Nếu bạn sắp có kỳ thi vào ngày mai nhưng vẫn còn quá nhiều bài chưa học, bạn sẽ làm gì? Tin buồn là thời gian còn ít lắm, bạn sẽ chẳng học được bao nhiêu đâu. Nhưng tin vui là bạn vẫn có thể nhồi nhét kha khá thông tin vào trí nhớ ngắn hạn đấy.
Đừng lãng phí thời gian quý giá nữa và đọc bài viết bên dưới để biết cách nhồi nhét kiến thức một cách khoa học nhé.
Kỹ thuật Memory Palace (lâu đài ký ức)
Memory Palace là một phương pháp ghi nhớ dựa trên việc liên kết thông tin bạn muốn ghi nhớ với một vị trí hay một đồ vật.
Những vị trí/đồ vật này có thể nằm ở trong phòng của bạn hay tại một nơi có ý nghĩa đặc biệt với bạn nhưng phải đảm bảo các tính chất:
– Tập trung (tức là chúng ở cùng với nhau)
– Dễ nhớ, rõ ràng (không nên là những vị trí, vật dụng nhỏ nhặt)
Lý do là vì trí nhớ hình ảnh và trí nhớ không gian của chúng ta rất tốt, vậy nên việc liên kết thông tin với những trí nhớ này sẽ cực kỳ hiệu quả.
Phương pháp Mnemonic
Hãy dùng những kiến thức mà bạn đã biết, quen thuộc, gần gũi để kết nối với những điều bạn chưa biết. Mnemonics có thể là từ, ký ức, một câu chuyện, một bức tranh, từ viết tắt, bài hát, điệu nhảy, hoặc bất cứ điều gì mà bạn có thể tưởng tượng.
VD:
– Học cách nhớ tháng nào 31 ngày, tháng nào 30 ngày bằng cách đếm bàn tay
– Các câu “thần chú” về bảng công thức lượng giác “Sin đi học, Cos không hư, tan đoàn kết, cotan kết đoàn”
– Muốn ghi nhớ chu trình Kreb, hãy thử lấy các ký tự đầu tiên của mỗi thành phần và tạo thành 1 câu:
Citrate, Isocitrate, Ketoglutarate, Succinyl, Succinate, Fumarate, Malate, Oxaloacetate = Can I Keep Singing Song For My Oscars?
Không để bản thân quá stress
Một kỳ thi sẽ kéo dài rất lâu vậy nên hãy cố gắng giảm thiểu stress trong lúc học và lúc thi.
Stress làm cơ thể sản sinh ra Adrenaline (hóc môn làm tăng nhịp tim và đổ mồ hôi). Sau 20p bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra hóc môn Cortisol sẽ bám vào cơ quan thụ cảm Hippocampus (có chức năng chuyển trí nhớ tạm thời thành trí nhớ dài hạn), làm tê liệt chức năng triệu hồi thông tin. Vậy nên khi bị stress, bạn sẽ khó có thể nhớ lại kiến thức trong khi thi.
Vận động 15p trước khi ôn bài
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người vận động 15p và sau đó học thuộc bài 1 lần thì sẽ ghi nhớ nhanh hơn so với những người không vận động
Đi ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ghi nhớ thông tin. Nhưng nếu bạn bắt buộc chỉ có thể ngủ trong thời gian ngắn, hãy thử đung đưa khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy việc ngủ trên chiếc giường đung đưa có thể giúp dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn, từ đó giúp bạn làm tốt bài kiểm tra vào sáng hôm sau
Tất nhiên, bài viết không khuyến khích rằng bạn để nước đến chân mới nhảy, nước đến mũi thì ngạt thở đó nha. Hãy ôn bài mỗi ngày mỗi ít để đạt kết quả tốt nhất nhaaaa.