàng trong” “đàng ngoài” đều dùng để chỉ lãnh thổ, hay phân biệt vùng miền, ngoài ra còn có 2 từ là “đàng thổ” và “đàng trên”. Đàng Trên là chỉ vương quốc Cao Bằng của con cháu nhà Mạc, con Đàng Thổ là chỉ “phần đất” của Thổ Dân, tức dân Bản Thổ, đã sinh sống tại đó từ xưa. Về sau dân Nam Kỳ dùng từ “đàng thổ” để chỉ người Khmer.

19. Củ Chi là tên khác của cây mã tiền, dùng trị bệnh phong.

20. Người Việt Nam gọi người Trung Quốc là Tàu không ý nghĩa miệt thị cũng không có ý chỉ “tàu bè”. Từ “Tàu” là từ tôn kính người Việt Nam xưng hô với quan cai trị của mình từ Phương Bắc. Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo. Nhưng đó chỉ là giả thuyết, như VN xưa thuộc Đông Ngô, hiện nay vẫn còn thấy trong mấy tiếng “thằng NGÔ con đ*” cho thấy người VN từng gọi người TQ là người Ngô. Theo An Chi, thì Tàu là âm cổ Hán Việt của 1 từ TQ mà âm hiện đại Hán VIệt là tào, có nghĩa là “Quan”. Thời kỳ Bắc Thuộc, dân chúng VN gọi người TQ là Tàu, tức là gọi Quan. Điều này không có gì vô lý, khi cách mạng tháng 8 nổ ra năm 1945, tại Tp. HCM, dân chúng VN đã đi đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì quần chúng quan niệm là cứ người Pháp thì đều là “thực dân”. Do nếp nghĩ của người VN như thế, mà về sau tất cả người TQ dù làm quan hay không, đều được người VN gọi “tôn kính” là Tàu.

Thằng C* con đ* có khả năng từ C* chính là phiên âm của từ Wu – nước Ngô thời Tam Quốc. Đến tận thời Lê Lợi, dân ta vẫn gọi người Trung Quốc là người Ngô. Âm chữ Ngô trong tiếng Trung, Wu, đã thành âm C*.

21. “Thôi nôi” không phải từ Thuần Việt mà là tục lệ ở Trung Quốc xưa, thôi nôi là đọc theo âm Hán Việt của “tối” có nghĩa là “tròn năm” hoặc “đứa trẻ đầy một tuổi”.

22. Ma cô là không phải là từ thuần Việt mà là từ Pháp Việt, đọc phiên âm tiếng Pháp maquereau, có nghĩa là kẻ làm nghề dắt gái điếm.

23. Quốc lộ 51 từ ngã ba Vũng Tàu tới Bà Rịa – Vũng Tàu trước kia gọi là Đường Xứ, Đường Sứ. Nhưng nó không liên quan gì đến Giáo Xứ Công Giáo cả. Con đường đó xưa kia là “sứ lộ” tức “đường sứ”, cụ thể là con đường mà các phái bộ Xiêm La và Cao Miên thường đi qua. Do đó chữ Sứ là trong sứ thần, sứ bộ chứ không phải xứ trong giáo xứ.

24. Chữ Âu mà Trần Nhân Tông dùng chả liên quan quái gì tới “Âu Lạc” xứ sở “ở đâu đó” trong truyền thuyết cả. Ngoài ra Hồ Quý Ly muốn dùng chữ “Kim Âu” để đổi tên cho núi Đại Lại vẫn là chữ thuần Hán 100% có nghĩa là “âu vàng” tượng trưng cho trường tồn, vì ông này đang đối mặt với quân Minh xâm lược, chứ chẳng phải từ thuần Việt nào chỉ Âu Lạc hết. Nói ngắn gọn Trương Thái Du chém gió. Âu không phải là Đất, Lạc cũng không phải là Nước, Keith Taylor đã sai lầm. Chủ nghĩa phát xít ngôn ngữ học!!!!

25. “Thành Thân” trong phim TQ là có chữ Thân nghĩa là “thân thích” không phải thân thể. Thành Thân là chỉ việc hôn nhân của hai họ nhất định, tiếng Hán có chữ Thân Gia để chỉ mối quan hệ này. Bắc Kỳ gọi là Thông Gia, Nam Kỳ gọi là Sui Gia.

26. Luận cứ bảo rằng Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn là viết không đúng “cú pháp” Hán, tức là phải viết là Nông Thần, Nghiêu Đế, Thuấn Đế… nên nhiều người suy ra ==>> đám ôn thần này đều là vay mượn từ bọn Phương Nam hay Bách Việt xong lại suy tiếp ra là nhân vật thuộc về dân tộc Việt Nam là sai bét.

“từ vay mượn chỉ có thể là kết quả của sự phiêm âm hoặc sự sao phỏng. Đối với một từ phiên âm, chỉ có toàn bộ hình thức phiên âm mới mang được cái nghĩa của từ được vay mượn chứ từng âm tiết của nó (nếu đây là một từ đa tiết) thì hoàn toàn vô nghĩa.”

Như cả 2 âm tiết “Mít Tinh” mới diễn đạt được cái nghĩa của từ Meeting mà tiếng Việt đã mượn từ tiếng Pháp – còn tiếng Pháp thì đã mượn của tiếng Anh – chứ riêng mít hoặc tinh thì hoàn toàn vô nghĩa. Cũng vậy đối với hai âm tiết lô và cốt trong lô cốt mà tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Pháp blockhaus – còn tiếng Pháp thì đã mượn tiếng Đức, v.v…

Cả “thần” và “nông” trong Thần Nông đều vốn là những từ có nghĩa trong tiếng Hán. Thần và nông vốn là những đơn vị từ vựng chánh tông của tiếng Hán nên Thần Nông không phải là một hình thức phiên âm.

Sao phỏng thực chất là một sự đối dịch từ ngữ của thứ tiếng được vay mượn theo nghĩa đen sang thứ tiếng đi vay mượn. Vì vậy nên nó phải tuyệt đối tôn trọng cú pháp của ngôn ngữ đi vay mượn. Black Market (chợ đen) sẽ thành marche noir trong tiếng Pháp chứ không phải noir marche. Nếu Thần Nông trong ngôn ngữ gốc nào đó mà có nghĩa là thần của nghề làm ruộng theo suy luận của Nguyên Tài Cẩn thì khi được sao phỏng thành tiếng Hán, nó tất yếu phải trở thành “Nông thần” chứ không thể là “Thần Nông”. Vậy Thần Nông dứt khoát không phải là một hình thức sao phỏng.

Vì không phải là một hình thức phiên âm mà cũng không phải sao phỏng, nên “Thần Nông” dứt khoát không thể là kết quả của một sự vay mượn. Đây là một cấu trúc tiếng Hán chánh tông, hệt như: thần đồng, thần y,… Thần đồng là “đứa trẻ giỏi như thần”; thần y là người thầy thuốc trị bệnh giỏi như thần còn Thần Nông chẳng qua là “người nông dân làm ruộng giỏi như thần”. Nhưng “nông” không có nghĩa là nghề làm ruộng, mà là “người làm ruộng”, giống hệt như trong lão nông (người nông dân già hoặc người nông dân có nhiều kinh nghiệm, như trong lão nông tri điền), bần nông (nông dân nghèo), cố nông (nông dân làm thuê), trung nông (nông dân lớp trung), phú nông (nông dân giàu)…

Vậy Thần Nông vốn là người Hán chứ không phải dân của một tộc người nào đó ở Phương Nam, bị Hán hóa thành vị thần của nghề nông ở Trung nguyên. Còn “Đế nghiêu” “Đế Thuấn”? Nguyễn Tài Cẩn cho rằng họ là những nhân vật Hán thì tên của họ phải đặt theo cú pháp Hán, phải là Nghiêu Đế, Thuấn Đế chứ không phải Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Nhưng có lẽ nào Đế Nghiêu, Đế Thuấn lại không phải là những cấu trúc cú pháp của tiếng Hán khi mà nó nằm trong một hệ thống với hàng mấy chục cách gọi tương tự?

Tra cứu từ điển Trung Quốc ta thấy hàng loạt cấu trúc như thế: Đế Ất, Đế Dư, Đế Phát, Đế Mang, Đế Thế, Đế Quynh, Đế Hạo, Đế Khốc,… đây là tên các ông vua nhà Hạ và nhà Thương mà riêng bảng đế hệ của nhà Thương thì đa được khẳng định bằng “giấy trắng mực đen” qua những lời bốc từ trên yểm rùa, xương thú, đào được tại An Dương (Hà Nam). Trong đó dĩ nhiên là có cả “Đế Tân” tức vua Trụ nhà Ân (Thương), kẻ đã bị Cơ Phát (sẽ trở thành Vũ Vương nhà Chu) đánh bại ở Mục Dã nên đã tự thiêu mà chết. Tóm lại, không thể nói rằng những ông vua đó đã được “nhập khẩu” vào Trung Quốc cổ đại từ một vùng nào đó ở Phương Nam!

Tóm lại Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn là những tên gọi bằng tiếng Hán chánh tông chứ không phải là những hình thức vay mượn từ bất cứ một ngôn ngữ nào ở Phươn Nam cả. Cho nên đừng tin bọn cuồng Bách Việt giáo.

27. Sáo trong từ Khuôn Sáo, không phải từ Thuần Việt mà là từ Hán Việt, có nghĩa là “khuôn, mẫu”. Chữ ‘sáo’ trong khuôn sáo, cũng là danh từ giống như chữ ‘khuôn’ nên ‘khuôn sáo’ là một từ tổ danh từ đẳng lập. Khuôn là âm Hán Việt xưa của chữ Khuyên, mà “Hán Việt Việt hóa” là khoen.

