LỊCH SỬ NẮP CHAI GIẬT & CÁCH PHÁI ĐẸP ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ UỐNG BIA TOÀN CẦU

Ngày 2/2/1892, ngành công nghiệp đóng chai đã mãi mãi thay đổi nhờ sự xuất hiện của chiếc nắp chai vương miện (loại nắp chai bia kim loại ta thường thấy ngày nay), được phát minh bởi William Painter.

Chiếc nắp chai này nhanh chóng được ưa chuộng bởi thiết kế “24 răng cưa” (đặt nền móng cho nguyên lý “21 răng cưa” của nắp chai ngày nay), giúp giữ chật khí gas trong bia và các loại đồ uống có cồn.

Tuy vậy, mặc cho khả năng bảo quản hương liệu vượt trội, chiếc nắp chai “24 răng cưa” lại nhanh chóng bị người dùng phàn nàn bởi lớp răng cưa nguy hiểm, đặc biệt khi dùng kèm thiết bị mở bia.

Quan trọng nhất, đầu thế kỉ 19, do kết quả hậu thế chiến thứ nhất, ở các nước phát triển, phong trào bia rượu & tiệc tùng dần trở nên phổ biến, không chỉ với cánh mày râu.

Số lượng phụ nữ uống bia ngày càng lớn ở các nước trên, và họ liên tục phàn nàn về việc chiếc nắp chai của Painter… làm hỏng bộ móng tay xinh đẹp của các cô nàng.

Chính vì thế, năm 1930, một phát minh “chấn động” khác ra đời và vĩnh viễn Cách mạng hóa ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, đó chính là sự xuất hiện của chiếc nắp giật.

Những buổi đầu “sơ khai”, nắp giật chỉ phố biến ở châu Âu.

Tuy vậy, sự tiện dụng tuyệt vời của chiếc nắp giật đi kèm sự phát triển toàn cầu hóa đã đưa phát minh này phổ biến khắp thế giới.

Đến năm 1980, phiên bản nắp giật hiện đại mới được hoàn thiện và duy trì đến ngày nay.

William Painter – Cha đẻ của chiếc nắp chai vương miện
Việc phụ nữ uống bia ngày một nhiều đã buộc các nhà sản xuất phải thiết kế lại nắp chai cho phù hợp
Chiếc nắp chai giật phổ biến ngày nay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *