Mình là một người yêu nhiều, và đau nhiều, thế nên mình đi tìm hiểu tình yêu.
Mỗi ngày chúng ta đều yêu. Các bài hát bây giờ chủ yếu là khai thác chủ đề tình yêu, những bài thất tình, khóc lóc sướt mướt. Vậy yêu bắt đầu từ đâu? Theo mình yêu là một thứ con người tạo ra từ phong trào của Chủ Nghĩa Lãng Mạn cách đây 300 năm – đầu thế kỷ 19. Thế kỷ bắt đầu với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi đau của chàng Werther” kể về một chàng trai si tình (simp) và tự kết liễu đời mình. Và thế là nhiều người cảm thấy chết vì yêu là một thứ ngầu cực kỳ, phong trào lãng mạn hóa mọi thứ được sinh ra.
“Ủa không phải yêu là thứ tự nhiên sinh ra là có sao?”
Không. Không phải. Vì động vật ví dụ như chó mèo không hề yêu. Nó chỉ có động dục thôi, nghĩa là chỉ “yêu” một thời gian ngắn để sinh đẻ. Và nếu con người muốn “yêu” lâu-dài-trăm-năm là một chức năng khi sinh ra, bộ não sẽ cần ít nhất vài nghìn năm nữa để tích hợp một chức năng phức tạp như thế.
Yêu là cảm giác tim đập nhanh, là cảm giác nhớ nhung một người, là cảm giác muốn gần gũi với người đó, là tiếng sét ái tình. Đây là những miêu tả thường thấy khi yêu, và khoa học đã phát hiện rằng đó cũng giống triệu chứng của nghiện ma túy.
“There are some people who would never have fallen in love if they haven’t heard these was such a thing”
– La Rochefoucauld
“Có những người sẽ không yêu nếu họ chưa từng nghe tới yêu là gì”. Có nghĩa yêu không phải là một tính năng về sinh học được chúa update vào con người, mà đó là một tính năng về xã hội. Nghĩa là chúng ta yêu, bởi vì xã hội bảo rằng phải yêu. Có nhiều cách để truyền một hệ tư tưởng vào con người, bắt đầu từ những bài thơ, từ những bài thất tình như Tình Đơn Phương (mình rất thích bài này), từ những người xung quanh cũng thở chung một bầu không khí lãng mạn.
Chúng ta chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ xã hội chúng ta đang sống. Đến mức chúng ta đang phải khổ sở, bởi vì chính những quy tắc chúng ta tạo ra. Chúng ta tưởng rằng cảm giác nứng tình là “yêu”. Chính vì thế sau nửa năm hẹn hò, hoặc sau 1 2 năm kết hôn, cảm xúc đó sẽ phai nhạt, và chúng ta hết “yêu”, hoặc chúng ta tưởng rằng mình hết “yêu”, trong khi “yêu
chỉ là một ảo giác chúng ta tự tạo ra. Và thế là chúng ta thất vọng, lại chia tay và tìm một người mới tạo ra cho chúng ta cảm giác “yêu” lần nữa.
Chính vì thế mà phong trào Friend With Benefit nở rộ lên. Bởi vì khi “yêu” theo chủ nghĩa Lãng Mạn, chia tay quá đau đớn, quá đáng sợ. Vì thế những người FWB không phải họ buông thả hơn, mà họ sợ những cảm giác đau đớn khi thất tình, họ tránh né “yêu” một cách bản năng.
Nó cũng là một phần lý do mà phong trào nữ quyền phát triển mạnh mẽ đòi quyền lợi công việc công bằng. Bên nữ quyền thì bảo rằng vì phụ nữ đang bị phân biệt, bên chống nữ quyền thì bảo rằng phân chia nam nữ như cũ thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn là nam nữ cùng đi làm.
