SẼ KHOẺ HƠN NẾU CHỊU KHÓ CẠO LƯỠI MỖI NGÀY

Cạo lưỡi, nó có nhiều hơn một “lý do” để bạn làm mỗi ngày nhằm giúp ích cho cơ thể bạn từ trong ra ngoài. Tóm tắt nó có ba lợi điểm chính: giúp thải độc, giúp ngừa bệnh và giúp thơm miệng.

  1. Cạo lưỡi giúp nội tạng “thải độc” tốt hơn

Mình để chữ thải độc trong ngoặc kép vì nên hiểu chính xác là các hoạt động loại bỏ thường xuyên những chất dư thừa, phế phẩm trong quá trình hoạt động hằng ngày của nội tạng.

Có một lý thuyết về “Chiếc lưỡi chính là tấm gương phản chiếu” của các nội tạng bên trong cơ thể người. Ví dụ ở phần đỉnh lưỡi tương ứng với hệ hô hấp trên, đường sống lưới tương ứng với cột sống và hệ thần kinh cột sống, phần giữa lưỡi liên quan đến dạ dày, ruột non…

Theo lý thuyết y học phương Đông, đặc biệt là Ayurveda, việc cạo lưỡi kích thích các nội tạng liên quan khởi động quá trình đào thải các chất dư thừa sau một khoản thời gian bị tích tụ. Thông thường, các bạn hay quan sát thấy những bợn trắng bám trên mặt lưỡi, đặc biệt là buổi sáng mới thức dậy. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy các phế phẩm trong bộ máy cơ thể đang bị tích tụ quanh các nội tạng. Việc cạo lưỡi sẽ giúp ích cho việc đánh thức chức năng tự làm sạch rất “vi diệu” của nội tạng mà không cần đến các phương pháp, dược phẩm phức tạp khác.

2. Quan sát lưỡi khi caọ lưỡi giúp bạn dự đoán trước các bệnh tật có nguy cơ xảy ra.

Như lý thuyết nêu trên, chiếc lưỡi, cụ thể là mặt lưỡi sẽ chỉ thị cho bạn thấy bạn đang có vấn đề ở bộ phận nào trên cơ thể. Nguyên tắc là phòng bệnh trước khi để cho bị bệnh mới chữa, và do đó việc quan sát thấy các dấu hiệu sớm của bệnh giúp việc phòng, chữa được hiệu quả hơn. Ở đây, mình xin đưa ra một số ví dụ thay vì trình bày mọi thứ sẽ rất nhiều và dài dòng (các bạn có thể tra cứu thêm).

Nếu bạn thấy bợn trắng tập trung nhiều ở phần đầu hoặc 1/3 thân lưỡi trên gần đầu lưỡi, bạn có khả năng đang gặp vấn đề về hô hấp. Bợn trắng đại diện cho tắc nghẽn, dịch nhầy, nên có thể bạn đang gặp vấn đề về xoan, phổi ứ nước…Đây có thể là những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang ở trong một môi trường quá ẩm, hoặc quá khô dẫn đến tăng tiết dịch xoan, phổi, hoặc quá ô nhiễm dẫn đến hô hấp trao đổi khí kém.

Cũng vùng lưỡi đó, nếu xuất hiện các đốm đỏ nhạt, hoặc đốm hồng, thì có khả năng đang xuất hiện các viêm nhiễm trong hệ hô hấp.

Nếu đốm đỏ xuất hiện vùng giữa lưỡi, bạn có thể gặp các vấn đề liên quan đến viêm loét dạ dày, hoặc đang có một sự căng thẳng diễn ra và tích tụ lại bên trong bạn, nằm ở hệ tiêu hoá.

Nếu toàn bộ lưỡi bị trắng, hệ tuần hoàn của bạn đang bị “nghẽn”, huyết áp không ổn định, có vấn đề với hệ máu huyết.

Phải phân biệt một số trường hợp phần bợn trắng để lại do thức ăn, thường biến mất sau khi súc miệng, và phần bợn trắng mang tính chỉ thị, thường xuất hiện liên tục, và khó rửa đi nếu chỉ bằng việc súc miệng thông thường. Nếu để ý, những giai đoạn giao mùa, chúng ta dễ bị bợn trắng ở lưỡi, vì lúc này, hệ tuần hoàn và hô hấp đang phải gặp nhiều biến động gây ra do thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, và chúng ta thường hay bị bệnh cảm mạo, xoang v..v.

Nếu bạn kiểm tra lưỡi và thấy lưỡi hồng hào, sạch sẽ thì xin chúc mừng, bạn đang có một cơ thể hoạt động trơn tru, và bạn đang ở trong những ngày khoẻ mạnh.

3. Cạo lưỡi giúp giảm thiểu tình trạng hôi miệng

Một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng là do chất bẩn, đồ ăn thừa, dịch bám lại trên lưỡi. Việc vệ sinh lưỡi giúp làm sạch chúng và giảm tình trạng mùi hôi. Ngoài ra, cạo lưỡi có thể giúp hệ tiêu hoá của bạn được thải độc thường xuyên, hoạt động trơn tru hơn và đó cũng giúp ích cho việc ngăn ngừa mùi hôi từ ống tiêu hoá đi lên.

Những gợi ý giúp việc cạo lưỡi hiệu quả hơn

– Nên cạo lưỡi 1-2 lần/ngày

– Nên dùng dụng cụ cạo lưỡi bằng đồng, vì đồng là kim loại “mặt trời”, mang nhiều tính dương và kháng khuẩn tự nhiên. Dùng dụng cụ cạo lưỡi bằng đồng sẽ giúp mang đến nhiều tính dương kích hoạt nội tạng, và kháng khuẩn cho lưỡi. Để vệ sinh dụng cụ, bạn chỉ cần rửa sạch và lau khô. Lâu lâu đem ngâm chanh là sáng bóng.

– Cạo nhẹ nhàng, cạo từ trong gốc lưỡi cạo ra. Nếu có nôn trớ do chưa quen, thì vẫn cứ nôn và trớ ra. Đó cũng là dấu hiệu cơ thể đang bắt đầu “ói” ra những chướng khí.

– Nhớ cạo cả hai bên cạnh lưỡi.

– Việc cạo lưỡi làm trước hay sau khi đánh răng đều được. Nhớ quan sát lưỡi trước khi cạo để tập đánh giá tình hình sức khoẻ tương đối.

Hy vọng chia sẻ được những điều hay ho mà mình đang làm đã giúp ích được cho chính mình, và sẽ giúp ích được cho các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *