“Quấy rối tình dục” chỉ việc sử dụng các hành vi hoặc lời nói có liên quan đến tình dục nhằm gây tổn thương danh dự và nhân phẩm của cả nam hoặc nữ giới. Đối với mục tiêu quấy rối, thường là nạn nhân bị hung thủ cố ý động chạm vào bộ phận sinh dục, ngăn cản sự tự do của nạn nhân, khiến cho nạn nhân có phản ứng chống cự.
Ở thời hiện đại, “quấy rối tình dục” chắc chắn bị quy vào hành vi phạm pháp. Vậy ở thời cổ đại, cái thời mà người ta vẫn còn coi trọng “Tam tòng tứ đức”, coi trọng việc nam nữ thụ thụ bất thân, “Tam cương ngũ thường”, nếu xảy ra hành vi “quấy rối tình dục” thì phải làm sao?
(Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo được hiểu ngắn gọn như sau:
– Tam cương nói về cách hành xử của 3 mối quan hệ chính trong xã hội: vua – tôi, cha – con, vợ chồng
– Ngũ thường chỉ 5 điều thường phải có trong cuộc sống, hình thành nên đạo đức của mỗi người nên có: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.)
Thời cổ đại, tội “quấy rối tình dục” bị trừng phạt như thế nào?
Trên thực tế, nhìn chung, mối quan hệ giữa nam và nữ ở thời cổ đại bị áp đặt rất lớn, nếu dám có hành vi nào đi quá giới hạn, thì kẻ phạm tội sẽ bị trừng phạt nặng hơn thời hiện đại rất nhiều. Ví dụ như ở thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương trong cuốn chế định Đại Minh hành tiểu biểu “Đại cáo” đã nêu rằng, ở nơi công cộng, nếu người nào dám có hành vi quấy rối phụ nữ, đặc biệt là trên thân thể, sẽ không đơn giản là chỉ bị trừng phạt bằng việc đánh đòn hay chỉ bị phê hình, giáo huấn lại.
Thời Thái tổ nhà Minh cai trị Trung Quốc, quốc đô Nam Kinh xảy ra một vụ án rất điển hình, làm cho Chu Nguyên Chương rất tức giận, hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một tên con cháu nhà quan đã trêu ghẹo con gái nhà danh gia. Sau đó, quan viên che đậy cho nhau, tên đó cuối cùng chỉ bị phạt đền tiền. Chu Nguyên Chương sau khi biết chuyện, liền ban chiếu xuống: ngươi không phải đã động thủ sờ soạng con gái nhà người ta rồi sao, vậy thì cứ chặt bàn tay đó đi là được, ngươi dùng mấy lời hạ lưu xúc phạm người ta chứ gì, vậy cứ cắt cái lưỡi đó đi cho ta. Nói tóm lại, sống dưới triều Minh này, bộ phận nào trên cơ thể ngươi đụng chạm vào con gái nhà lành, thì cứ xác định nói bye bye với bộ phận đó đi là vừa.
Đến thời nhà Thanh, việc này cũng không bị coi nhẹ. Theo như kiến thức về luật lệ nhà Thanh mà bây giờ chúng ta có thể tìm kiếm được, văn tự cũng quy định rõ, người nào có hành vi quấy rối hoặc có ý đồ dụ dỗ quan hệ tình dục, hoặc bức phụ nữ đến tự sát sẽ bị kết án treo cổ. Thời Vãn Thanh thì sao, có một cuốn sách tên là “Dung am bút ký”, trong đó ghi chép rõ ràng và cụ thể phán lệ (những phán quyết đã có hiệu lực) của những vụ án quấy rối tình dục thời nhà Thanh.
Có một câu chuyện thế này, vào một ngày nọ, một người đàn ông đang đi trên đường bỗng nhiên mót tiểu, liền tìm đại một bức tường nào đó để “giải quyết”. Không may, anh ta bị một người phụ nữ đi ngang qua trông thấy. Lúc đó, mặt của cô gái trở nên đỏ rực. Theo lý mà nói, lúc đó “giải quyết” xong xuôi thì kéo quần lên là xong chuyện, không ngờ rằng tên đó liếc thấy cô gái trẻ trung xinh đẹp liền không biết xấu hổ giở thói lưu manh. Cười ha hả một cách dâm đãng, sau đó còn dùng tay chỉ vào hạ bộ của mình, cố ý để cô gái trông thấy. Kết quả cô gái này tính tình mạnh mẽ, cảm thấy mình đã bị sỉ nhục nặng nề. Về nhà, nói xong với người thân rồi treo cổ tự vẫn. Người nhà cô gái không cam tâm liền chạy đến hình bộ của kinh thành kêu oan đòi công bằng. Hình bộ rất xem trọng vụ án này, dù gì cũng liên quan đến mạng người. Tuy nhiên, những vị cao niên trong Hình bộ lúc đó khá bối rối vì xưa nay chưa gặp qua trường hợp như vậy. Có quan viên nói, cảm thấy nói tên đó không biết xấu hổ là không sai, nhưng hắn ta cũng chưa hề động chạm gì đến cô gái, cũng không hề nói gì tục tĩu. Trong luật pháp nhà Thanh, điều luật quy định cho từng bộ phận trên thân thể không thể sử dụng trong vụ án này, vì vậy không nên phạt nặng. Một số quan viên có đạo đức cao liền phản đối kịch liệt, cho rằng cô gái ấy đã mất mạng rồi, đều là do tên khốn kia, sao lại không phải đền mạng, phải nhận án tử hình. Cuối cùng tên đó đã bị xử tử.
Cho dù thời cổ đại trừng phạt nghiêm khắc, nhưng những vụ việc quấy rối tồn tại cũng không ít, được ghi lại ở những tác phẩm kinh điển. Theo cuốn “Thuyết uyển – Phục ân” của Lưu Hướng, Sở Trang Vương bình định xong bạo loạn trong nước, mở tiệc chiêu đãi quần thần, lệnh cho hai phi tần mà mình sủng ái là Hứa Cơ và Mạch Cơ cùng đến tham dự giúp vui cho bữa tiệc, thay nhau mời rượu các quan văn và võ tướng. Đột nhiên, một cơn gió thổi qua làm tắt nến, trong cung tối đen, trên bàn tiệc có kẻ lợi dụng lúc tối, xé y phục của Hứa Cơ. Đây là một hành vi quấy rối tình dục vô cùng nghiêm trọng thời cổ đại, Hứa Cơ thuận thế giật mũ gắn dải tua của kẻ đó xuống và mách với Sở Trang Vương ở trên. Kết quả Sở Trang Vương lại truyền lệnh không thắp lại nến, còn bảo tất cả quan viên tháo mũ của mình xuống, tiếp tục ăn uống như thường. Đây chính là bữa tiệc “Tuyệt anh chi yến” (bữa tiệc không có mũ dây tua) nổi tiếng trong lịch sử.
Bảy năm sau, Sở Trang Vương dẹp Trịnh, có một chiến tướng chủ động dẫn quân mở đường xông pha, không sợ chết, chiến đấu vô cùng dũng cảm, lập được công lớn. Sau đại thắng, Sở Trang Vương muốn luận công phát thưởng, mới biết rằng người đó tên là Đường Giảo. Ông ta thẳng thắn nói, kẻ làm ra hành động vô lễ trong bữa tiệc của 7 năm trước chính là ông ta, hôm nay lập được công này cũng là để báo cái ơn khi xưa không truy cứu. Câu chuyện này cũng thường được đem ra dùng để ca ngợ Sở Trang Vương, thực ra cũng có thể coi đây là một vụ án phản kích “Quấy rối tình dục” thành công trong lịch sử.
Thời Đường cũng có một cuốn sách tên là “Triều dã thiên tải”, ghi chép một câu chuyện rất thật. Lý Uyên có một đứa con trai, là Si sử Đằng vương – Lý Nguyên Anh của Hồng Châu thời đó (nay là Nam Xương). Tên Lý Nguyên Anh này so với các anh em trai, thì chẳng ra thể thống gì, là một tên háo sắc, thường mượn danh nghĩa của thê tử – chính là Vương phi, để triệu mời vợ các quan viên cấp dưới của mình đến Đằng vương phủ rồi cưỡng hiếp. Lúc đó, một cấp dưới của Lý Nguyên Anh tên là Thôi Giản, vợ của ông ta là Trịnh Thị ở nơi khác vừa mới đến Hồng Châu, Lý Nguyên Anh liền mượn danh Vương phi sai người triệu mời đến phủ. Trịnh Thị từ lâu đã nghe về thủ đoạn dơ bẩn này của Đằng vương nhưng cũng không thể làm gì khác, vẫn phải theo lệnh mà đi. Quả nhiên nàng vừa đến vương phủ, Lý Nguyên Anh liền giở thói cũ động chân động tay, không ngờ rằng Trịnh Thị lại là một liệt nữ, thà chết chứ không chịu, còn tháo một chiếc giày, và đập liên tiếp vào đầu Lý Nguyên Anh, dùng tay cào cấu khiến Lý Nguyên Anh máu me đầy mặt, sứt đầu mẻ trán, cuối cùng khiến cho Vương phi vô cùng kinh ngạc. Dưới sự giúp đỡ của Vương phi, Trịnh Thị cuối cùng cũng an toàn rời phủ. Còn về phần Lý Nguyên Anh, thể diện của vị vương gia này cũng không còn gì để mất, việc xấu mình gây ra nên cũng không dám lu loa, cả tháng trời trốn biệt trong phủ không dám ra ngoài. Tuy nhiên, chồng của Trịnh Thị – Thôi Giản thì lại bị dọa cho sợ chết khiếp, lo sợ bị Đằng vương báo thù, liền chủ động đến nhận tội với Lý Nguyên Anh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc này đã được đồn thổi đi khắp nơi, Lý Nguyên Anh mặt mày xây xát cũng xấu hổ không thể làm gì, chỉ có thể cho qua chuyện. Câu chuyện này sau đó được ghi chép lại trong cuốn “Triều dã thiên tải”.
Kết luận, những câu chuyện kể trên cũng cho chúng ta thấy được, nếu trong cuộc sống, bạn bị quấy rối bởi người cùng giới hoặc khác giới, thì tuyệt đối đừng hoảng loạn, sợ hãi, mà hãy học theo những câu chuyện cổ đại này, nếu dám động tay động chân với bạn thì hãy cho tên đó một cái bạt tai. Nếu có thể, hãy cố gắng lưu lại bằng chứng, để pháp luật thay bạn đòi lại công bằng.