Liệu bạn có biết ngôn ngữ Tiếng Việt của Việt Nam có rất nhiều từ và ca dao tục ngữ sử dụng hình ảnh sông nước để ví von?
Vì sở dĩ trong văn hóa tổ chức đời sống tập thể như làng xã, đô thị của người Việt thường được phân bố ven sông, ven biển,.. Các dấu ấn sông nước, không chỉ được thể hiện rõ trong các phong tục, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực,…. Mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ người Việt sử dụng hàng ngày cho đến ngày nay.
Về ý niệm Sông nước trong tri nhận của người Việt:
“Tiếng Việt có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như nước”.
Các nhà ngôn ngữ học tiền tri phần lớn đều cho rằng, mọi sự gọi tên và cả việc nhận hiểu đều dựa vào một giả định là các sự vật, hiện tượng có một số thuộc tính cố hữu nào đó, mà chúng ta nhận biết và khu biệt được chúng là nhờ vào các thuộc tính ấy. Và sự nhận biết là kết quả của sự tương tác, sự trải nghiệm của chủ quan con người. Từ đó chúng ta có một tổng thể bức tranh thế giới về sông nước trong Tiếng Việt.
Ví dụ: + Đắm đuối – Từ để chỉ sự say mê tới mức tình cảm, tâm trí hoàn toàn bị thu hút, không còn biết gì khác nữa. “Tôi đắm đuối trong tình yêu với cô ấy”
+ Quá giang – Từ để chỉ sự xin đi nhờ một phương tiện giao thông nào đó: “Vẫy xe xin quá giang”
+ Lênh đênh – Trôi bập bềnh trên mặt nước, không có hướng
– Nghĩa bóng: Trôi nổi nay đây mai đó, không có hướng nhất định, không có nơi nương tựa.
“Cuộc đời lênh đênh, chìm nổi”
+ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh: – Ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen. “Ba chìm bảy nổi lênh đênh, có khi để ngả để nghênh thiệt thòi.”
+ Bè bạn: Có từ bè- yếu tố sông nước
+ Dòng thời gian, Dòng đời, Dòng suy nghĩ, Theo dòng lịch sử, Dòng tiền, dòng lưu thông
+ Kênh : Kênh phát thanh, Kênh truyền hình, Kênh cung cấp thông tin
+ Lưới, Bể, Sóng: Lưới tình, Bể tình, Sóng tình, Bể khổ
+ Tắm: Tắm trong biển máu, Tắm trong bầu không khí lễ hội
+ Lặn, lội, hụp: “Lặn lội đến đây”, “Hụp lặn giữa dòng đời..”
+ Đắm, chìm: “Đắm chìm trong máu lửa chiến tranh”, “Chìm đắm trong suy tư”, “Chìm vào giấc ngủ”
+ Neo đậu, trôi chảy: “Công việc trôi chảy”, “Neo đậu bến tình”, “Ăn nhờ ở đậu”