Ví dụ như khi muốn biết về loài giáp xác Bathynomus giganteus ?
Họ không tìm hiểu gì cả. Thật đấy!
Tôi xin nhắc lại một lần nữa. Là họ không tìm hiểu gì cả.
Có rất nhiều người, sau khi nghĩ muốn tìm hiểu cái gì đó, thì không lâu sau đó họ sẽ quên nó luôn.
Tất nhiên, cũng như những người khác đã trả lời, rằng họ cũng có tìm hiểu từ thư viện, hiệu sách …hoặc hỏi những người có kiến thức về nó.
Chỉ là những người làm việc đó chỉ chiếm một bộ phận hạn chế.
Hồi đó hiệu sách nhiều hơn bây giờ. Ở phố nào cũng có. Nên là có ý định tìm hiểu thì sẽ tìm hiểu được thôi. Nhưng mà, có mấy người chỉ vì muốn biết “một chút” mà đi đến tận hiệu sách để tìm kiếm?
“Muốn tìm hiểu một chút về loài giác xác Bathynomus giganteus quá ..”
“Gần đây có hiệu sách hay thư viện nào không nhỉ?”
“Thôi bỏ đi, không biết thì cũng không chết đâu.”
Ngày từng ngày trôi qua, quên luôn điều mà mình muốn biết.
Dù ít thì tôi cũng đã từng như thế.
Thêm vào đó, giả dụ là đi đến hiệu sách và tìm thấy thông tin đó từ một trong những cuốn sách, thì nó thực sự chính xác hay không? Ngay cả khi bạn hỏi người bán sách, thì không phải lúc nào họ cũng biết. Một số người còn cảm thấy bối rối khi hỏi nhân viên bán hàng.
Mặt khác, đối với việc tìm kiếm trên internet, bạn chỉ cần nhập từ khóa bạn cần. Ngay khi bạn thắc mắc về vấn đề gì đó bạn có thể tra cứu ngay lập tức.
Đối với những cái mà chúng ta muốn biết “một chút”, về phía cung cấp thông tin sẽ như thế nào?
Chỉ những thông tin mà nhà xuất bản cho là “có giá trị” mới xuất hiện trong sách. Ngay cả khi nó có giá trị, nó không thể là một cuốn sách trừ khi nó có thể mang lại lợi nhuận thông qua cân nhắc các chi phí khác nhau như biên tập, in ấn và phân phối. Có bao nhiêu thứ về điều mà bạn muốn biết “một chút” đó được viết trong cuốn sách? Có bao nhiêu trang dành cho Bathynomus giganteus?
Mặt khác, không cần phải nói chúng ta cũng biết rằng chi phí cung cấp thông tin trên Internet gần như bằng không. Nó có mọi thứ. Và là một kho tàng thông tin nhỏ. Bạn cũng không cần phải nhờ ai đó đánh giá giá trị của thông tin để viết những gì bạn muốn viết. Vì vậy, dù có nhiều thứ hỗn loạn nhưng chúng ta có thể nhận được thông tin từ mọi góc độ. Nó có tất cả các “thông tin” mà dù thư viện xin cỡ nào, hiệu sách to cỡ nào cũng không có. Bây giờ đã như vậy rồi thì ngày xưa còn khó hơn nữa.
(Với lại, tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ, nhưng tôi nghĩ việc phân loại sách ngày xưa cũng ít hơn bây giờ.)
Khi tôi nhìn thấy câu hỏi này, tôi muốn xem xét lại những gì mọi người thực sự nghĩ trong đầu và cách họ hành động như thế nào, không chỉ dừng lại ở việc có hay không có cách thức thực hiện. Tại sao lại như vậy, vì có lẽ mọi người đã quên mất điều mình thắc mắc lúc đó.
Chắc chắn hành động “tìm hiểu điều gì đó” vào thời kì chưa có internet không phổ biến như bây giờ.
Nếu được, tôi cũng rất muốn được lắng nghe từ những người đã trải qua thời kỳ đó.
__________
Ảnh: Cửa hàng sách Tsutaya Ginza Six