Trong trận đánh này, so sánh lực lượng hai bên thì quân Nhật hoàn toàn thất thế với chỉ 21.000 quân đồn trú hỗn hợp cùng 1 trung đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn pháo binh với khoảng khoảng 438 khẩu pháo các loại, trên dưới 300 ụ súng phòng không. 33 ụ pháo hải quân cùng vỏn vẹn 23 xe tăng đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tướng thiết giáp Tadamichi Kuribayashi.
Để chặt đổ hòn đảo và lực lượng này, người Mĩ đã phái toàn bộ Hạm đội 5 Hoa Kì gồm
– TF 51, TF 52 (lực lượng chi viện thủy quân lục chiến)
– TF 53(lực lượng đột kích)
-TF 56 (lực lượng viễn chinh)
-TF 58 (lực lượng mẫu hạm phản ứng nhanh)
Cùng Quân đoàn Thủy quân lục chiến V với 110.000 quân nhân cùng các trang thiết bị xe tăng pháo binh đầy đủ. Tổng cả lực lượng đổ bộ có trên 500 tàu và hàng trăm chưa kể có thể lên đến nghìn chiếc máy bay.
Đây là trận chiến duy nhất khi mà quân Nhật có thể gây nhiều thiệt hại nhân mạng hơn quân Mĩ với tỉ lệ thương vong Nhật-Mĩ là vào khoảng 1-2.
Nói chính ra đây là một trận thiếu chuẩn bị nhất của quân Mĩ khi mà thiếu tướng Harry Schmidt, chỉ huy của quân đoàn đổ bộ đã yêu cầu pháo kích 10 ngày vì sợ các công sự và pháo binh Nhật. Tuy nhiên những gì ông nhận được từ chuẩn đốc Wlliam.H.P. Blandy là sự chấp thuận cho vụ pháo kích 3 ngày, điều mà chắc chắn sẽ gây tổn thất đến quân đổ bộ. Bên phía Nhật thì nhờ vào kinh nghiệm Leyte, Guam, Saipan mà trung tá Yoshitaka Horie mang đến, tướng Kuribayashi đã cho khởi công những hệ thống đường hầm trong lòng núi Suribachi và đặt những khẩu hải pháo giấu kín trong đó. Ngoài ra ông còn cho xây các công sự bờ biển để phục kích quân Mĩ bằng cả súng máy lẫn pháo lẫn súng trường khi quân Mĩ đổ bộ. Kết quả của cả hai việc nêu trên thì ai cũng biết đó sau 3 ngày pháo kích (15,16,17 tháng 2) thì quân Mĩ bắt đầu đổ bộ lên đảo vào ngày 19. Trước khi lên đảo thì để chắc ăn quân Mĩ nã thêm gần 2 tiếng đồng hồ và để máy bay dọn đường vào lúc 8 giờ 3 phút. Có người kể rằng khi vừa bước lên bờ biển đầy mùi lưu huỳnh này, một tay đại úy phán 1 câu:”Hình như bọn Nhật chết hết rồi thì phải”. Tất nhiên sau đó cỡ chục phút là tay này chết luôn vì hỏa lực của cả sơn pháo, 1 phần hải pháo phối hợp cùng súng máy xới tung cả cái bãi biển đó lên. Quân đổ bộ gồm Sư đoàn thủy quân lục chiến số 4 và số 5 bị hành cho lên bờ xuống ruộng và phải ghim chân lại cùng với những sư đoàn khác. Tính đến chiều ngày 19 thì quân Mĩ đã đổ được khoảng 30.000 quân lên bờ biển nhưng vẫn không đủ sức thọc sâu vào phòng tuyến Nhật. Lữ đoàn 25 của Thủy quân lục chiến chịu tổn thất 900 người trong chưa đến một ngày, đạt tỉ lệ thương vong 83,3%. Trong những tuần tiếp theo quân Mĩ bắt đầu thọc mạnh nhờ ưu thế của mình. Vào ngày 23 tháng 2 thì tiểu đoàn số 2, Lữ đoàn 28 Thủy quân lục chiến chiếm được núi Suribachi. Tại đây nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal đã chụp được bức Raising Flag on Iwo Jima, thứ mà sẽ trở thành 1 biểu tượng cho chiến thắng của Mĩ sau này. Quân Mĩ sẽ còn tiến tiếp trong nhiều tuần tiếp theo và chịu nhiều thương vong hơn nữa khi chọc thủng phòng tuyến và quét quân Nhật ra khỏi đảo. Vào tối ngày 26 tháng 3 quân Nhật dưới sự chỉ huy của tướng Kuribayashi sẽ tổ chức một đợt tấn công cuối cùng và vào rạng sáng ngày 27 thì vị tướng này sẽ mổ bụng tự sát sau khi bị thương vì trúng mảng đạn cối, kết thúc trận đánh đau đầu nhất của Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kì trên Thái Bình Dương.