Mình không nói đến đúng sai ở đây, mình đã xem xét cả hai bên và cả hai cùng có lý. Nhưng mình nghĩ vấn đề gốc rễ ở đây đó chính là do phụ nữ họ đang cảm thấy lo lắng cho chính họ. Vì tỉ lệ chia tay sau khi kết hôn quá khủng khiếp. 2/3 cặp đôi sẽ chia tay sau 30 năm (hoặc 40, mình quên rồi) dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Và phụ nữ sẽ người thiệt hơn nếu chia tay, vì họ đã già, họ không có gì để tự nuôi họ lúc đó.
Chính vì thế ngọn nguồn gốc rễ không phải là bởi vì sự bất công, vì nếu tỉ lệ kết hôn và sống hạnh phúc cao, phụ nữ sẵn sàng chịu đựng những bất công đó, vì tính cách agreeable của họ cao hơn đàn ông.
VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ?
Đầu tiên là phải nhận ra áp lực xã hội mình đang chịu là gì. Cách chủ nghĩa lãng mạn đang ảnh hưởng từng ngày từng giờ đối với mình. Bạn nghĩ rằng mình đủ lý trí để phân biệt khi bạn đọc ngôn tình, xem phim hàn quốc lãng mạn, nhưng thực tế mọi thứ bạn xem đều đi sâu vào tiềm thức bạn, ảnh hưởng từng suy nghĩ và lời nói của bạn mà bạn không có cách nào xóa được.
Hai là yêu một cách thực tế hơn. Dù mình có nói hơi gay gắt về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng mình vẫn nghĩ vài ý tưởng của nó rất đáng trân trọng. Để yêu một cách lâu dài, chúng ta cần hiểu được rằng thứ tình cảm rung động ta nghĩ rằng là “yêu”, thực chất chỉ là chất kết dính do bộ não sinh ra để chúng ta sinh đẻ mà thôi. Vì thế đừng ngạc nhiên khi nó biến mất.
Ba là yêu theo cách cổ xưa. Tại sao phong trào FWB phát triển mạnh mẽ? Bởi vì họ đã nhận ra được khía cạnh buồn cười của tình yêu lãng mạn, đó là hy vọng quá nhiều, quá thần tượng hóa người mình yêu. Các nhà triết Hy Lạp đã đề xuất 3 loại tình yêu: ero (nứng card) – là cảm giác ham muốn mãnh liệt lúc mới bắt đầu yêu, sau đó sẽ tới giai đoạn philia (tri kỷ) – là những người mình thích ở bên cạnh họ, cảm giác nhẹ nhàng êm đềm, và agape (cảm thông) – nghĩa là nhìn thấy những khuyết điểm của người mình yêu, và thông cảm cho họ.
Mình không khuyến khích các bạn theo FWB, vì mình đề cao một tình yêu mà hai bên nghiêm túc đầu tư vào nó hơn. Nhưng ta cần học hỏi vài điều từ nó và những triết ga Hy Lạp.
Nếu nói rộng hơn thì “yêu” là một ảo tưởng không hề tồn tại. Chỉ có cảm giác ham muốn lúc đầu và tình bạn mà thôi.
Đúng vậy, nói như thế nghĩa là bạn có kết hôn với bất cứ ai. Nghiên cứu chỉ ra rằng kết hôn với bạn thân của mình cho ra sự hạnh phúc về lâu dài hơn nhiều.
Chính vì thế, theo mình, hãy tìm một người bạn thích ở cạnh, xem xét về lâu dài xem họ có hợp với mình không, đừng yêu cầu quá cao về một chàng hoàng tử bạch mã, đừng quan tâm quá nhiều về sự rung động… Thôi túm lại là một người vừa đủ tốt là đc rồi. Chọn ai cũng không quan trọng vậy đâu, mỗi người đều sứt mẻ theo một cách riêng, và họ sẽ khiến ta hạnh phúc và đau khổ theo một cách rất riêng. Vì thế đừng mong chờ một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi, đó là tại sao các cụ ngày xưa ở rất bền, vì họ chấp nhận đau khổ. Còn xã hội bây giờ quá tin vào hạnh phúc mãi mãi về sau, và thế là chúng ta càng đau khổ.