CẢNH BÁO: Bài viết chứa những tình tiết gây ám ảnh và không phù hợp với trẻ em!
Tên râu dê ngã xuống trước mặt tôi, Chung Thụ Hải đã bắn hắn ta.
Chung Thụ Hải chạy lại, gỡ dây trói quanh người tôi rồi trả tôi khẩu súng: “Lấy từ trên người anh đấy, trả lại này.”
Tôi đón lấy súng, quả nhiên là của tôi, tôi chửi thề ra miệng một tiếng.
Chung Thụ Hải kéo xác tên râu dê vào rừng rồi leo lên xe ngựa chở tôi về thành.
Vố lừa này của anh ta dọa tôi không nhẹ. Ngồi trên xe ngựa, tôi nắm chặt tay trong bóng tối, không có chút sức lực. Tôi hỏi anh ta rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Chung Thụ Hải nói, lúc anh ta nhờ người nghe ngóng về đoàn kịch xiếc thú này, anh ta đã thâm nhập rất sâu, trưởng đoàn xiếc này là huynh đệ cũ của anh ta. Anh ta vốn nghĩ sẽ thương lượng với huynh đệ cũ rồi cùng tôi rút lui càng sớm càng tốt, không ngờ tôi lại làm loạn ở trên sân khấu như vậy.
Tôi lại mắng anh ta mấy câu, nói: “Anh cũng có gan giỡn thật đấy, anh tự tin với kĩ năng bắn súng của mình thế cơ à?”
Chung Thụ Hải cười lớn nói: “Anh đã bị đặt lên bàn cược rồi, tôi cũng không còn lựa chọn khác, trường hợp xấu nhất thì không thể gặp lại Viên công tử nữa thôi.”
Tôi hỏi anh ra rốt cuộc là ai, anh ta liền thu lại nụ cười, đưa tay phải ra hướng về phía tôi và vẽ một vài chữ: Tam, Bát, Nhị Thập Nhất (21). Đây là ám hiệu của Hồng Bang, có nghĩa là “Hồng”.
Tôi không nói gì, anh ta liền tiếp tục: “Thực ra, giúp anh không hoàn toàn là vì nể mặt Viên công tử, tôi không phải nhà gia nô nhà cậu ấy, nếu có lựa chọn khác thì cũng chỉ cần chào hỏi rồi đi, chỉ là bọn Ngũ Nhạc Môn này đã làm ra những chuyện thâm độc không thể dung thứ, tôi cũng không muốn bị đoạn tử tuyệt tôn.”
Tôi hỏi anh ta về chuyện của con búp bê đầu to và Bạch Cốt Tinh, Chung Thụ Hải liền dừng xe và đưa cho tôi một điếu thuốc rồi bắt đầu kể về chuyện bí thuật cải tạo trẻ con nghe được từ chỗ tên trưởng đoàn.
Ngũ Nhạc Môn sẽ mua lại những đứa trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi rồi cho vào một cái bình nhỏ, chỉ để phần đầu ở ngoài, đáy bình đục một cái lỗ để đi vệ sinh. Sau vài năm bỏ công chăm sóc chúng, đến khi đầu chúng to ra trong khi thân thể thì vẫn vậy, khi chúng được 10 tuổi thì đập vỡ cái bình là sẽ trở thành một “người đầu to”.
Trường hợp của Bạch Cốt Tinh thì lại giống như “chiết cát” (cắt và bẻ gãy) của thời cổ đại, dùng dây thừng thắt chặt xương của đứa trẻ trong một thời gian dài, sau đó phần máu ở cánh tay không được lưu thông được, tay sẽ bị hoại tử, da thịt thối rữa chỉ còn lại xương rồi đứa trẻ sẽ được dùng thuốc để không bị viêm mà chết.
“Nhưng mà việc làm thế nào các xương bị gãy nối liền lại được với nhau thì vị huynh đệ kia của tôi cũng không biết, tất cả đều là nhờ tà thuật của môn chủ Ngũ Nhạc Môn.”
“Môn chủ đó là ai?”
“Không rõ, chỉ biết tên là Kim Vô Ảnh.”
Về đến thành, tôi muốn bàn giao lại sự việc cho tuần cảnh (chỉ cảnh sát thời xưa) nhưng Chung Thụ Hải không cho. Anh ta cho rằng đây là chuyện “trong đạo”nên phải dùng cách của bọn họ để giải quyết. Chung Thụ Hải đã hỏi ra được hang ổ của Ngũ Nhạc Môn, đó là ở gần con hào bên ngoài Phụ Thành Môn.
Đêm ngày 25, tuyết rơi nhẹ. Chung Thụ Hải dẫn tôi lên trên tháp cổng thành của Phụ Thành Môn, khoảng sân xung quanh bờ của con hào chính là nơi ở của Vô Ảnh. Ở giữa khoảng sân được che chắn và bao phủ chặt chẽ bởi một tán cây rất lớn.
Tuyết càng lúc càng rơi nặng hạt hơn, trước mặt chúng tôi chỉ là một khung cảnh màu xám trắng.
Khoảng hơn một giờ sáng, Chung Thụ Hải gọi người đến, có hơn ba mươi người. Đó là một nhóm người kỳ lạ, có người là ăn mày, lưu manh, có kẻ mãi nghệ hay coi bói ở Thiên Kiều, còn có người đi hốt phân ở những con hẻm. Điểm tương đồng duy nhất giữa họ là trên tay mỗi người đều lăm lăm một khẩu súng.
Nửa giờ sau, đội hình tạp nham này xông vào nơi ở của Ngũ Nhạc Môn, hễ gặp ai là nổ súng.
Tôi hỏi Chung Thụ Hải: “Đây chính là cách trong đạo của các anh à? Thật là không cẩn trọng tí gì.”
Anh ta cười một tiếng: “Đằng nào cũng đắc tội với Ngũ Nhạc Môn rồi thì phải đắc tội đến cùng, chẳng lẽ gõ cửa rồi vào trong ngồi nói chuyện à?”
Với công phu trong vòng hai điếu thuốc, các môn đệ của Ngũ Nhạc Môn trong sân đã bị đánh bại. Trong căn phòng nằm ở phía Tây của sân, chúng tôi tìm thấy một nhóm trẻ con, đứa lớn nhất cũng chỉ 10 tuổi. Lão Liên cũng bị trói trong đây nhưng không thấy con trai anh ta.
Cởi trói xong cho Lão Liên, anh ta kể cho chúng tôi nghe về quá trình điều tra Ngũ Nhạc Môn. Sau khi con trai mất tích, anh ta nghi ngờ hung thủ là bọn buôn người và cái bang liền đi báo cảnh sát nhưng không có tin tức gì cho nên tự mình điều tra, bí mật theo dõi mấy tên ăn mày, vừa đi vừa chụp ảnh lại. Những bức ảnh về Xiếc thú kỳ lạ được chụp ngẫu nhiên ở trong hội chùa. Anh ta cảm thấy khá kỳ lạ cho nên chụp liên tiếp trong vài ngày sau đó, kết quả bị đoàn kịch tưởng là thám tử nên bắt lại, máy ảnh và những tấm ảnh trong người cũng bị lấy mất rồi.
Lão Liên dẫn chúng tôi đi ra sân sau tìm Kim Vô Ảnh. Trực giác nói với anh ta rằng đứa con trai nhất định nằm trong tay Ngũ Nhạc Môn. Sân sau không có một bóng người, chỉ có một tán cây du già rất lớn, chắc phải cỡ hàng trăm năm tuổi. Dưới gốc cây du dựng một ngọn đuốc sáp cao hơn một mét đang cháy dữ dội, khói đen bốc thẳng lên trên.
Lão Liên đội nhiên hét lên rồi chỉ tay vào ngọn đuốc sáp. Ngọn đuốc sáp đó nhìn kỹ thì được làm từ người thật – một người nữ đang khỏa thân, toàn thân được bọc trong một lớp sáp đốt trong suốt và bị trói vào một cái cột dựng đứng. Đầu của cô ấy ngửa ra sau, miệng há to, bấc được đốt cháy phun ra từ miệng. Đôi cánh tay giống như hai khúc xương đang vòng quanh cổ, cô ấy chính là Bạch Cốt Tinh của Xiếc Thú Kỳ Lạ.
Tất cả đều bị sốc bởi ngọn đuốc sáp kỳ dị này, tôi nhìn Chung Thụ Hải, anh ta với đám “trong đạo” đang đứng ngây ra tại chỗ, không biết có nên xông lên hay là không.
“Kim tiên sinh thấy món quà này thế nào?”. Đằng sau câu du vang lên giọng nói của một người đàn ông, “Moi sạch sẽ nội tạng, sau đó ngâm với nước sáp, tiêu tốn không ít thời gian công sức của tôi đấy.”
Người đàn ông đó từ phía sau cây du bước ra, đứng trong bóng tối, “Còn nữa, như anh đã nhìn thấy, tôi đã phải thử nghiệm trên hàng trăm đứa trẻ mới làm ra được thứ này.” Hắn ta dắt ra một con khỉ từ phía sau lưng.
Tên này có lẽ là Kim Vô Ảnh, tướng mạo trông rất bình thường, trên người mặc một chiếc áo choàng dài bằng bông và đội mũ phớt, xem ra không quá 30 tuổi, nếu như gặp ở ngoài đường chắc chắn tôi sẽ không ngoái đầu nhìn.
Một tay Kim Vô Ảnh ôm con khỉ, nói: “Đứa trẻ này sẽ được chôn cất cùng tôi.”
Lão Liên nhìn chằm chằm Kim Vô Ảnh sau đó đột nhiên gầm lên rồi lao ra phía trước. Tôi không giữ nổi anh ta liền lao theo, giáp mặt với một màn lửa dầu đốt đang chực ập tới.
Chung Thụ Hải hét lớn: “Chạy mau!”
Một tiếng động lớn vang lên, ngọn đuốc sáp phát nổ, một quả cầu lửa lao vút lên trên không trung, cây du già bốc cháy dữ dội.
Tôi kéo Lão Liên lại, anh ta ra sức giãy giụa, muốn lao vào ngọn lửa. Tôi chộp lấy vài cái bao tải nằm rải rác trên mặt đất, ném vào bể nước trong sân để làm ướt chúng rồi khoác lên người, lao vào đám cháy.
Ngọn đuốc sáp nhanh chóng cháy hết, Bạch Cốt Tinh cũng bắt đầu bốc cháy, tỏa ra mùi của xương và da thịt người. Toàn bộ cây du già bị chìm trong ngọn lửa, những cành cây bị lửa thiêu cháy cứ thế rơi lả tả xuống đất.
Mắt kính bị ám khói đen, tôi đành tháo chúng ra và bỏ vào túi, khung cảnh trước mắt tôi mờ đi. Lão Liên quỳ dưới gốc cây và ôm lấy con khỉ, rú lên như phát điên. Tôi chưa từng nghe thấy người nào phát ra âm thanh giống như vậy bao giờ.
Ngọn lửa cháy rất dữ dội, tôi đã thử kéo Lão Liên ra mấy lần nhưng không thành công, lửa nhanh chóng bén lên người anh ta, tiếng gào khóc đột nhiên ngừng lại.
Tôi nhìn xung quanh cây du một lượt, nhưng không thấy xác của Kim Vô Ảnh. Đúng ở vị trí hắn ta vừa đứng, trên thân cây có một cái lỗ đang mở. Tôi vứt mấy mảnh bao tải đã bén lửa đang khoác trên người ra và chui vào hố cây.
Phía dưới của hố cây trống rỗng, nối liền với một đường hầm tối đen. Tôi lấy tay sờ đất ở hai bên, rất cứng, chứng tỏ đường hầm này đã được đào từ rất lâu rồi. Tôi cởi bỏ áo khoác và bò về phía trước. Không biết bò được bao lâu, cuối cùng cũng đã đến điểm cuối, thì ra cái lỗ đó lại dẫn tới một ngọn núi.
Trời đã sáng, tuyết cũng đã ngừng rơi, mặt trời rất lớn, sáng đến chói mắt. Xung quang được bao bọc bởi một rừng cây châu chấu thưa thớt, trong rừng có hai cái xe ngựa nhưng không thấy ngựa đâu.
Tôi lấy kính ra đeo vào, rúi ra khẩu súng và chầm chậm tiến đến mui xe.
Đột nhiên một bàn tay giơ ra từ phía sau lưng tôi, tay áo vẫy một cái qua trước mặt tôi, một mùi hôi thối xộc vào mũi, ngay lập tức tôi cảm thấy chóng mặt váng đầu, suýt nữa thì nôn ra. Tôi quay người lại, giơ súng lên ngắm vài lần nhưng không thấy ai.
Tai tôi bắt đầu ù lên, một âm thanh ồn ào chói tai vang lên trong đầu, xen lẫn với tiếng gào thét của Lão Liên trước lúc chết, đầu tôi đau dữ dội. Bầu trời trước mắt tôi chao đảo, mặt trời càng ngày càng lớn thêm, những cái cây xung quanh đều biến dạng, tôi dựa người vào một cái cây để không bị ngã.
Tôi nhìn thấy Kim Vô Ảnh ở phía xa đang bước ra khỏi khu rừng, tôi chĩa súng về phía anh ta.
Lúc này, cái bóng ở dưới chân tôi đột nhiên chuyển động, cuộn lên cái vèo, nhe răng giương vuốt bổ nhào về phía tôi. Mắt tôi mở to vì sợ hãi, ra sức nổ súng vào cái bóng, bắn hết toàn bộ đạn trong một hơi nhưng chẳng trúng gì cả. Cái bóng đó vươn bàn tay đen xì và bóp lấy cổ tôi, tôi với hai tay quờ quạng nhưng không nắm được bất cứ thứ gì.
Tôi hạ cánh tay xuống, để cho bản thân bĩnh tĩnh lại trong vài giây, đột nhiên nhớ ra Răng Vàng đã chết như thế nào. Hẳn là anh ta bị đã trúng thuốc mê, chắc cũng là muốn khua dao định đâm cái bóng của chính mình. Tôi rút từ túi áo ra một cây bút, tháo nắp và đâm xuống chân của mình, cảm giác đau thấu tim gan nhưng những ảo ảnh xung quanh cũng theo đó biến mất.
Tôi dựa vào thân cây và thở dốc, trước mặt không có gì, cái bóng vẫn hiện trên mặt đất như trước nay nó đã từng. Tôi bước khập khiễng tiến vào cuối rừng, Kim Vô Ảnh đã không thấy bóng dáng từ lâu. Lúc này, Chung Thụ Hải cùng mấy tên đàn em cũng chui ra từ cái lỗ và giúp tôi băng bó vết thương ở chân.
Vụ hỏa hoạn ở Ngũ Nhạc Môn cháy đến trưa thì dừng, cây du già biến thành một đống đen thui. Đồn cảnh sát khu Nội tứ (nay là Phụ Thành Môn của Bắc Kinh, bốn phố lớn từ đông sang tây) cử người đến và thu thập bằng chứng điều tra Ngũ Nhạc Môn. Dưới lớp bùn của con hào, hàng chục thi thể trẻ em đã được đào lên, trước khi chết cơ thể đều bị cắt những vết nặng nề, gãy tay mất chân. Có thi thể mới được chôn, thân thể vẫn còn nguyên vẹn nhưng da thịt thì lẫn lộn.
Cảnh sát tìm được một hòm gỗ lớn, trong hòm chứa đầy những hình nộm đứa trẻ làm bằng gỗ, trông như người thật. Mỗi người gỗ đều có khiếm khuyết: không có cánh tay, không có chân hoặc là không có mắt mũi. Theo như lời khai của những đệ tử bị bắt, đây là một nghi thức được truyền lại từ thời Tiền Thanh: để cho đứa trẻ tự mình lựa chọn một trong những người gỗ, nếu chọn phải người gỗ thiếu tay thì sẽ bị chặt đứt tay; chọn phải người gỗ không có mắt thì bị chọc mù hai mắt. Sau khi vết thương lành lặn thì sẽ được bán cho cái bang.
“Con khỉ biết hát” được tạo thành từ trẻ con 3 – 5 tuổi. Đầu tiên bọn chúng dùng thuốc mỡ để khiến cho da của đứa trẻ thối rữa, sau đó đốt lông khỉ thành tro rồi trộn cùng một loại thuốc bôi và bôi lên toàn bộ cơ thể. Đồng thời cũng bắt đứa trẻ uống thuốc để ngăn vết thương bị viêm, đợi đến khi vết thương lành lặn, trên người sẽ mọc lông khỉ và mọc cả đuôi đằng sau. Phương pháp này rất khó thành công, có đứa trẻ mất mạng chỉ trong vòng vài ngày. Về sau dùng thuốc gì mới thành công, chỉ có Kim Vô Ảnh mới biết.
Tôi nói với Chung Thụ Hải, phương pháp này không đáng tin cho lắm, chung quy lại là trò bịp giả thần giả quỷ. Khả năng cao sự thật là đợi cho da của đứa trẻ lành lặn, lớp vảy bong ra, để duy trì hình dạng động vật của đứa trẻ, bọn chúng sẽ dán cả bộ da thú lên người trẻ.
Những đứa trẻ bị Ngũ Nhạc Môn bắt được cảnh sát đưa về đồn, một nửa trong số chúng không trả lời được nhà của mình ở đâu. Ngoại trừ những đứa trẻ đăng ký báo án tại đồn cảnh sát, còn lại đều được gửi đến cô nhi việc hoặc trung tâm cứu trợ.
Tôi đem toàn bộ sự việc kể lại cho vợ Lão Liên, không nhắc tới việc đứa trẻ bị biến thành con khỉ. Chị Liên cũng khá bình tĩnh, nói: “Tôi biết là bố con nó cũng khó mà quay về được. Thôi thì bây giờ bố con nó cũng được đoàn tụ với ông nội rồi.”
Sau tết dương lịch, tôi lại đến nhà Hàn Vân một chuyến. Thứ nhất là vì tôi muốn biết anh ta ngoại trừ là một Viên công tử nổi danh thiên hạ ra thì còn là một nhân vật như thế nào, thứ hai là do tôi còn muốn hỏi Chung Thụ Hải rằng bé gái ở Triều Dương Môn sau đó có tin tức gì không.
Chung Thụ Hải đã tách khỏi Hàn Vân, đi Quảng Châu rồi.
Tôi hỏi Hàn Vân rằng anh ta ngoài việc là một Viên Công tử ai ai cũng biết ra thì còn có thân phận thần bí gì. Hàn Vân không trả lời, lấy ra hai tấm huy hiệu đưa cho tôi xem, một cái bên trên có hình một chiếc thuyền buồm và bốn chữ: Nghĩa khí thiên thu; còn cái còn lại có một chữ “Nghĩa” lớn ở giữa, bốn xung quanh in dòng chữ “Chứng nhận hội viên hội Trung Hoa cộng tiến” và vài ngôi sao năm cánh.
Trong lòng tôi đã hiểu rõ nên không nhắc chuyện này nữa. Tôi hỏi anh ta có biết việc tôi nhờ Chung Thụ Hải thăm dò vụ việc của con gái nhà họ Mục không. Hàn Vân nói anh ta có biết, “Đứa bé gái này thực ra Lão Chung đã cho người tìm thấy rồi, nhưng mà tìm thấy cũng như không.”
Tôi nói tôi không hiểu.
“Tuần trước đã tìm thấy đứa bé ấy ở Thiên Kiều, mắt bị mù rồi, sau khi đưa về nhà, bố mẹ nó khóc như mưa.”
“Thế thì không phải đã tìm thấy rồi sao?”
“Có điều, sau vài ngày người của tôi lại bắt gặp đứa bé đó ở ngoài đường, đứng ở phố Tiền Môn xin tiền. Tìm bang chủ cái bang hỏi thì được biết đứa trẻ đó chỉ ở nhà được đúng một ngày thì lại bị bố mẹ bán đi rồi.”
Nói xong Hàn Vân còn bổ sung thêm một câu: “Nghe bang chủ cái bang nói, mẹ của đứa bé đó còn đòi bán theo giá như giá gả con gái đi.”
Tôi không biết nên nói gì nữa, ngồi ngây ra cùng Hàn Vân một hồi lâu rồi đứng dậy chào tạm biệt và ra về.
—
Trong cuốn ghi chép của ông nội tôi có nói, không bắt được Kim Vô Ảnh, ông tôi vô cùng buồn bã.
Tôi nghĩ, nguyên do của sự buồn bã không chỉ vì để xổng mất một tên tội phạm mà còn bởi vì sau tất cả, bỏ ra bao nhiêu thời gian công sức như vậy, cuối cùng lại nhận ra tất cả lại trở về vạch xuất phát ban đầu.
Khi biên tập lại câu chuyện này, tôi có tra lại một vài tư liệu thời đó.
Năm 1913, một người Anh có tên Quý Lí Phỉ phát biểu trên báo Hưng Hoa rằng thời đó nhưng kẻ buôn người trong thành “kết thành nhóm, tay chân của Tứ bổ… trong hai ba làng, trẻ nhỏ nói trắng ra thì chẳng khác nào cá nằm trên thớt”.
Sự việc mà ông tôi đã trải qua đó thực sự khủng khiếp, nhưng thực sự chỉ là muối bỏ bể. Trong kho lưu trữ hồ sơ, tôi tìm thấy một bức ảnh do nhà xã hội học người Mỹ Sidney David Gamble chụp tại một ngôi đền ở Bắc Kinh năm 1917.
Trong bức ảnh là một con tiểu quỷ địa ngục được chạm khắc bằng đá, hai tay và hai chân đều bị trói sau lưng bằng dây thừng, nằm sấp trên mặt đất. Người ta nói rằng đây là tiểu quỷ khi còn sống làm quá nhiều điều ác nên sau này phải chịu sự trừng phạt. Tôi nhìn tiểu quỷ này và nhớ lại những người ăn xin dị tật được ông tôi ghi chép lại, những thân hình vặn vẹo trông chẳng khác gì tiểu quỷ kia.
Khi chúng tôi được tiếp nhận giáo dục ngữ văn, có một cụm từ gọi là “Xã hội cũ của vạn điều ác”, đại khái có thể sử dụng như một từ vạn năng để tổng kết rất nhiều sự kiện lịch sử tàn khốc.
Trên thực tế, trong xã hội vốn dĩ không có thuộc tính thiện và ác, mà khi trái tim con người bị thay đổi thì sẽ xuất hiện những nỗi sợ dị thường, nỗi sợ càng nhiều xã hội sẽ trở thành xã hội vạn điều ác.
Vấn đề này, không phân biệt giữa thời xưa và thời nay.
(Hết)