Vạn Lý Trường Thành được xây từ… gạo nếp!

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, công trình vĩ đại vẫn vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Phải chăng công trình được tạo nên từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp mới vững bền đến vậy?

Các nhà khoa học tại Đại học Chiết Giang, Trung Quốc trong lúc nghiên cứu thành phần của vữa được sử dụng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành thì họ nhận ra có điều gì đó bất thường được thêm vào hỗn hợp tiêu chuẩn gồm vôi (đá vôi đã được nung ở nhiệt độ cao) và nước, đó chính là gạo nếp. Hỗn hợp này đã biến nó trở thành sản phẩm đầu tiên trên thế giới về vữa composite, bao gồm vật liệu hữu cơ và vô cơ. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Hay nói cách khác, chính loại vữa gạo nếp tạo nên sự vững bền “như bàn thạch” của công trình tới ngày nay.

Người Trung Hoa cổ đại dùng gạo nếp trộn cùng nhiều nguyên liệu khác để tạo nên loại vữa đặc biệt:

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, họ phát hiện những người thợ xây dựng thời Trung Quốc cổ đại đã trộn súp gạo nếp với với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, thêm nước và các thành phần khác để tạo nên loại vữa đặc biệt. Cấu trúc này rắn chắc và không thấm nước. Có thể nói đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bậc nhất ở lịch sử cổ đại.

Ngoài xây dựng tường thành, các chuyên gia còn phát hiện người xưa tận dụng loại vữa gạo nếp này xây dựng lăng mộ, thành quách. Một số công trình kiến trúc vẫn tồn tại tới ngày nay. Với đặc tính kiên cố, thậm chí những công trình đó thách thức cùng thời gian, trụ vững kể cả bị tác động bởi nhiều trận động đất cực mạnh.

Cre: Baophapluat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *