I.Sơ lược
Người Campania/Campani là 1 cổ tộc thuộc nhóm đại tộc Sabellia ngữ tộc Osci sống ở vùng Campania thuộc miền nam bán đảo Italia vào thời cổ đại vốn nổi danh với đội hình kỵ binh Campania được đánh giá là đội kỵ binh đứng đầu bảng của bán đảo Italia bên cạnh các xứ khác ở bán đảo Italia cũng nổi danh về lực lượng kỵ binh là người Apulia và thành bang Taras của người di thực Hy Lạp
Đại tộc Sabellia là 1 trong các tộc nhóm người bản địa cổ của Italia đã tiến vào định cư ở bán đảo Italia vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên để rồi khi sau khi tiến vào định cư ở bán đảo Italia thì đã lần lượt phân hóa thành 2 nhóm ngữ chi khác nhau sống ở khắp vùng Trung và Nam bán đảo Italia là nhóm ngữ chi Umbria của đại tộc Umbria ở cư ngụ ở vùng trung bộ bán đảo Italia gồm các tộc Umbria, Volsci, Aequi, Sabine, Marsi…và nhánh ngữ chi Osci của đại tộc Osci cư trú trên 1 dải nam phần bán đảo Italia gồm các tộc Osci, Samnite, Campania, Lucania…
Từ rất sớm thì các tộc thuộc nhóm Osci đã chia ra cư ngụ khắp nam phần bán đảo Italia với bộ phận núi non trung tâm bán đảo Italia thuộc hệ thống sống núi Apennine lần lượt được các tộc Samnite, Lucania, Bruttia cư trú theo hướng bắc chí nam trong khi vùng đất đồng bằng ven biển thì do 1 bộ phận khác trong nhóm Osci là người Campani chiếm giữ từ rất sớm
Khu vực mà người Campania định cư chính là miền đất duyên hải Campania nằm của vùng Latium Mở Rộng của dân Latin và phía tây của dãy Apennine vốn là nơi cư trú của đám Samnite với Lucania hiếu chiến
Chính vì địa thế được ưu đãi như vậy nên sản vật của Campania rất trù phú và sự giàu có này đã khiến cho xứ Campania được gọi là Campania Felix/Campania Màu Mỡ/Campania Trù Phú
Tuy vậy thì sự trù phú này cũng kéo theo sự thèm muốn từ các hàng xóm tộc người xung quanh để rồi ngay từ thế kỷ thứ 8 TCN thì 1 bộ phận dân Hy Lạp đã di thực từ quê nhà bán đảo Balkan để tới đổ bộ lên các rẻo đất của duyên hải Campania nói riêng và miền nam bán đảo Italia nói chung, đẩy lùi dân bản địa gốc Italia vào nội địa để lần lượt lên 1 số thành bang di thực của mình với 1 vài thành bang như Neapolis (nay là Napoli), Cumae, Poseidonia (Paestum)…trong này tọa lạc trên chính vùng Campania
Bộ phận các thành bang Hy Lạp mới được thành lập trên vùng nam bán đảo Italia lẫn đảo Sicily được biết đến chung dưới tên gọi Đại Hy Lạp Magna Graecia
Ngoài người Hy Lạp từ phía nam bán đảo Balkan kéo sang thì dân Etrusca cũng từ vùng Etruria căn bản đánh nống ra xung với 1 đám tiến lên lập nghiệp ở vùng đồng bằng sông Po ở phía bắc trong khi nhóm còn lại thì nam hạ xuống định cư ở Campania và thành lập các thành bang độc lập mới của mình và các thành bang di thực mới lập ở bên ngoài lãnh thổ Etruria của người Etrusca đều được tổ chức thành các liên minh thành bang lega dei popoli mới độc lập với liên minh 12 thành bang chính quốc Etrusca
Trong đám liên minh các thành bang của người Etrusca ở khu vực Campania thì thành Capua là quan trọng nhất
Bên cạnh đó thì dân Campania bản bộ cũng phải đối phó với cả các bà con bản tộc Italia như người Samnite sống nghề chăn cừu trên các sườn núi trung tâm vốn cũng rất thèm muốn chiếm hữu miền đồng bằng giàu có này
Tình thế vùng Campania bị nhiều tộc người chia năm xẻ bảy kéo dài tới khoảng thế kỷ thứ 5 TCN thì các tộc nói cổ ngữ Osci bắt đầu tiến hành các cuộc chiến đánh bật các dị tộc Hy lạp, Etrusca ra khỏi miền Campania với việc thành Capua của người Etrusca rơi vào tay các tộc Osci như dân Samnite vào khoảng năm 424/423 TCN trong khi tường thành Cumae của người Hy Lạp thì trụ tới năm 421 TCN cũng bị quân Osci đạp đổ và cả thành Paestum cũng chịu chung số phận
Việc trong 1 thời gian phải chia sẻ đất đai với 2 tộc Etrusca và Hy Lạp dù với người Campania là 1 trải nghiệm không mấy vui vẻ song cũng từ bọn Etrusca và Hy Lạp mà người Campania có thể tiếp thu được cách thức tổ chức thành lập thành bang
Tuy là người Campania có thể giành lại 1 số đất đai từ tay 2 dị tộc di thực Hy Lạp và Etrusca song không lâu sau đó thì tới lượt người Samnite có ý đồ xâm lược Campania và cuộc chiến Samnite – Campania đã kéo theo 1 hệ lụy lâu dài đó chính là việc người La Mã chinh phục vùng Campania
Mọi sự đều bắt đầu vào năm 354 TCN khi La Mã ký kết hiệp ước liên minh lấy sông Liri ở nam cương vùng Latium làm biên giới với lãnh thổ Samnite để người La Mã có thể chuyên trị dân Etrusca mà không lo bị người Samnite phá rối trong khi dân Samnite thì có thể yên ổn biên giới phía bắc để nhòm ngó miền Campania
Sau khi ký xong hiệp ước thì dân Samnite đã tiến hành động binh tiến đánh bộ tộc Sidicini cư trú ở bắc bộ vùng Campania
Dân Sidicini do không thể kháng cự được quân Samnite nên đã tới cầu viện thành bang Capua của người Campania và được người Campania phát viện binh ứng cứu
Tuy vậy thì viện binh Campania nhanh chóng bị người Samnite đánh bại trên đất Sidicini để rồi người Samnite thừa thắng vượt biên sang trực tiếp công thẳng vào Campania
Trước việc bị người Samnite đánh thẳng vào lãnh thổ thì người Campania đã tổ chức kháng cự trên chính sân nhà song lại bị người Samnite đánh bại khiến họ phải chạy sang cầu cứu La Mã
Dù vậy thì người La Mã ban đầu bị ràng buộc hiệp ước liên minh với tộc Samnite nên đã từ chối phát binh viện trợ Campania chống lại đồng minh Samnite kể cả việc người Campania có hứa cho La Mã được toàn quyền dùng thóc gạo Campania thoải mái nếu chịu phát binh cứu Campania
Tuy vậy thì người La Mã cuối cùng cũng đã nhận lời chi viện Campania sau khi sứ Campania theo lời căn dặn đem Campania nội thuộc La Mã khiến cho liên minh La Mã – Samnite sau đó bị tan vỡ và 2 bên bột phát chiến sự thành Cuộc chiến Samnite lần thứ 1 (343 TCN – 341 TCN)
Cuộc chiến Samnite lần thứ 1 (343 TCN – 341 TCN) nhanh chóng kết thúc với phần thắng nghiêng về phía La Mã để rồi 2 bên La Mã và Samnite đã tái tục hiệp ước mà theo đó thì La Mã khoán hẳn Sidicini ở bắc bộ Campania cho Samnite trong khi đại bộ Campania với trung tâm là Capua là phần của La Mã
Cùng với việc tái tục hiệp ước La Mã – Samnite thì người Campania đã trở thành đồng minh song của La Mã song trên thực tế thì bị lệ thuộc vào La Mã
Dù vậy thì sang năm 340 TCN khi các thành bang Latin cùng liên hợp thành Liên minh Latin chống lại La Mã với sự hỗ trợ từ các tộc Volsci, Aurunci, Sidicini trong cuộc chiến Latin (340 TCN – 338 TCN) thì dân Campania cũng đã tham gia liên hợp với lực lượng chống La Mã
Người La Mã sau đó đã kéo quân tới nghênh chiến và tại trận chiến gần núi Vesuvius thì sau khi 2 vị chấp chính quan Decius Mus và Manlius Torquatus lĩnh quân La Mã tới nghênh chiến với liên quân Latin – Campania cùng mơ thấy giấc mơ La Mã sẽ thắng trận chỉ khi có 1 chấp chính quan tử trận dẫn đến việc cả 2 chấp chính quan lập riêng giao ước rằng bất kỳ cánh quân của ông nào khai chiến trước thì chỉ huy cánh quân đó phải hi sinh thân mình để ba quân toàn thắng dẫn đến việc ứng nghiệm Decimus Mus thì quân La Mã cuối cùng cũng giành chiến thắng để rồi tới năm 338 TCN thì cuộc chiến Latin kết thúc với chiến thắng chung cuộc thuộc về La Mã
Cùng với chiến thắng chung cuộc ở cuộc chiến Latin (340 TCN – 338 TCN) của người La Mã thì Liên minh các thành bang Latin hoàn toàn bị giải thể với nhiều thành bang Latin bị La Mã thôn tính hoàn toàn trong khi người Campania do bản tính tráo trở của mình chỉ được La Mã cho hưởng quy chế có tiếng không có miếng công dân không có quyền bầu cử civitas sine suffragio
Từ năm 326 TCN cho tới năm 304 TCN, La Mã và Samnite lại dùng binh lực phân định thắng thua trong cuộc chiến tranh Samnite lần thứ 2 a.k.a Đại chiến Samnite với lý do cũng quanh quẩn vì vùng Campania để rồi Samnite với La Mã sau đó tiếp tục đánh nhau quy mô lớn lần thứ 3 trong cuộc chiến Samnite lần thứ 3 từ năm 298 TCN tới năm 290 TCN để rồi người La Mã hoàn toàn giành chiến thắng chung cuộc trước người Samnite
Về phần người Campania thì sau khi bị đánh bại trong cuộc chiến Latin thì người Campania đã ngoan ngoãn làm đồng minh bị lệ thuộc của La Mã trong 1 thời gian dài ngay cả khi 1 đống các tộc ở bán đảo Italia như người Samnite, Lucania, Brutti, Taras, Messapia… đồng loạt đứng lên chống lại La Mã vào lúc vua Pyrrhus của Epiros đem quân đổ bộ lên bán đảo Italia thể theo lời cầu viện từ thành bang Taras người Hy Lạp và khơi mào lên cuộc chiến Pyrrhus (280 TCN -275 TCN)
Dù vậy thì 1 bộ phận người Campania như người thành Capua vẫn nuôi giấu tham vọng thay La Mã trở thành thành bang chóp bu của bán đảo Italia và nhân khi La Mã bị người Carthage do danh tướng Hannibal Barca đánh bại vài trận đầu trong cuộc chiến Punic lần thứ 2 (218 TCN -201 TCN) thì dân Campania thành Capua đã quyết định ngả về phía Hannibal Barca của Carthago trong khi 1 số thành Campania khác như Neapolis vẫn trung thành theo La Mã
Với việc Capua theo Carthago thì năm 215 TCN, Hannibal Barca đã biến Capua thành đại bản doanh trú đông của quân Carthago để rồi tới năm 211 TCN thì người La Mã đã đưa quân tới vây hãm Capua để trị tội phản trắc của dân thành này
Ban đầu thì để phó lại thì Hannibal Barca đã đưa quân tới đánh quân La Mã đang vây thành nhằm định giải vây cho Capua song không thành công để rồi Hannibal Barca đã xoay qua chơi trò “Vây Ngụy cứu Triệu” khi vòng bỏ qua đội quân La Mã đang vây Capua để tới đánh trực diện thành Rome nhằm buộc người La Mã phải rút quân đang vây Capua về thủ thành song kế hoạch 1 lần nữa không thành công khi quân Carthago không đủ tiềm lực dẫn đến việc Hannibal Barca phải lui quân về nam
Capua sau 1 thời gian bị người La Mã vây hãm dù nhiều lần được Carthago nỗ lực cứu viện cuối cùng đã bị thất thủ và chôn vùi theo thành Capua chính là việc người Campania cuối cùng cũng bị mất độc lập vào tay người La Mã
II. Quân sự
Người Campania cũng như dân các tộc khác thuộc khối Osci như người Lucania và Samnite theo sử gia Hy Lạp Diodorus Siculus (khoảng năm 90 TCN – khoảng năm 30 TCN), tác giả của Sử ký toàn thư Bibliotheca Historica được đánh giá là những chiến binh gan lì và thiện chiến cũng như được nhiều quốc gia thời cổ như Syracuse thuê với bộ phận quân thuộc nhóm này nổi tiếng nhất về sau đã nổi dậy phản chủ tự lập được biết đến dưới tên gọi Đội quân Mamertine
Theo ước tính của Livy thì quân số mà người Campania có thể huy động được vào năm 216 TCN giữa lúc cuộc chiến Punic lần thứ 2 (217 TCN-201 TCN) đang diễn ra là 30,000 bộ binh cùng 4000 ngựa chiến và con số này có thể chỉ được dùng để ước tính riêng cho vùng Capua khi mà nó là con số quá thấp so với mức độ nhân lực, vật lực của 1 khu vực vốn xếp hạng mức độ giàu có thịnh vượng chỉ đứng sau mỗi La Mã đương thời
Sẽ rất là thiếu sót khi nói đến quân đội của người Campania mà lại không nói đến lực lượng kỵ binh Campania nổi danh
Dù cũng thuộc nhóm tộc Osci song không như những bà con sơn cước Samnite, Lucania, Brutti là các du binh nổi danh chuyên nghề đánh nhanh rút gọn thông thạo tác chiến địa hình núi non gồ ghề, người Campania nổi tiếng trên khắp bán đảo Italia vào thời cổ với đội kỵ binh Campania Equites Campanici của mình và đội quân này không chỉ chiến đấu cho xứ sở mà đôi lúc cũng được thuê để chiến đấu ở bên ngoài
Do địa hình bằng phẳng, sản vật tươi tốt nên người Campania đã thành lập nhiều trang trại nuôi giống ngựa chiến nhỏ nhưng chắc nịch phục vụ chiến tranh trong khi nhân sự để đóng góp cho đội kỵ binh hạt nhân quân đội vereia này đến từ tầng lớp quý tộc và những người có của vốn là những người duy nhất đủ khả năng để tự trang bị quân trang lẫn chiến mã
Dù không phải là các du binh miền núi như các bà con Samnite, Lucania, Brutti song kỵ binh Campania cũng được trang bị và tác chiến giống các bà con sơn cước của họ khi chỉ với các trang bị gồm lao, kiếm ngắn Hy Lạp kopis, xà cạp, áo giáp bằng đồng thì các kỵ binh Campania chủ yếu dùng chiến thuật tỉa gọn đối thủ bằng cách tràn tới chiến đấu rồi quay đầu dọt và cứ thế lặp lại cho tới khi đối phương đã bị cô lập bào mòn thực lực cách đáng kể thì bấy giờ các kỵ sỹ mới bay vào giáp lá cà
Về phần trang bị thì ngoài 1 số ít trang bị theo kiểu Hy Lạp thì các chiến binh người Campania cũng chia sẻ 1 số đặc điểm chung khác với các thân thích Samnite, Lucania… thuộc nhóm Samnite chính là bộ mũ trụ gắn mào và lông, xà cạp đeo ống chân, đai lưng bằng đồng và cái giáp ngực 3 thùy gồm 3 miếng hộ tâm kính hình tròn xếp hình thang ngược căn cứ theo hình vẽ được người Campania xưa thể hiện trên các chiếc bình gốm do họ làm ra mà người ta đã tìm được
Tuy vậy thì loại giáp ngực 3 miếng hộ tâm đó có lẽ chỉ dành cho bộ binh trong khi giáp của kỵ binh là giáp trụ kiểu Hy Lạp có chạm các đường nét cơ bắp
Trong các trang bị trên thì khiên của các chiến binh Campania dựa theo các hình thể hiện trên các bình gốm Campania xưa khá là đa dạng với muôn hình vạn trạng gồm kiểu khiên có đỉnh và đáy khiên cong ngược lên hoặc kiểu khiên có hình dạng giống hình thoi được thể hiện trên 1 bình gốm của người Campania trưng bày tại viện bảo tàng Louvres
Ngoài ra thì trên 1 số bình gốm của người Campania thì kỵ binh Campnia còn được thể hiện đang mang cả khiên to bản scutum
Về phần vũ khí thì ngoài các vũ khí thông dụng thường thấy gồm kiếm, lao thì trên các bình gốm Campania còn thể hiện cả hình ảnh các chiến binh trang bị cả vũ khí rìu chiến 1 lưỡi có đầu rìu nhọn
Việc sử dụng rìu trong chiến đấu của các chiến binh người Itlia bản địa miền nam như Campania còn được đề cập đến bởi nhà thơ kiêm hùng biện gia, chấp chính quan La Mã Tiberius Catius Asconius Silius Italicus hay ngắn gọn là Silius Italicus (26-101) trong tác phẩm sử thi Punic dài 12,000 câu về cuộc chiến Punic lần thứ 2 với câu thơ “Vũ khí của người đàn ông là cây lao nhẹ và cái rìu” nằm ở dòng 547 thuộc quyển 8 bộ Sử thi Punic
Rìu được các chiến binh người Italia bản tộc sử dụng trong chiến đấu vì tính năng tiện lợi của nó khi mà 1 số hình trên các hiện vật bình gốm Campania thể hiện cảnh tượng binh sỹ Campania 1 tay cầm giữ khiên và rìu chiến trong khi tay khi vịn thang trèo lên công chiếm tường thành