Đây cũn chính là chữ sáo trong ‘khách sáo’ và ‘sáo rỗng’ nhưng trong hai tổ hợp này thì nó đã chuển loại thành vị từ tĩnh (thường gọi là tính từ). Với tư cách là một vị từ tĩnh, sáo là một từ độc lập, có thể hành chức một cách độc lập, khác hẳn với sáo trong khuôn sáo, nay chỉ còn thấy được dùng độc lập trong câu ‘Ở quen thói, nói quen sáo’ mà thôi.

28. Toàn bộ những gì Hà Văn Thùy nói về việc Hán Ngữ đã ăn cắp từ Thuần Việt ra làm sao đều là chém gió. Nếu chỉ tự hạn chế ở mức nói rằng người Hán đã tiếp nhận một số từ nhất định của tiếng Việt (Kinh) ngay từ thời cổ đại thì còn nghe được – có chứng minh được hay không thì lại là chuyện khác – chứ nói rằng Trung Quốc đã tiếp thu toàn bộ từ vựng của người Việt như kiểu Hà Văn Thùy đã viết, thì không còn là chuyện khoa học nữa. Không một nhà ngữ tộc học nghiêm túc nào lại nghĩ như thế. Nếu có là khoa học, thì đó chỉ là khoa học giả tưởng.

Đảo Đài Loan là của người Bách Việt là chém gió. Nữ Oa, Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Cốc,… không phải từ Thuần Việt mà chính người Việt đã mượn và đọc theo hệ thống âm Hán Việt có nguồn gốc từ đời Đường trở đi mà thôi.

“Đế + X” (X là những tên như Nghiêu, Thuấn, Khốc (chứ không phải ‘Cốc’ như nhiều người đã đọc) v.v…) là một cấu trúc thông dụng trước đời nhà Tần trong đó chữ “Đế”chỉ có nghĩa là nhân vật tối cao, chứ chưa có nghĩa như các danh từ emperor/empereur trong tiếng Anh/tiếng Pháp. Chỉ khởi đi từ “Thủy hoàng đế” của nhà Tần thì chữ Đế mới mang cái nghĩa này. Vậy Đế Nghiêu, Đế Thuấn,… là “ông Nghiêu – nhân vật tối cao”, “ông Thuấn – nhân vật tối cao”,… chứ không phải ông hoàng đế tên Nghiêu”, “ông hoàng đế tên Thuấn”,…

“Đế + X” và “X + Đế” là 2 cấu trúc khác hẳn nhau nhưng vẫn là tiếng Hán và đều có “cú pháp ngược” (định ngữ + bị định ngữ) thì ta làm sao có thể nói rằng cái trước là của tiếng Việt. Huống chi, “cú pháp xuôi” (bị định ngữ + định ngữ) đâu có phải là độc quyền của tiếng Việt. Vậy nếu nó không phải Hán thì nó cũng đâu có nhất thiết là tiếng Việt.

29. “Bao Biện” không phải từ thuần Việt, mà là từ Hán Việt mà tiếng Hán phổ thông hiện đại phát âm là “bão bàn”, có nghĩa là ‘một mình xử lý công việc, một mình làm một công việc nào đó, một mình làm mà không bàn bạc với ai hoặc với người lẽ ra phải bàn bạc.” Bao biện không phải là “bao che, biện bạch được ghép và sinh ra”.

30. Chữ “sến” trong “nhạc sến” không phải từ “thuần Việt” mà là từ Pháp Việt. Có nguồn gốc lịch sử để mỉa mai một cô gái không đứng đắn nào đấy, thường mang ý nghĩa phủ nhận. Ở đây người ta dùng từ ‘sến’ để đáp lại sự “sang trọng” của cô gái, phiên âm của từ tiếng Pháp ‘selles’ có nghĩa là ‘phân, c*t’. Người Pháp chánh tông chỉ thấy đây là một cái tên không đẹp, không thanh. Phải là người Việt Nam mượn tiếng Pháp để chơi chữ thì mới hiểu được rằng Maria Selles = Maria Sến = Maria cái c*t gì! mà thôi. Do người VN phát âm tiếng Pháp kém nên sinh ra từ “sến” trong khẩu ngữ của người bình dân. Cho nên nhạc sến là nhạc c*t.

Sến < Selles ban đầu vốn là một từ dùng để ‘tỏ ý phủ nhận sự sang trọng, quý phái,… của cô gái’, dần dần mang cái nghĩa mới là ‘nhà quê, thấp kém về văn hóa,…’ Bắc Kỳ có Marie Phông-Ten còn Marie Sến cũng vốn là từ ngữ Bắc Kỳ đi vào Nam Kỳ. Từ “Marie Sến” không phải từ gốc ở Nam Kỳ, mà đã có ở Bắc Kỳ từ những năm 1930-1945. Nam Kỳ cũng hiếm khi dùng từ “con sen” để chỉ oshin. Nhiều từ lưu hành trong Nam Kỳ toàn do người Bắc Kỳ di cư mang vào Nam Kỳ. Chuyện từ Maria Sến xuất hiện do phim ảnh chiếu trong Nam Kỳ là 1 huyền thoại không đúng sự thật.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *